Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Nguyễn Thùy Anh – Cựu sinh viên Khoa Lịch sử: Ước mơ xây dựng thương hiệu cho ẩm thực dân tộc
Nguyễn Thùy Anh, K46 chuyên ngành Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN - từ một sự chọn lựa đầy chủ động với chuyên ngành Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Thùy Anh đã cho thấy khả năng vận dụng tri thức văn hóa được lĩnh hội trên ghế nhà trường để áp dụng vào công việc và đạt được thành công.

Hiện tại, Thùy Anh là Founder Kiến Restaurant, Founder PATETA, Founder & CEO Mầm Distillery, Founder & CEO Vỏ Cây Vàng Co.Ltd với ước mơ gây dựng nên thương hiệu riêng cho các sản phẩm ẩm thực dân tộc. Thùy Anh chia sẻ, với việc chọn học những vấn đề về văn hóa, chưa bao giờ chị đặt ra câu hỏi học xong để làm gì. Vì văn hóa tích hợp trong mình cả sự rộng dài lịch sử và sự đa dạng của địa lý nên học về văn hoá sẽ tạo ra chiều sâu khác biệt trong tư duy của cá nhân, dù bạn có làm việc ở bất kỳ ngành nghề nào.

Tri thức văn hóa là nền tảng

Vào cuối năm thứ 3 đại học, khi phải chọn chuyên ngành, Thùy Anh định hướng trở thành một nhà nghiên cứu, thậm chí còn lên kế hoạch cụ thể về việc du học ở bậc sau đại học. Là một người thích khám phá và tìm hiểu những vấn đề liên quan tới văn hóa và nghệ thuật, chuyên ngành Lịch sử Văn hóa Việt Nam của Khoa Lịch sử là đích đến mà chị nhắm tới.

“Tôi rất ngưỡng mộ thầy Trần Quốc Vượng - một trong Tứ trụ của Sử học Việt Nam đương đại, đặc biệt là những gợi mở nghiên cứu của Thầy trong cuốn Việt Nam: Cái nhìn địa văn hóa. Điều đó khiến tôi quyết định ghi danh vào chuyên ngành Lịch sử Văn hóa Việt Nam”- Thùy Anh chia sẻ.

Khóa học của Thùy Anh (K46) là khóa học cuối cùng được cố GS.NGƯT Trần Quốc Vượng trực tiếp giảng dạy và đem đến những trải nghiệm “thức tỉnh” cho cá nhân chị. Sinh viên được phản biện, đặt câu hỏi, được nghi hoặc, được thoải mái tranh luận với thầy giáo thay vì chỉ thụ động nghe giảng. Trong cảm nhận của chị, những giảng viên của ngành học thật đặc biệt. Họ “mê hoặc” sinh viên bởi chất phóng khoáng của người nghiên cứu thực địa, sự rắn rỏi, đanh thép của người phản biện tin vào hiện vật và di tích lịch sử hơn là dữ liệu lịch sử, nhưng cũng bao hàm sự linh hoạt, mềm mại với kỹ năng khảo cứu văn hóa dân gian. Đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu tri thức về Văn hóa học đã giúp Thùy Anh nhận ra vẻ đẹp và sức mạnh của văn hóa trong đời sống xã hội và cộng đồng. Theo cố Giáo sư Trần Quốc Vượng, người đưa ra cách tiếp cận hệ thống và liên ngành về văn hóa, thì khi nghiên cứu một cộng đồng hay các sự kiện văn hóa, dù lớn hay nhỏ đều đòi hỏi nhà nghiên cứu phải sử dụng toàn bộ tri thức về địa lý học, sử học, khảo cổ học, tộc người học, ngữ âm lịch sử, dân gian học… Văn hóa không phải khái niệm quá rộng lớn và mơ hồ như mọi người hình dung, mà nó là những điều thật gần gũi với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng Giỏi, thay vì lựa chọn theo nghiệp nghiên cứu như dự định ban đầu, Thùy Anh đã có bước ngoặt khi chọn dấn thân vào nghề báo vì yêu thích không khí tự do và năng động, đậm chất thông tin và tinh thần phản biện xã hội của ngành nghề cực “hot” mà cũng nhiều thách thức này. Rất bản lĩnh và cá tính, Thùy Anh đã tự rèn luyện mình để trở thành phóng viên chính thức mảng Văn hóa, làm việc cho những cơ quan báo chí lớn như Báo tuần của TTXVN, Thể thao & Văn hóa, Vietnamnet, Thời báo Kinh tế & Xã hội; cộng tác với Tuổi trẻ cuối tuần, Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và một số tạp chí khác.

Là dân “tay ngang” nên chị không tránh được những lúng túng ban đầu về kỹ năng làm báo cơ bản như viết tin, săn tin… Nhưng sau khi đã thành thục thì chính những kiến thức tưởng như không liên quan từ hồi đại học lại giúp chị có được những kỹ năng đặc biệt hơn hẳn so với những sinh viên ngành khác làm báo. Vốn tri thức dày về văn hóa cũng giúp các bài viết của Thùy Anh có chiều sâu và góc nhìn đa diện.

Thùy Anh chia sẻ, điểm mạnh của chị là kỹ năng phỏng vấn hay kinh nghiệm tác chiến. Đó là khi tiếp cận những người nổi tiếng showbiz, hoặc đi phỏng vấn những nhà văn lớn như ông Vua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái, Y Ban, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, hay các họa sĩ lớn và họa sĩ trẻ đương đại, chị đã có câu chuyện để tiếp cận họ dễ dàng hơn, đó là câu chuyện về văn hóa. Chính nơi cội nguồn văn hóa quê hương của mỗi người đã tạo nên chất riêng và sự thành công của họ, như chất liệu âm nhạc dân gian Bắc Bộ của nhạc sĩ Lê Minh Sơn, hay những ẩn ức chất chứa đô thị như nhà văn Nguyễn Việt Hà (với các tác phẩm Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, Ba ngôi của Người, Giai phố cổ).

Biết mạch dẫn dắt câu chuyện sẽ có mạch phỏng vấn. Buổi phỏng vấn sẽ không đơn thuần là công việc hỏi - đáp, mà là sự chia sẻ nhiều cảm xúc về văn hóa, quê hương, quan niệm sống. Nhân vật sẽ cởi mở hơn, trò chuyện sâu sắc hơn khi cảm thấy có sự đồng cảm với phóng viên dựa trên trải nghiệm và hiểu biết về văn hóa. Thùy Anh là một trong số ít phóng viên có thể hẹn nhân vật được 3-4 buổi, mỗi buổi nhiều tiếng đồng hồ trò chuyện chỉ cho một bài báo. Thùy Anh có những thành công đầu tiên trong nghề báo như loạt phỏng vấn gây tiếng vang với cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, dài 9 kỳ liên tục trên trang Vietimes - VietnamNet.

Dấu ấn của kiến thức chuyên ngành về văn hóa trong nghề báo của Thùy Anh còn thể hiện ở kỹ năng phân tích bằng phương pháp liên ngành. Một bài viết thể loại bình luận không chỉ đòi hỏi sự tích lũy kiến thức, chiều sâu tư duy, mối quan hệ với các chuyên gia trong ngành mà còn yêu cầu người phóng viên phải có khả năng nhìn câu chuyện một cách độc lập theo bối cảnh văn hóa - xã hội - lịch sử. Thùy Anh đã vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành và tư duy phản biện được học ở trường đại học để tạo dấu ấn riêng cho những tác phẩm báo chí của mình.

Từ đam mê với món ăn dân tộc

Năm 2009, Thùy Anh lại một lần nữa thách thức năng lực của bản thân khi quyết định thôi nghề báo và bắt tay vào xây dựng chuỗi nhà hàng ẩm thực dân tộc Tây Bắc tại Hà Nội. Một quyết định khá lạ lẫm, thậm chí liều mạng trong con mắt của nhiều người. Làm báo mảng văn hóa đã cho chị cơ hội được đi và tiếp xúc với văn hóa đa dạng của những vùng đất xa xôi. Trong đó, ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La khiến Thùy Anh ấn tượng bởi sự tinh tế trong nguyên liệu và sự lựa chọn phương thức chế biến. Là dân làm văn hóa, Thùy Anh ngay lập tức say mê những câu chuyện văn hóa và những triết lý sống của người Thái qua từng món ăn. Thùy Anh có thể nói cả ngày không hết những cái hay, cái đẹp của món ăn Thái. Rằng người Thái sử dụng nguyên liệu thịt rất cơ bản (gà, trâu, bò, lợn, cá), nhưng gia vị cực phong phú và cầu kỳ. Các món nướng với gia vị là mắc khén hoặc hạt dổi, chấm cùng chẳm chéo, kết hợp với xôi ngũ sắc, rau tập tàng (các loại rau dại hái trong vườn) bày trên mâm tròn là bữa ăn tuyệt vời nhất mà mình từng được thưởng thức. “Một chất liệu văn hóa ẩm thực độc đáo mang đầy đủ ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp cùng vẻ đẹp từ con người Tây Bắc, tôi muốn đem điều lấp lánh đó về Hà Nội. Làm sao để mọi người có thể tiếp cận với một triết lý ẩm thực mới mẻ, độc đáo mà vẫn hào hứng khám phá?”.

Nhà hàng Quán Kiến ra đời và là một trong những nhà hàng tiên phong mang đến cho thực khách các món ăn dân tộc vùng Tây Bắc, độc đáo từ hương vị món ăn cho đến cách thức trải nghiệm. Với mục tiêu đặt trải nghiệm của thực khách lên hàng đầu, Thùy Anh đưa những món ăn đặc sản chưa từng có của người dân tộc đến Hà Nội, với những Nộm da trâu, Pa pỉnh tộp (cá chép nướng gập), xôi trứng Kiến, bánh trứng Kiến… được điều chỉnh phù hợp hơn với khẩu vị người Thủ đô. Thực khách ban đầu lạ lẫm nhưng rồi nhanh chóng “nghiện” hương vị ngon, lạ, không cầu kỳ nhưng lại tinh tế trong các món ăn của người miền núi, sau đó dẫn thêm bạn thân, đồng nghiệp, bạn phương xa, bạn ngoại quốc tới ủng hộ các món ăn của quán. Nhà hàng Quán Kiến của cô chủ Thùy Anh được lên rất nhiều chương trình ẩm thực như S VietNam, VTC14, Truyền hình Hà Nội, Tạp chí Travellive... Nhiều đầu bếp nổi tiếng trong chương trình Master chef VietNam như Chef Luke Nguyễn, Chef Tuấn Hải… cũng qua Quán Kiến tại 143 Nghi Tàm để thưởng thức Nộm da trâu, Trứng kiến xúc bánh đa và rượu thủ công của nhà hàng.

Thành công bước đầu, Thùy Anh tiếp tục mở thêm mô hình Nhà hàng Quán Kiến thứ 2 tại phố Tuệ Tĩnh và mô hình bánh mì - bar Pateta tại ngã tư quốc tế Đào Duy Từ - Hàng Buồm - Mã Mây phục vụ khách nước ngoài. Mọi chiến lược kinh doanh đều tập trung vào trải nghiệm đa dạng, ngon và thú vị về văn hóa ẩm thực của người Việt.

Đến “Khám phá Việt Nam qua ngụm rượu tròn”

Những năm đầu, chuỗi nhà hàng ẩm thực dân tộc của Thùy Anh đã có nhiều dòng rượu thủ công đóng chai cho thực khách tại quán. Chị quan sát được hành vi và nghiên cứu nhiều về sở thích và thẩm mĩ ẩm thực của khách hàng. Những nhóm khách trẻ, phụ nữ, khách từ miền Nam và đặc biệt khách nước ngoài sinh sống tại Hà Nội rất yêu thích sản phẩm rượu thủ công của nhà hàng.

“Xây dựng chuỗi nhà hàng là bước đầu của ước muốn xây dựng văn hóa ẩm thực Việt. Nhưng nếu đi theo cách này thì độ phủ còn rất hạn hẹp do giới hạn khách hàng, giới hạn không gian địa lý... Tôi muốn câu chuyện ẩm thực Việt đi xa hơn - bằng một trải nghiệm đóng gói”. Nói về ẩm thực Việt, chúng ta đã có những nghiên cứu và thành công về thực, còn mảng ẩm thì sao?” - Thùy Anh đặt ra câu hỏi để tìm tòi thêm hướng đi mới.

Mặc dù ở Việt Nam, “vô tửu bất thành lễ”, nhưng văn hóa uống rượu được “gắn mác” trong nhân vật Chí Phèo của Nhà văn Nam Cao. Điều này mặc định cho văn hóa uống rược là xấu, là say sưa, là hại sức khỏe. Mọi người quên nét đẹp của rượu trong thơ Nguyễn Trãi “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén”. Chưa kể, rượu gắn liền với sinh hoạt cộng đồng, nghi lễ, hội hè, đình đám. Người Việt có truyền thống uống rượu từ lâu. Mỗi tộc người lại có cách chưng cất và cách uống rượu khác nhau, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống và gắn với tập tục sinh hoạt cộng đồng, với những tâm tư tình cảm của con người.

Với suy nghĩ trên, năm 2019, Thùy Anh ra mắt Mầm Distillery. Triết lý của công ty đặt trọn trong slogan “Khám phá Việt Nam qua ngụm rượu tròn”. Hiện Mầm Distillery có 10 dòng rượu với 10 vùng nguyên liệu khác nhau, trải từ Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung, cao nguyên Đà Lạt tới vựa trái cây miền Nam. Trong đó, khu vực miền núi phía Bắc tập trung nhiều sản phẩm chiến lược: mận máu Hà Giang, xí muội Sapa, mơ má đào Mộc Châu, táo mèo Yên Bái... Về phía Nam, dòng quả được Công ty phát triển mạnh là chanh giấy miền Tây - loại chanh cổ bản địa có nguy cơ bị thay thế bởi dòng chanh không hạt. Thùy Anh lựa chọn loại quả ngon nhất ở từng địa phương, đem tinh túy quả gói lại trong việc thưởng thức một ngụm rượu. Rượu được sản xuất trong dây chuyền khép kín, men lá và đầy đủ chứng nhận ISO và hướng đến tiếp cận với thị trường khó tính nhất.

Với sứ mệnh “Men sắc Việt Nam”, Mầm Distillery đang từng bước chinh phục khách hàng với dòng rượu chất lượng cao và đưa tới sự trải nghiệm đa dạng về vùng quả và cách thưởng thức: nhóm rượu kết hợp với món ăn và nhóm rượu kết hợp với pha chế trong quầy bar. Trong thời gian ngắn, Công ty đã có trên 50 đại lý lớn nhỏ khắp cả nước. Trong thời điểm đại dịch Covid-19 khó khăn, Mầm Distillery vẫn được nhiều đối tác lớn lựa chọn làm quà tặng chất lượng cao, cũng như nhiều đối tác nhà hàng lớn, siêu thị nhập khẩu yêu thích.

“Tôi không nghĩ mình là người thành công nhưng tôi biết mình có khát khao tạo nên những sản phẩm ẩm thực hiện hữu, cụ thể, chất lượng mang đậm bản sắc Việt - một sản phẩm xứng tầm được người Việt thưởng thức, tự hào”, Thùy Anh chia sẻ. Tất cả đều bắt nguồn từ tình yêu của chị đối với văn hóa dân tộc, từ chính những tri thức văn hóa mà thầy cô đã truyền thụ qua từng bài giảng.

Thông tin thêm về Khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

Từ năm 2020, Khoa Lịch sử đã tuyển sinh ngành Văn hóa học với mã ngành độc lập, đào tạo chuyên sâu cả lý thuyết và ứng dụng, chắp cánh cho những sinh viên đam mê các sắc màu văn hóa.

Khoa đã xây dựng khung chương trình đào tạo tiệm cận với chuẩn mực quốc tế và phù hợp với nhu cầu của các cơ quan tuyển dụng ở Việt Nam. So với nhiều đơn vị khác cùng đào tạo ngành văn hóa, chương trình đào tạo ở Trường ĐHKHXH&NV kế thừa những thế mạnh kết hợp nghiên cứu chuyên sâu với thực hành. Nhờ có mối quan hệ hợp tác rộng rãi của trường, sinh viên sẽ không bị “bó cứng” trên giảng đường mà được học tập “mở”, liên kết với nhiều đơn vị, đi đến thực hành ở những di tích lịch sử văn hóa (Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, khu di tích Cổ Loa…), các làng Việt truyền thống (Đường Lâm, Bát Tràng…), hệ thống các bảo tàng từ trung ương đến địa phương hoặc công ty văn hóa, du lịch, các tổ chức quốc tế làm về văn hóa.

Sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, nhằm tạo cơ hội cho các em có khả năng trao đổi, tìm hiểu về ngành học này ở nước ngoài trong tương lai. 90% đội ngũ giảng viên có trình độ sau đại học trong Khoa được đào tạo ở nhiều quốc gia, đã có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học danh tiếng, thường xuyên mời được những nhà nghiên cứu hàng đầu về thỉnh giảng hoặc hợp tác nghiên cứu. Các mối quan hệ quốc tế này sẽ giúp sinh viên có được cơ hội làm quen với môi trường học thuật theo chuẩn quốc tế.

Trường Đại học KHXH&NV là một trường đa ngành nên sinh viên ngành Văn hóa học có thể đồng thời lấy thêm bằng kép các ngành trong trường như Báo chí, Du lịch, Ngôn ngữ, Quốc tế học, Đông phương học… hoặc với các ngành ngoài trường thuộc ĐHQGHN như trường ĐH Kinh tế, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Giáo dục hay khoa Luật.

Trong chiến lược xây dựng CTĐT toàn diện, liên tục về Văn hóa học, USSH đã triển khai cả chương trình Thạc sĩ Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Thạc sĩ Quản lý văn hóa, hướng tới xây dựng hệ thống CTĐT liên tục từ Cử nhân đến Thạc sĩ và Tiến sĩ cùng ngành trong thời gian tới.

 

 

 Thanh Hà
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   |