Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Viện Trần Nhân Tông – 5 năm hình thành và phát triển (01/09/2016-01/09/2021)
Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN thành lập và đi vào hoạt động, cố gắng qua các công trình nghiên cứu chuyên sâu làm sáng tỏ triết học và tinh thần nhân văn của Phật giáo, di sản tinh thần của Trần Nhân Tông, thời đại ông, văn hóa đời Trần, Trúc Lâm và văn hóa truyền thống Việt Nam. Thông qua hoạt động đào tạo, chủ yếu ở bậc Tiến sĩ, Viện sẽ phấn đấu đào tạo những người tu hành tài năng làm hạt nhân phát triển việc nghiên cứu Phật giáo từ góc độ học thuật, văn hóa và mang tính nhân văn. Viện sẽ tích cực hoạt động xã hội kết nối yêu thương, giao lưu văn hóa, học thuật trong và ngoài nước để củng cố đoàn kết dân tộc, tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân các nước.

1. Thành lập Viện Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông là một ông vua, là nhà tu hành mẫu mực của một thời đại Phật giáo và chính trị mẫu mực thế kỷ XIII. Đây là thời kỳ tinh thần dân tộc thăng hoa, văn hóa, tư tưởng và trí tuệ đạt tới tầm cao khó lặp lại trong suốt thời kỳ trung đại. Ông là hiện thân của tinh thần Phật giáo giải thoát trí tuệ mạnh mẽ, là anh hùng cứu vong dân tộc, là nhà chính trị có tầm nhìn xa rộng, đã thực thi tư tưởng cai trị khoan giản an lạc, cai trị hướng tới sự hòa hợp bình yên và nhân đạo. Ông còn là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm mang dấu ấn Việt sâu sắc, người nghệ sĩ với những bài thơ bất hủ và là nhà nhân văn chủ nghĩa có sức cảm hóa hàng triệu triệu con người.

Viện Trần Nhân Tông là một đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thành lập theo Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính Phủ. Theo “Quy định về tổ chức và hoạt động của Viện Trần Nhân Tông” được phê duyệt tại Quyết định số 634/QĐ-ĐHQGHN ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Giám đốc ĐHQGHN, Viện Trần Nhân Tông là một đơn vị nghiên cứu khoa học, đồng thời là cơ sở giáo dục đại học thành viên thuộc ĐHQGHN, được tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Viện Trần Nhân Tông có chức năng, nhiệm vụ chính là “Nghiên cứu các di sản, giá trị văn hóa và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, giá trị văn hóa, tư tưởng thời nhà Trần và các vấn đề liên quan; tư vấn chính sách về phát triển, bảo tồn và phát huy di sản, giá trị văn hóa Trần Nhân Tông và văn hóa truyền thống của dân tộc; thực hiện hoạt động đào tạo về các chuyên ngành có liên quan…”.

Theo Quyết định số 634/QĐ-ĐHQGHN, Viện có tên tiếng Việt là Viện Trần Nhân Tông, tên tiếng Anh là VNU - Tran Nhan Tong Institute, tên viết tắt là VNU - TNTI. Viện có trụ sở chính đặt tại tầng 8, tòa nhà C1T - số 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

2. Sứ mệnh của Viện Trần Nhân Tông

- Nghiên cứu các di sản, giá trị văn hóa và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, giá trị văn hóa, tư tưởng thời nhà Trần và các vấn đề liên quan.

- Tư vấn chính sách về phát triển, bảo tồn và phát huy di sản, giá trị văn hóa Trần Nhân Tông và văn hóa truyền thống của dân tộc.

- Thực hiện hoạt động đào tạo về các chuyên ngành có liên quan theo quy định hiện hành.

3. Thông điệp của Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông

Viện Trần Nhân Tông thành lập và đi vào hoạt động, cố gắng qua các công trình nghiên cứu chuyên sâu làm sáng tỏ triết học và tinh thần nhân văn của Phật giáo, di sản tinh thần của Trần Nhân Tông, thời đại ông, văn hóa đời Trần, Trúc Lâm và văn hóa truyền thống Việt Nam. Thông qua hoạt động đào tạo, chủ yếu ở bậc Tiến sĩ, Viện sẽ phấn đấu đào tạo những người tu hành tài năng làm hạt nhân phát triển việc nghiên cứu Phật giáo từ góc độ học thuật, văn hóa và mang tính nhân văn. Viện sẽ tích cực hoạt động xã hội kết nối yêu thương, giao lưu văn hóa, học thuật trong và ngoài nước để củng cố đoàn kết dân tộc, tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân các nước.

4. Cơ cấu tổ chức của Viện Trần Nhân Tông

Trong quá trình xây dựng và phát triển, đến nay Viện đã hoàn thiện được cơ cấu tổ chức bao gồm:

1. Viện trưởng và Phó Viện trưởng;

2. Hội đồng Khoa học và Đào tạo;

3. Phòng Hành chính - Tổng hợp;

4. Phòng Đào tạo;

5. Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học và Hợp tác phát triển;

6. Phòng Truyền thông và Hoạt động xã hội;

7. Phòng Kinh điển và Triết học Phật giáo;

8. Phòng Lịch sử và Văn hóa Phật giáo;

9. Phòng Phật giáo và các vấn đề đương đại;

10. Dự án “Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông”

Trong kế hoạch phát triển sắp tới, Viện sẽ tiếp tục thành lập các trung tâm nghiên cứu; Tạp chí; các Phân viện, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Viện cũng đang tiến hành mở rộng, xây dựng các cơ sở tại Hòa Lạc, Đông Triều, tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo.

Viện Trần Nhân Tông có đội ngũ cán bộ chuyên môn bao gồm: 01 Giáo sư Tiến sĩ; 02 Phó giáo sư Tiến sĩ; 09 Tiến sĩ. Bên cạnh đó, Viện cũng có đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm, cộng tác viên là các nhà khoa học có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy về Phật học và các lĩnh vực khoa học có liên quan. Viện cũng có đội ngũ cán bộ hành chính dày dặn kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lý các chương trình đào tạo và các hoạt động nghiên cứu khoa học.

5. Những thành tựu đã đạt được của Viện Trần Nhân Tông

5.1. Đào tạo

5.1.1. Đào tạo sau đại học

- Chương trình đào tạo

Viện Trần Nhân Tông là đơn vị tiên phong ở Việt Nam trong việc xây dựng chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ về Phật học. Đây là chương trình đào tạo chất lượng cao, trình độ cao và là chương trình đổi mới cả về nội dung và phương thức đào tạo.

Về nội dung, đây là chương trình đào tạo Tiến sĩ Phật học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam. Chương trình vừa tham khảo rộng rãi nhiều chương trình đào tạo Tiến sĩ Phật học trên thế giới nhằm tăng cường tính chất và trình độ quốc tế của chương trình, vừa khai thác một cách sâu sắc, có trọng tâm, trọng điểm những thành tựu trí tuệ - văn hóa, những thành tựu nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam, với trục nội dung cốt lõi và xuyên suốt là hệ thống tư tưởng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam nhằm đảm bảo cho chương trình có tính chất dân tộc đặc sắc, đáp ứng thiết thực nhu cầu xã hội.

Đại diện nhóm nhà khoa học soạn thảo bộ Quốc chí, Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi gặp mặt

Về phương thức tổ chức đào tạo, chương trình đào tạo Tiến sĩ Phật học tại Viện Trần Nhân Tông được tổ chức theo phương thức đào tạo mới, với những điểm nổi bật sau đây:

Một là, đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình đào tạo không chỉ có các nhà khoa học trong nước mà còn có cả các nhà khoa học quốc tế, trong đó không chỉ có các nhà khoa học thế tục mà còn có cả các nhà khoa học xuất gia do xuất phát từ đặc thù của lĩnh vực chuyên môn Phật học. Vì Phật giáo với tư cách đối tượng chuyên môn của Phật học là một hệ thống tri thức, văn hóa đồ sộ, có lịch sử lâu đời, có nhiều giá trị tinh túy về trí tuệ chứa đựng trong đó đòi hỏi quá trình trải nghiệm và chứng ngộ cá nhân với những phương thức rất đặc thù không thể nhận diện đúng từ bên ngoài. Chính vì thế, ngoài sự tham gia của các nhà khoa học thế tục thì sự tham gia của các nhà khoa học xuất gia là một điểm đặc thù không thể thiếu, nhất là trong chương trình đào tạo chất lượng cao, trình độ cao về Phật học.

Hai là, về phương thức học tập. Để lĩnh hội được những giá trị trí tuệ, văn hóa quảng bác, thâm viễn của Phật giáo - như chỉ dẫn của chính Phật giáo là “Trí vô sư” - người học không thể chỉ tiếp thu tri thức sách vở trên giảng đường, mà cần nắm vững những “phương tiện” và văn hóa đặc thù của Phật giáo, vì vậy chương trình nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trải nghiệm thực tế trong và ngoài nước. Đây là một nét độc đáo, đặc sắc trong chương trình đào tạo Tiến sĩ Phật học của Viện Trần Nhân Tông.

Viện Trần Nhân Tông hiện nay cũng đã và đang triển khai xây dựng kho tư liệu kỹ thuật số song song với việc xây dựng một trung tâm tư liệu Phật học với quy mô hàng đầu cả nước tại cơ sở của Viện trên núi Hòa Quang trong khuôn viên ĐHQGHN ở Hòa Lạc. Nghiên cứu sinh của Viện sẽ không chỉ được tiếp cận, khai thác nguồn tư liệu lớn, cập nhật, mà còn được tiến hành hoạt động tự học trong không gian tự học hiện đại, thân thiện nhất.  Ngoài ra, nghiên cứu sinh của Viện còn được tham gia các Chương trình, Đề tài nghiên cứu khoa học của Viện; được hỗ trợ công bố, xuất bản trong nước và quốc tế. Có thể nói, học tập thông qua quá trình nghiên cứu khoa học cũng là một điểm đặc sắc của Chương trình đào tạo Tiến sĩ  Phật học của Viện Trần Nhân Tông.

- Tuyển sinh

Chương trình Tiến sĩ Phật học tiến hành xét tuyển nghiên cứu sinh định kỳ hàng năm theo quy định của ĐHQGHN. Nguồn tuyển sinh từ các tăng ni, các cá nhân có nhu cầu trong và ngoài nước; các cán bộ đang công tác tại các cơ quan, tổ chức liên quan đến tôn giáo, v.v., đáp ứng được yêu cầu tuyển sinh của ĐHQGHN.

Cho đến nay, Viện đã tiến hành tuyển sinh được 4 khóa đào tạo với tổng số 14 nghiên cứu sinh.

5.1.2. Bồi dưỡng kiến thức, đào tạo ngắn hạn và hoạt động trải nghiệm

Thực hiện sứ mệnh tổ chức hoạt động đào tạo về các chuyên ngành có liên quan theo quy định hiện hành nhằm phát huy giá trị văn hóa và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, giá trị văn hóa, tư tưởng thời nhà Trần và văn hóa truyền thống dân tộc, cùng với việc xây dựng và tổ chức đào tạo chương trình Tiến sĩ Phật học, Viện Trần Nhân cũng đã tập hợp đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa học để xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình bồi dưỡng kiến thức, đào tạo ngắn hạn và hoạt động trải nghiệm như:

1. Chương trình “Bồi dưỡng kiến thức Phật học”;

2. Chương trình đào tạo “Hán Nôm Phật học”;

3. Chương trình đào tạo “Tiếng Phạn Phật học”;

4. Chương trình đào tạo “Tiếng Pali Phật học”;

5. Chương trình đào tạo “Tiếng Anh Phật học”.

6. Chương trình “Trải nghiệm hành trạng các Tổ sư Thiền tông Phật giáo Việt Nam và truyền thống văn hóa Việt”

7. Chương trình đào tạo ngắn hạn “Công tác xã hội Phật giáo”;

8. Chương trình đào tạo ngắn hạn “Quản trị tự viện Phật giáo ở Việt Nam".

9. Chương trình đào tạo ngắn hạn "Dịch học ứng dụng"

Đây là những chương trình mang nét đặc sắc riêng có của Viện Trần Nhân Tông, giúp người học có thể tìm hiểu, nâng cao kiến thức về Phật học thông qua các khóa học bồi dưỡng, trải nghiệm; trang bị những phương tiện cần thiết về ngôn ngữ giúp người học có thể đọc hiểu các văn bản của Phật giáo; cung cấp các kỹ năng về quản trị, quản lý các tự viện Phật giáo và thực hành công tác xã hội Phật giáo. Các chương trình này đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của xã hội.

5.2. Nghiên cứu Khoa học

- Về thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: Kể từ khi thành lập, Viện Trần Nhân Tông đã triển khai và hoàn thành các nhiệm vụ KH&CN lớn bao gồm: Năm 2018, Viện hoàn thành xây dựng thuyết minh và đã được phê duyệt nhiệm vụ triển khai Dự án KH&CN do Thủ tướng Chính phủ giao “Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông”, hiện nay Dự án đang được thực hiện theo đúng kế hoạch và tiến độ đề ra, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Đối với nhiệm vụ KH&CN các cấp khác, Viện đã thực hiện và hoàn thành 04 đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN và 09 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở; đang trong quá trình triển khai 03 đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN và 06 đề tài cấp cơ sở, dự kiến hoàn thành và nghiệm thu trong năm 2022.

Viện luôn tích cực thực hiện hợp tác với các bộ/ngành, doanh nghiệp, địa phương, hướng đến mục tiêu chuyển giao sản phẩm KH&CN. Kết quả nổi bật là năm 2020, Viện đã tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn “Địa chí Bỉm Sơn” và chuyển giao cho Thị ủy - HĐND - UBND Thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa). Hiện nay, thuyết minh biên soạn “Địa chí thị xã Đông Triều, Quảng Ninh” do Viện thực hiện đã được phê duyệt và đang bắt đầu triển khai thực hiện.

- Về tổ chức Hội thảo và tọa đàm khoa học: Viện đã tổ chức thành công 05 hội thảo lớn bao gồm: 01 hội thảo quốc gia với chủ đề “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm” diễn ra vào ngày 27 tháng 11 năm 2016 tại Hà Nội; 03 hội thảo quốc tế: “Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại” tổ chức tại Ninh Bình, năm 2017, “Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm - Đặc sắc tư tưởng, văn hóa” (phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Ninh) tổ chức tại Quảng Ninh, năm 2018, “Hoạt động trợ giúp xã hội của Phật giáo đương đại” tổ chức tại Hà Nội, năm 2019; 01 hội thảo trong nước với chủ đề “Thiền sư Pháp Loa: Sự nghiệp tu hành, Thiền học và dấu ấn lịch sử - kỷ niệm 690 năm Đệ nhị tổ Pháp Loa viên tịch” (phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh và thị xã Đông Triều) tổ chức tại Đông Triều, Quảng Ninh tháng 11 năm 2020, tiếp nối chuỗi các hoạt động kỷ niệm và gia tăng các nghiên cứu thảo luận về các tổ của Phật giáo Trúc Lâm theo trách nhiệm và định hướng hoạt động lâu dài của Viện.

Ngoài ra, Viện cũng đã tổ chức thành công nhiều tọa đàm và thuyết trình khoa học do những học giả có uy tín, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn chủ trì như: Tọa đàm về “Sự hình thành và phát triển tín ngưỡng nguyên thủy của đạo Phật – Từ góc độ nghiên cứu lịch sử mỹ thuật”; Tọa đàm về “Kinh nghiệm công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn”; Thuyết trình khoa học về “So sánh lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và học thuyết siêu nghiệm của Kant”. Những hội thảo và tọa đàm này đều đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học có uy tín trong nước và quốc tế, tạo nên tiếng vang lớn và khẳng định được vị thế học thuật của Viện Trần Nhân Tông.

- Về xuất bản, công bố: Trong 5 năm kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, Viện luôn chú trọng đẩy mạnh hoạt động xuất bản, công bố. Viện đã chủ trì xuất bản 02 Kỷ yếu Hội thảo khoa học, 04 sách chuyên khảo (trong đó có 01 cuốn xuất bản bằng tiếng Anh, 01 cuốn đồng chủ trì xuất bản tại CHLB Đức), tham gia biên soạn 10 sách chuyên khảo xuất bản trong nước. Cán bộ và nghiên cứu sinh của Viện đã công bố được gần 30 bài báo khoa học trong nước, 07 bài báo quốc tế (trong đó có 02 bài thuộc hệ thống Scopus), 04 chương sách xuất bản tại nước ngoài.

 

5.3. Hợp tác phát triển

- Quan hệ đối ngoại: Viện Trần Nhân Tông đã thiết lập quan hệ được với nhiều đối tác nước ngoài như: Đài Loan (Bộ Giáo dục Đài Loan, Đại học Quốc gia Đài Loan, Đại học Thành Công, Đại học Nam Hoa, Đại học Phật Quang, Phật Quang Sơn, Pháp Cổ Sơn); Thái Lan (Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Viện nghiên cứu Phật học Quốc tế); Nhật Bản (Đại học Shukutoku); Ấn Độ (Đại học Jawaharlal Nehru); Đức (Đại học Giessen), Mỹ (Đại học South Carolina).

- Quan hệ trong nước: Viện đã thiết lập được quan hệ với nhiều đối tác trong nước như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh; Học viện Phật giáo Việt Nam tại Cần Thơ; Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.

Trong tương lai, Viện Trần Nhân Tông sẽ tiếp tục tăng cường mở rộng hợp tác với tổ chức nghiên cứu và đào tạo về Phật học ở trong nước và quốc tế.

6. Thông tin liên hệ

Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Trụ sở chính: Tầng 8, Tòa nhà C1T, Số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Trụ sở đang xây dựng: Núi Hòa Quang (Núi Thằn Lằn), Hòa Lạc, Hà Nội

- Cơ sở tại Mỹ Đình: Ngõ 33, Lưu Hữu Phước, Nam Từ Liêm, Hà Nội

- Cơ sở tại Đông Anh: Xã Vĩnh Ngọc, Huyện Đông Anh, Hà Nội

Website: www.tnti.vnu.edu.vn     Email:  tnti@vnu.edu.vn

Fanpage: Viện Trần Nhân Tông – Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại: (+84) 0243 7675840   Fax: (+84) 0243 7675841

 >>> Tin bài liên quan:

- Viện Trần Nhân Tông – Từng bước khẳng định uy tín học thuật

- ĐHQGHN tổ chức Lễ ra mắt Viện Trần Nhân Tông

-Hội thảo khoa học quốc tế: Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – Đặc sắc tư tưởng văn hóa

-Hội thảo Khoa học Quốc tế “Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại”

- Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung Viện Trần Nhân Tông, Trường Đại học Việt Nhật vào quy hoạch tổng thể ĐHQGHN tại Hòa Lạc

- Viện Trần Nhân Tông: Gìn giữ nét văn hóa nghệ thuật thư pháp

 

 Viện Trần Nhân Tông - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   |