Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Áp lực đổi mới quyết định sứ mệnh của lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn
Áp lực phải đổi mới đại học là cực kỳ lớn. Ở lĩnh vực xã hội - nhân văn, áp lực còn lớn hơn. Việc tự đổi mới từ mỗi giảng viên sẽ quyết định trực tiếp tương lai của Nhà trường.

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ một số quan điểm và góc nhìn về định hướng phát triển của Nhà trường, lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nói chung.

 

GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội

Người học sẽ ngày càng khắt khe khi chọn trường

GS.TS Hoàng Anh Tuấn cho biết, xu hướng biến đổi rất nhanh của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ hiện nay.

Sự biến đổi, kỳ thực, có đưa đến những “thế” và “lực” nhất định cho các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn – bởi thế giới đã, đang khẳng định vai trò nền tảng không thể thay thế của lĩnh vực nhân văn – nghệ thuật – tư tưởng – đạo đức… trong xã hội 4.0; cũng bởi trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò then chốt của khoa học xã hội và nhân văn như nền tảng và nguồn lực quan trọng cho sự phát triển xã hội đương đại…

Cơ hội là có, và đã được nhìn nhận khá rõ. Song, thách thức với  Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng không nhỏ, cụ thể:

Mấy năm trở lại đây, không ít đơn vị đào tạo khoa học xã hội và nhân văn của nhiều trường đại học đã phải giải thể hoặc sáp nhập do thiếu sinh viên. Trường Nhân văn nhờ vị thế và danh tiếng, vẫn duy trì được nguồn tuyển sinh ổn định và chất lượng cao – dù tổng số nguyện vọng thí sinh đăng ký vào Nhà trường có xu hướng giảm nhẹ qua từng năm.

Trong khi tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT có nguyện vọng học đại học trong cả nước ngày càng giảm, số lượng các trường đại học tư thục và quốc tế tổ chức đào tạo các ngành thuộc khối xã hội - nhân văn đang có xu hướng gia tăng trong một vài năm trở lại đây.

Các trường đại học tư thục và quốc tế ở Việt Nam không chỉ đào tạo các ngành khoa học xã hội định hướng ứng dụng và hấp dẫn người học, mà bắt đầu mở các chương trình thuộc lĩnh vực nhân văn – nghệ thuật nhưng theo hướng liên ngành, hiện đại, mã ngành thí điểm đáp ứng nhu cầu tự thân của người học và yêu cầu nhân lực cho thị trường lao động 4.0.

Cơ sở hạ tầng chất lượng và tư duy quản trị hiện đại là thế mạnh để các đại học tư thục và quốc tế thu hút người học tiềm năng có điều kiện kinh tế tốt. Ngày càng nhiều phụ huynh sẵn sàng đầu tư để con em mình được học khối ngành nhân văn – nghệ thuật tại các trường đại học trong nước: hiện đại về cơ sở vật chất - khai phóng về triết lý đào tạo – chuyên nghiệp về dịch vụ hỗ trợ…

“Trường Nhân văn sẽ đối mặt với thực tế không còn là sự lựa chọn đương nhiên, càng không phải là sự lựa chọn duy nhất của thí sinh có ý định theo học các lĩnh vực xã hội – nhân văn – nghệ thuật; lại càng không phải là cơ sở đào tạo được ưu tiên hàng đầu đối với người học vừa có năng lực chuyên môn cao – vừa có điều kiện kinh tế tốt.

Rồi sẽ đến lúc cộng đồng người học ngày càng khắt khe; họ sẽ không chỉ nghe về truyền thống Văn khoa – tinh hoa Tổng hợp để rồi mặc nhiên lựa chọn Nhân văn, mà sẽ cân nhắc tổng thể các điều kiện đảm bảo chất lượng của Nhà trường” – GS Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.

Áp lực tự đổi mới rất lớn…

GS.TS Hoàng Anh Tuấn khẳng định: “Khoa học xã hội và nhân văn sẽ chỉ phát huy được hết tiềm năng nếu chúng ta nhìn nhận, tiếp cận, phân tích, vận dụng vào cuộc sống theo một cách thức mới: sáng tạo hơn, thực tiễn hơn, gắn kết hơn với nhịp sống đương đại”.

Nhắc lại lời phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam: “Thế giới biến đổi từng giây, lượng tri thức nhân loại bùng nổ, mô hình bậc thầy uyên bác biết 10 dạy 1 không còn phù hợp. Thay vào đó, nhà giáo phải nắm kiến thức cơ bản, giỏi phương pháp để định hướng, dẫn dắt học trò tự tìm kiếm và phát triển tri thức, tự trang bị và tích lũy kiến thức không giới hạn. Trách nhiệm giải trình, tương tác đa chiều với học trò, phụ huynh và xã hội cũng đặt ra cho nhà giáo những kỹ năng về phương diện ứng xử văn hóa và xã hội cao hơn, phức tạp hơn”, GS.TS Hoàng Anh Tuấn cho rằng: Áp lực phải đổi mới đại học là cực kỳ lớn. Ở lĩnh vực xã hội - nhân văn, áp lực còn lớn hơn. Việc tự đổi mới từmỗi giảng viên và viên chức, vì vậy, sẽ quyết định trực tiếp tương lai của Nhà trường.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội đương hiện để chuyển hóa thời cơ thành kết quả, cả trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy chuyên môn và phục vụ cộng đồng. Người ta ví “cơ hội như ánh bình minh, để lâu sẽ lỡ”. Cơ hội hiện nay cho KHXH và NV thay đổi và bứt phá có thể cũng không ở đó quá lâu, nó sẽ qua nhanh nếu không được chúng ta tận dụng.

Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn mong mỏi, tất cả các thầy cô giáo và viên chức Nhà trường tiếp tục mạnh mẽ đổi mới quản trị đại học, đổi mới phương pháp dạy - học, đẩy mạnh cập nhật tri thức khoa học, khai mở những hướng nghiên cứu mới, xây dựng các chương trình đào tạo mới vừa chuyên sâu vừa liên ngành - xuyên lĩnh vực để nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo, phục vụ cộng đồng.

“Chỉ khi chúng ta dám dấn thân để đi trên con đường đổi mới và hội nhập, chúng ta mới đón được ánh-bình-minh-Nhân-văn trên nền cảnh của một hệ thống giáo dục đại học đã rất mới và rất khác” – GS Tuấn bày tỏ.

Không thể cứ mãi “ăn truyền thống – sống tương lai”

77 năm truyền thống và 27 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đến nay căn bản đã khẳng định được vị thế và danh tiếng trên bản đồ đại học Việt Nam, được các đối tác khoa học và đào tạo quốc tế tin cậy hợp tác.

Theo GS Hoàng Anh Tuấn, vị thế và danh tiếng của Nhà trường hôm nay là sự hòa quyện giữa truyền thống Văn khoa - tinh hoa Tổng hợp với hệ giá trị cốt lõi Nhân văn đã được các thế hệ nhà giáo dày công vun đắp trong nhiều năm qua.

Truyền thống là nguồn lực, là sức mạnh nội sinh. Mỗi cán bộ viên chức Nhân văn hôm nay phải có trách nhiệm tiếp tục vun bồi, đặc biệt phải tìm giải pháp tốt nhất để phát huy, nhân lên mạnh mẽ truyền thống đó, thay vì thụ động ngồi đón đợi tương lai.

“Nhà trường đang mạnh mẽ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện hoạt động giảng dạy - nghiên cứu - phục vụ cộng đồng để đưa đơn vị bước sang chặng đường phát triển mới.

Để đạt được kết quả thì tập thể cán bộ và viên chức toàn trường phải đoàn kết, hướng tâm, chung tay, đồng lòng phát triển Nhà trường theo phương châm “Nhân văn làm nền tảng – Hiện đại là xu hướng” mà nhà trường đã xác định” – GS Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.

Nguồn: Báo đại biểu nhân dân

 Hồng Hạnh - daibieunhandan
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   | 550   | 551   | 552   | 553   | 554   | 555   | 556   | 557   | 558   | 559   | 560   | 561   | 562   | 563   | 564   | 565   | 566   | 567   | 568   | 569   | 570   | 571   | 572   | 573   | 574   | 575   | 576   | 577   | 578   | 579   |