Tham dự buổi làm việc về phía ĐHQGHN có các Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng, các Trưởng ban Tổ chức cán bộ, Kế hoạch Tài chính, Khoa học Công nghệ, Đào tạo, Hợp tác Phát triển cùng cán bộ chủ chốt của VNU-IFI. Tại buổi làm việc, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ Ngô Tự Lập đã trình bày báo cáo về quá trình hình thành và phát triển của Viện trong thời gian qua cũng như định hướng trong thời gian tới. Trải qua chặng đường hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay Viện IFI đã không ngừng nỗ lực phát triển trong lĩnh vực đào tạo sau đại học và nghiên cứu theo chuẩn quốc tế về tin học, công nghệ thông tin – truyền thông, được nhiều đối tác trong và ngoài nước tin tưởng và hợp tác đào tạo liên kết, cộng đồng sinh viên nhiều nước lựa chọn để học tập, nghiên cứu. Viện luôn tiên phong trong công tác mở ngành mang tính liên ngành (công nghệ gắn với nhân văn), đa ngành chất lượng cao, Viện đã đẩy mạnh mảng hợp tác quốc tế thông qua liên kết chương trình đào tạo uy tín. Định hướng trong thời gian tới của Viện mong muốn sớm trở thành một trường đại học đào tạo, định hướng nghiên cứu pháp ngữ mang tầm quốc tế với 5 trục hoạt động chính xuyên chương trình hành động như: nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao, ươm tạo, (xúc tiến chuyển giao khoa học công nghệ) công bố các kết quả nghiên cứu, thể hiện qua mô hình tổ chức có tầm nhìn chiến lược. Để thực hiện được điều đó, lãnh đạo Viện kiến nghị với ĐHQGHN về cơ chế chính sách liên quan, kiện toàn bộ máy lãnh đạo, thí điểm đào tạo một số chương trình liên ngành hệ cử nhân, phát triển và đồng bộ cơ sở vật chất, tăng cường mối quan hệ tương hỗ trong nhóm nghiên cứu mạnh khoa học công nghệ trong toàn ĐHQGHN để Viện phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, các Phó Giám đốc, lãnh đạo một số Ban chức năng của ĐHQGHN ghi nhận những đóng góp của Viện trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong việc góp phần nâng cao chỉ số công bố quốc tế cũng như uy tín học thuật của ĐHQGHN trên trường quốc tế. Các đại biểu nhất trí ủng hộ chủ trương để Viện phát triển thành Trường trong thời gian tới để thí điểm mở các ngành học mới mang tính liên ngành bậc cử nhân; cần định vị lại quy mô, vị thế và hành lang pháp lý bền vững của Viện trong ĐHQGHN để tạo đà phát triển. Ngoài ra, Viện cần tập trung đẩy mạnh phát triển nhóm nghiên cứu mạnh, cần có kết nối trong các nhóm nghiên cứu của ĐHQGHN để có sản phẩm đầu ra cụ thể; tăng cường năng lực cho đội ngũ quản lý đặc biệt là đội cán bộ công tác tại phòng thí nghiệm. Giám đốc Lê Quân đánh giá cao những kết quả của Viện trong thời gian gần đây cũng như sự nỗ lực của đội ngũ trong thời gian qua đã có nhiều bước đột phá trong công tác nghiên cứu và đào tạo liên kết, tạo dấu ấn riêng của Viện trong cộng đồng Pháp ngữ. Giám đốc tán đồng với định hướng phát triển Viện thành đơn vị đào tạo, quy mô đào tạo 2 nghìn đến 3 nghìn sinh viên, tiên phong mở các ngành mới, mang dấu ấn, bản sắc riêng trong cộng đồng quốc tế. Giám đốc giao Viện xây dựng đề án phát triển thành đơn vị đào tạo giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030 hướng đến việc thành lập Trường. Giám đốc nhấn mạnh Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) đang ở giai đoạn phát triển tốt trên nền tảng đã có sẵn. Trong thời gian tới, Viện cần tổ chức lại để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, trong đó cần làm sâu rộng các quan hệ hợp tác quốc tế mà Viện đang có sẵn; trong liên kết đào tạo, cần thống nhất phương án hợp tác để vừa đảm bảo chất lượng và đúng yếu tố pháp lý, hạn chế rủi ro về sau; đẩy mạnh phát triển các hoạt động khác của Viện. ĐHQGHN sẽ hỗ trợ và đồng hành cùng sự phát triển của Viện. Một số kết quả về đào tạo, nghiên cứu của Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI): Chương trình Thạc sĩ Công nghệ Thông tin của IFI được Tổ chức AUF trao chứng nhận chất lượng “Chương trình đào tạo quốc tế” của AUF (2014); Đã đào tạo khoảng 900 thạc sĩ (400 về CNTT và 500 về các ngành khác); Trong số 400 thạc sĩ Công nghệ Thông tin do IFI đào tạo, khoảng 50% đã được nhận làm nghiên cứu sinh tại Pháp, Bỉ, Canada, Thụy Sỹ; 100 học viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, hiện đang làm việc tại nhiều trường đại học, phòng nghiên cứu và công ty lớn ở Việt Nam và các nước phát triển. * Đã và đang thực hiện khoảng hơn 30 dự án nghiên cứu quốc tế; Đồng hướng dẫn 18 nghiên cứu sinh (trong đó 12 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ công nghệ thông tin); Mỗi cán bộ khoa học của Viện hằng năm công bố từ 3 đến 7 công trình khoa học. Nhóm nghiên cứu MSI và UMMISCO Việt Nam công bố hàng năm khoảng 30 báo cáo khoa học; Hợp tác sâu rộng về nghiên cứu phát triển các đối tác Pháp và Cộng đồng Pháp ngữ, đó là các viện, đại học, và doanh nghiệp danh tiếng như ĐH La Rochelle, ĐH Claude Bernard Lyon 1, ĐH Paris 6, ĐH Louvain (Bỉ), ĐH Montreal (Canada), IRD, |
|