Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Vĩnh biệt NGND.GS.VS Phan Cự Đệ
Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Nhân dân Phan Cự Đệ đột ngột từ trần do căn bệnh nhồi máu cơ tim sáng 5/9/2007, thọ 75 tuổi.

Sinh ngày 20/7/1933 trong một gia đình nhà nho ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) - Phan Cự Đệ được thừa hưởng truyền thống hiếu học và văn hoá của dòng họ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1957, ông về công tác tại Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN. Từ đó đến nay, ông là tác giả của nhiều công trình khoa học tầm cỡ và có giá trị khoa học to lớn như: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Phong trào thơ mới, Văn học Việt Nam thế kỷ XX,… Ông là người thầy tâm huyết, uyên bác và là chỗ dựa tinh thần của nhiều thế hệ học trò Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN. Hơn 40 năm gắn bó với giảng đường đại học, NGND.GS.VS Phan Cự Đệ đã hướng dẫn thành công 10 luận án tiến sĩ, 20 luận văn thạc sĩ và hơn 100 khóa luận cử nhân. Từ năm 1991 đến nay, NGND.GS.VS Phan Cự Đệ còn được biết đến với tư cách là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Quốc tế, Chủ tịch Câu lạc bộ Giao lưu Văn hoá - Kinh tế quốc tế - cầu nối của văn hóa Việt Nam và văn hóa thế giới.

NGND.GS.VS Phan cự Đệ đã được tặng thưởng Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhì (1985); Huân chương Lao động hạng Ba (1992); Huân chương Lao động hạng Nhất (1997); danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (2002); Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN về công trình “Văn học Việt Nam thế ký XX” (2005);…

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ NGND.GS.VS PHAN CỰ ĐỆ

- Sinh ngày 20/7/1933

- Quê quán: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An

- Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1957;

- Công tác tại Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN từ năm 1957.

- Được phong học hàm Giáo sư năm 1991, Viện sĩ Viện Hàn lâm Thông tin Quốc tế Liên bang Nga năm 2000.

- 2000 - 2005: Chủ tịch Hội đồng Khoa học liên ngành Văn học - Báo chí (ĐHQGHN)

- 1991 - 2007: Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Quốc tế (RICC) kiêm Chủ tịch Câu lạc bộ Giao lưu Kinh tế - Văn hóa quốc tế (IECE).

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC:

* Sách, giáo trình:

  1. Phong trào “Thơ mới” (1932 - 1945). NXB Khoa học, 1996, tái bản 1982
  2. Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật. NXB Văn học, 1971.
  3. Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (2 tập). NXB ĐH&THCN, 1974 - 1975, 1977 – 1978, 2000, 2001.
  4. 4Ngô Tất Tố - Tác phẩm (2 tập) (Sưu tầm, tuyển chọn - giới thiệu 84 trang). NXB Văn học, 1975, tái bản 1977.
  5. Đặng Thai Mai - Tác phẩm (2 tập) (Tuyển chọn, giới thiệu 50 tr). NXB Văn học 1978.
  6. Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (3 tập) (Tuyển chọn – giới thiệu). NXB Văn học 1983.
  7. Tuyển tập Nguyên Hồng (3 tập) (Tuyển chọn – Giới thiệu 56 trang). NXB Văn học, 1983.
  8. Tác phẩm và chân dung (Phê bình văn học). NXB Văn học, 1984.
  9. Tuyển tập Bùi Hiển (2 tập) (Tuyển chọn – giới thiệu 48 trang). NXB Văn học, 1987.
  10. Tự Lực văn đoàn – Con người và văn chương (Chuyên luận). NXB Văn học, 1990.
  11. Hàn Mặc Tử. NXB Giáo dục, 1993, tái bản 1998.
  12. Đổi mới và giao lưu văn hóa. NXB Chính trị quốc gia, 1997.
  13. Văn học lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945. NXB Giáo dục, 1997.
  14. Ngô Tất Tố toàn tập (Sưu tầm và tuyển chọn cùng Lữ Huy Nguyên, giới thiệu 50 tr.). NXB Văn học , 1997.
  15. Tuyển tập Phan Cự Đệ (4 tập). NXB Văn học, 2000, 3000 trang.
  16. Hàn Mặc Tử - Về tác gia và tác phẩm. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001.
  17. Sơ tuyển văn thơ yêu nước và cách mạng (viết chung với Hoàng Ngọc Phách, Huỳnh Lý). NXB Giáo dục, 1959.
  18. Văn học Việt Nam 1930 – 1945 (2 tập, viết chung với Bạch Năng Thi). NXB Giáo dục, 1961, 800 trang.
  19. Ngô Tất Tố (chuyên luận, viết chung với Nguyễn Đức Đàn). NXB Văn hóa, Hà Nội, 1962.
  20. Nguyễn Huy Tưởng (viết chung với Hà Minh Đức). NXB Văn học, H, 1966.
  21. Văn học của chủ nghĩa lạc quan lịch sử (viết chung – lý luận văn học). NXB Tiến bộ, Maxcơva, 1997.
  22. Nhà văn Việt Nam (2 tập, viết chung với Hà Minh Đức). NXB Giáo dục, 1979 - 1983, 1250 trang.
  23. Về lý luận và phê bình văn học nghệ thuật (viết chung). NXB Sự thật, 1984.
  24. Văn học Việt Nam 1930 – 1945 (2 tập, giáo trình đại học – chủ biên). NXB Đại học, 1988.
  25. Tác phẩm văn học 1930 – 1975 (I) (bình giảng văn học – chủ biên). NXB Khoa học xã hội, 1991.
  26. Tuyển tập truyện ngắn Khái Hưng (sưu tầm – giới thiệu – viết chung với Hà Văn Đức). NXB Hải Phòng, 1994.
  27. Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở nước ngoài (lý luận văn học – viết chung). NXB Cầu vồng, Maxcơva, 1985
  28. Văn học Việt Nam 1900 – 1945 (giáo trình đại học – chủ biên). NXB Giáo dục, 1997, 1998, 1999
  29. Văn bản và văn mạch – giao lưu giữa văn học và văn hóa ở Đông Nam Á (viết chung), NXB ĐHTH Diliman – Philippines, Manila, 1999.
  30. Lý luận phê bình văn học miền Trung thế kỷ XX (chủ biên). NXB Đà Nẵng, 2001.
  31. Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận và thực tiễn (chủ biên). NXB Văn học. H. 2005. 304 trang.

* Bài tạp chí, kỷ yếu:

  1. Mười lăm năm văn học cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng // NCVH, số 1/1960.
  2. Hiện thực và lý tưởng, hiện thực và lãng mạn trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại / TCVH, số 4/1971.
  3. Mấy vấn đề lý luận của nền văn xuôi cách mạng ba mươi năm qua / TCVH, số 5/1975.
  4. Phương pháp cấu trúc luận và phương pháp biện chứng / TCVH, số 5+6/1985.
  5. Mấy vấn đề lý luận của văn xuôi hiện nay / TCVH, số 5/1986.
  6. Kịch Nguyễn Huy Tưởng / TCVH, số 3/1964.
  7. Những bước tiến mới về tiểu thuyết của Nguyên Hồng sau cách mạng Tháng Tám / TCVH, số 3/1969.
  8. Tiểu thuyết “Cửa biển” của Nguyên Hồng / TCVH, số 5/1979.
  9. Những bước tổng hợp mới của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa 35 năm qua / TCVH, số 5/1980.
  10. Ảnh hưởng của tư tưởng Mác-xít và phong trào cách mạng đối với phát triển của văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam (1930 - 1945) / TCVH, số 6/1980.
  11. Bộ tiểu thuyết “Vùng trời” của Hữu Mai / TCVH, số 2/1981.
  12. Xây dựng một nền văn nghệ lớn dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng / TCVH số 3/1975.
  13. Về một đội ngũ lý luận phê bình nghiên cứu văn học theo quan điểm Mác xít ba mươi năm qua / TCVH, số 6/1976.
  14. Cần định hướng cho công cuộc đổi mới tư duy trong văn học / TCVH, số 2/1989.
  15. Năm mươi năm văn xuôi cách mạng (1945 – 1995) / TCVH, số 11/1995.
  16. Ảnh hưởng của văn học Pháp và văn học Anh vào văn học Việc Nam từ năm 1930 // TCVH, số 10/1996.
  17. Về một nền lý luận phê bình mác xít trong thế kỷ XX / Tạp chí Nhà văn số 6/2001
  18. Văn xuôi Hà Lan trong bối cảnh văn hóa Hà Lan / TCVH số 3/1998.
  19. Văn học Bắc Âu và văn học Việt Nam /Kỷ yếu Văn học Bắc Âu và Văn học Việt Nam. NXB Văn học, 1993.
  20. Cơ sở tư tưởng và phương pháp luận để đánh giá phong trào Thơ mới và Văn học lãng mạn 1932 – 1945 (Đọc tại Đại học Harvard – Mỹ năm 1982) / Thông tin Khoa học xã hội số 9, 1982.
  21. Văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới (đọc tại Đại học Luân Đôn 1995) / Kỷ yếu Đại học Luân Đôn, 1995.
  22. Về một nền lý luận phê bình mác-xít trong thế kỷ XX / Tạp chí Nhà văn, số 6/2001, tr. 120 – 127.
  23. Ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi / Tạp chí Nhà văn, số 11/2001, tr. 57 – 66.
  24. Tiểu thuyết luận đề thế kỷ XX / Tạp chí Nhà văn, số 8/2002, tr. 63 – 78.
  25. Tiểu thuyết sử thi trong thế kỷ XX / Tạp chí Nhà văn, số 4/2003, tr. 69 – 86.
  26. Tiểu thuyết lịch sử. Tạp chí Nhà văn, số 1/2003, tr. 54 – 150.
  27. Tiểu thuyết phiêu lưu và tiểu thuyết tâm lý / Tạp chí Nhà văn, số 7/2003, tr. 91 – 110.
  28. Hàn Mặc Tử - Những vấn đề đang tranh luận / Tạp chí Nhà văn, số 3/2002, tr. 5 – 32.
  29. Hans Christian Andersen / Tạp chí Nhà văn, số 6/2005, tr. 45 – 131.

* Đề tài khoa học:

  1. Văn học Việt Nam thế kỷ XX. Mã số: QG – TĐ - Đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiệm thu 2004, 971 tr.
  2. Truyện ngắn Việt Nam. Mã số: QG – TĐ - Đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiệm thu 2006, 800 tr.

 Đại học Quốc gia Hà Nội - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :