20 bản tham luận của các nhà khoa học, nhà hoạt động từ thiện, xã hội trong và ngoài nước đã được trình bày tại 2 phiên họp của hội thảo. Hầu hết các tham luận đều hướng vào vấn đề tìm giải pháp để hỗ trợ hiệu quả người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, ổn định đời sống và có đóng góp cho xã hội.
Khuyết tật chứ không tàn tật!
“Phải công bằng, chính xác và bình đẳng ngay từ việc sử dụng thuật ngữ để gọi tên chung cho những người thiệt thòi trong xã hội. Họ là những người khuyết tật, không phải là tàn tật, trong rất nhiều văn bản hành chính và ngay cả trên các phương tiện thông tin đại chúng của chúng ta vẫn bị lầm lẫn giữa những thuật ngữ này...” - vấn đề mà ông Nghiêm Xuân Tuệ, Giám đốc Văn phòng điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (NCCD) đặt ra đã khiến cho hội thảo “nóng lên”. Khoảng 15 ý kiến tranh luận khác nhau về 2 thuật ngữ “khuyết tật” và “tàn tật” đã được đưa ra thảo luận sôi nổi. PGS.TS Lê Thị Quý - Trung tâm
Nghiên cứu giới và Phát triển thì khẳng định: “Dùng khái niệm Người tàn tật là không chính xác cả về nội dung và hình thức vì trên thực tế những người bị tật vẫn có thể phát triển tài năng và trí tuệ bình thường, thậm chí có những người đã đạt được những thành tích vượt trội so với những người lành lặn trên nhiều lĩnh vực như âm nhạc, nghệ thuật, viết văn, tin học, thể thao, thủ công mỹ nghệ... Theo quan điểm của chúng tôi, đề nghị chúng ta thống nhất dùng khái niệm Người khuyết tật để chỉ nhóm người này. Thuật ngữ này diễn đạt sự khuyết thiếu chủ yếu do khách quan, bất khả kháng, ngoạig mong đợi... Đây là khái niệm vừa mang ý nghĩa tôn trọng, vừa có ý nghĩa động viên người khuyết tật phấn đấu vươn lên...”.
Người khuyết tật nghèo nhất trong những người nghèo
TS. Takayoshi Kusago - Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế (ĐH Osaka) đã khẳng định điều này sau một thời gian dài cùng với các cộng sự Việt Nam tiến hành đề tài nghiên cứu về người khuyết tật ở xã Đại Đồng Thành (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) và nhiều vùng nông thôn khác. Theo con số thống kê chưa đầy đủ của các nhà nghiên cứu thì nước ta hiện có trên 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm 6,4% dân số. Hơn 80% người khuyết tật sống ở nông thôn với mức sống thấp và rất khó khăn. Vấn đề việc làm cho người khuyết tật là một bài toán khó đối với xã hội Việt Nam hiện nay.
|
TS. Takayoshi Kusago | Tham luận của TS. Hoàng Bá Thịnh - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dân số và công tác xã hội đã chỉ ra rằng: Những người khuyết tật trong độ tuổi lao động ở Việt Nam vào khoảng 69% và tất cả họ đều mong muốn có việc làm phù hợp để tự nuôi sống bản thân và hỗ trợ gia đình. Tuy nhiên, cơ hội việc làm dành cho họ rất hạn chế, số người khuyết tật có việc làm chưa nhiều. Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người khuyết tật (VABED) cho biết: Chỉ khoảng 15% số người khuyết tật trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định. Kết quả khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, phần lớn các hộ gia đình có người khuyết tật đều có mức sống thấp, 32% sống nghèo, 58% có mức sống trung bình. Hộ càng có nghiều người khuyết tật thì mức sống càng giảm. Con số 65 - 70% số người khuyết tật đang sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội đã chứng tỏ rằng vấn đề việc làm và sinh kế cho người khuyết tật đang là một dấu hỏi lớn hiện nay.
Hỗ trợ người khuyết tật đâu là giải pháp tối ưu?
|
Trẻ em khuyết tật ăn xin ở chợ Đông Ba (TP Huế) | |
|
"Làm sao để hỗ trợ những người khuyết tật này hòa nhập cộng đồng" | |
Không chỉ ông Nghiêm Xuân Tuệ, TS. Takayoshi Kusago mà tất cả những người tham dự hội thảo đều đặt ra câu hỏi này. Giải pháp để hỗ trợ người khuyết tật ở nông thôn giảm bớt phần nào khó khăn mà ông Nghiêm Xuân Tuệ đưa ra đó là: Phải lồng ghép lĩnh vực khuyết tật và chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo ở các địa phương và các chương trình phát triển... Ví dụ, một trong những chương trình lồng ghép xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả là chương trình “Ngân hàng bò”. Căn cứ vào từng địa phương lập danh sách, mỗi hộ nghèo, có lao động để chăn bò được xét chọn cho vay một con bò cái, ưu tiên người khuyết tật hoặc thân nhân có khả năng nuôi bò, hộ được vay phải tự chăm sóc bò cho đến khi bò cái đẻ ra bê cái. Hộ gia đình nuôi con bê đến lúc đủ 10 tháng tuổi thì giao lại cho “Ngân hàng bò” để giao cho người trong danh sách thứ hai nhận nuôi tiếp, lúc đó con bò mẹ sẽ thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của người khuyết tật.
|
Không gian hội thảo | Mô hình ngân hàng bò sẽ phát huy hiệu quả vì ở vùng nông thôn nước ta điều kiện để chăn nuôi bò khá thuận lợi. Đơn cử một trường hợp là ngân hàng bò ở tỉnh Hà Giang, đầu năm 2000 chỉ có 910 con đến nay con số ấy đã lên tới 7.000 và nhiều người khuyết tật nơi đây nhờ đó mà có thu nhập trang trải cuộc sống...
|