Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Toàn cầu hóa nhưng phải giữ nguyên giá trị truyền thống
Tháng 3 vừa qua, GS. Simon Marginson, Trung tâm nghiên cứu Giáo dục đại học, Đại học Melbourne, Australia đã trở lại Việt Nam trong vòng 2 tuần để thực hiện nghiên cứu về "Vai trò chiến lược của các đại học trong bối cảnh toàn cầu hoá: nghiên cứu trường hợp các đại học khu vực Châu Á - Thái Bình Dương" - trong đó ông lấy ĐHQGHN là một mẫu khảo sát. Nhân dịp này, Bản tin ĐHQGHN đã có cuộc phỏng vấn ông.

Là người nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này, xin ông có thể giải thích một cách vắn tắt về “Toàn cầu hóa”?

Theo tôi, toàn cầu hóa nên nên được hiểu là một quá trình của sự hội tụ (di chuyển đến gần nhau hơn) giữa các vùng, các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau, trên phạm vi quốc tế. Nó bao gồm sự tích hợp từng phần để định hình nên một hệ thống thống nhất. Ví dụ: trong giáo dục đại học, ngày nay chúng ta đều đăng bài báo và các thông tin khoa học khác bằng tiếng Anh. Trước đây, người ta cũng dùng một số ngôn ngữ khác như Pháp, Nga, Đức….
GS. Marginson sinh năm 1951, nhận chức giáo sư đại học Melbourne từ 2006. Trước khi thực sự bước chân vào sự nghiệp nghiên cứu (năm 1993 làm giảng viên tại đại học Melbourne), GS. Marginson đã trải qua nhiều năm công tác ở vị trí quản lý, hành chính tại các cơ sở giáo dục như: Hội Sinh viên Australia, Hiệp hội giáo viên Australia….Đó chính là lý do tại sao mãi đến năm 1996, GS. Marginson mới nhận bằng tiến sỹ. Hướng nghiên cứu chủ yếu hiện nay của ông là đại học trong bối cảnh toàn cầu hoá, đặc biệt tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Nhưng cho đến nay, gần như người ta chỉ công nhận tiếng Anh. Như vậy, rõ ràng, khoa học đã hội tụ và hoà nhập lại với nhau trong phạm vi toàn cầu, hay nói đúng hơn là trên một cơ sở toàn cầu. Một ví dụ khác sự phụ thuộc lẫn nhau và sự hội tụ là những thay đổi của khí hậu thế giới và các chức năng sinh thái của sinh quyển trong một hệ thống đơn ở một quốc gia nhưng lại có thể gây ra ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia khác.

Ông đã thu được những gì về vấn đề này từ các cuộc trao đổi và phỏng vấn với các nhà khoa học và quản lý ở ĐHQGHN?

Các nhà khoa học ở ĐHQGHN đã đưa ra các ví dụ rất hay về ảnh hưởng của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. GS. Mai Trọng Nhuận - Giám đốc ĐHQGHN đã có một quan niệm rất thú vị về khái niệm toàn cầu hoá. Ông nhấn mạnh rằng, toàn cầu hoá thuộc về phạm trù ý thức và cảm nhận. Nhìn chung, toàn cầu hoá không phải là thứ mà chúng ta có thể đo lường được một cách chính xác và khách quan (mặc dầu, qua một vài số liệu, chúng ta cũng có thể phần nào xác định được nó). Và rõ ràng, đây là một yếu tố chủ quan. Sau khi nói chuyện với GS. Nhuận, tôi đã mất khá nhiều thời gian để đọc một số sách triết học liên quan đến mối quan hệ không gian - thời gian nhằm giúp tôi hiểu rõ hơn về câu trả lời của ông.

Liệu chúng ta có thể biến toàn cầu hóa thành cơ hội và lợi ích mà chúng ta muốn nhắm tới?

Chúng ta hoàn toàn có thể lợi dụng toàn cầu hoá để đạt được các thành tựu tốt hơn. Toàn cầu hoá không phải là cái gì đó “được làm cho chúng ta” mà ngược lại, ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nó, để mọi chuyện tốt lên hay xấu đi tuỳ thuộc vào cách tiếp cận mỗi người. Do vậy, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi ý thức của mình để cho có thể “hội nhập” tốt hơn với thể giới. Nhờ đó, chúng ta có thể trở nên khôn ngoan hơn, có tư duy chiến lược hơn với cách tiếp cận mới của mình trong một thời đại toàn cầu hoá hơn. Hoặc là chúng ta có thể có những cách hiểu sai về toàn cầu hoá, và vì vậy mà chúng ta luôn luôn cảm thấy khổ sở vì phải đối phó với nó, nhưng nó lại như đang luôn tiến xát về phía ta, trong khi ta lại không thể “ở trên đỉnh của nó”, không thể kiểm soát được nó hoặc chúng ta không thể lợi dụng được hết các cơ hội mà nó đem lại cho chúng ta, đặc biệt là cơ hội xích lại gần nhau hơn ở tầm quốc tế.

Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia vào Diễn đàn 4 đại học chủ chốt Đông Á gồm Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Đại học Tokyo (Nhật Bản) và ĐHQGHN (Việt Nam), viết tắt là BESETOHA. Trong ảnh các giám đốc của 4 đại học bắt tay nhau tại kỳ họp thường niên lần thứ 10 tại Bắc Kinh (BESETOHA X) với chủ đề: Sự hài hòa của các nền văn minh & thịnh vượng chung - Giá trị toàn cầu & xu thế phát triển. GS.TS Mai Trọng Nhuận - Giám đốc ĐHQGHN (ngoài cùng bên phải).

Ông có nhận định gì đối với hệ thống đại học Việt Nam?

Làm thế nào các trường đại học Việt Nam vừa có thể bảo vệ các giá trị và truyền thống tốt đẹp (chẳng hạn cấu trúc gia đình bền vững), bên cạnh đó lại vừa có thể hiện đại hóa các giá trị và truyền thống đó, phát triển các nguồn lực, qua đó đóng góp chung cho sự phát triển của thế giới? Giải quyết các vấn đề này cùng một lúc là một thách thức lớn, đòi hỏi tập trung trí tuệ, tính sáng tạo và nghiên cứu ở mức độ cao nhất, đồng thời lại phải có một tầm nhìn chiến lược. Đây chính xác là những gì mà các trường đại học nghiên cứu cần đóng góp. Nếu lực lượng này không thể đảm nhận nhiệm vụ đó thì chắc là không một cơ quan nào có khả năng làm điều đó. Còn một điều nữa cần phải nhấn mạnh là chính các đại học Việt Nam bằng nội lực của mình phải là người đi tiên phong, đảm đương trách nhiệm đó; bằng không, các bạn sẽ phải lệ thuộc vào tri thức của nước ngoài.

Thế còn những điều ông thu nhặt được ở ĐHQGHN trong thời gian vừa qua?

Rõ ràng là ĐHQGHN đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Điều đó được thể hiện qua việc các bạn được trao quyền tự chủ cao, tôi tin chắc điều này sẽ còn tiếp tục đóng vai trò quan trọng cả ở tầm quốc tế. Tôi hy vọng trong tương lai, các đại học hàng đầu thế giới sẽ nhìn ĐHQGHN như là “người tiên phong”, hay “người phát ngôn” của Việt Nam trong nền kinh tế tri thức.

Qua chuyến thăm vừa rồi, tôi nhận thấy nhiều nhà lãnh đạo và quản lý đã bắt đầu ý thức điều này - thể hiện qua việc nhiều cải tổ đã và đang diễn ra - điều này là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, quan trọng hơn là đội ngũ nghiên cứu và giảng dạy thì chưa hẳn. Năng lực của đội ngũ này, bao gồm cả trình độ tiếng Anh thực sự, còn cần phải cải thiện rất nhiều. Thêm vào đó, các nguồn lực của các bạn rõ ràng là chưa đủ để đạt đến vị trí đáng có trong nền kinh tế tri thức. Ví dụ như không phải tất cả các chuyên san khoa học trong mọi lĩnh vực đều có thể tra cứu được từ ĐHQGHN.

Sinh viên Khoa Quốc tế - ĐHQGHN trong giờ tự học tại thư viện.
Ảnh: BT

Và như vậy thì điều cốt yếu là làm sao, trong tương lai ĐHQGHN có nguồn lực đủ mạnh để vừa chi trả cho các giáo sư và nhà nghiên cứu đủ sức cạnh tranh với quốc tế. Các đại học hàng đầu trên thế giới đều du nhập rất nhiều người nước ngoài vào, và những người trong nước thì có xu hướng ngược lại, để làm cân bằng việc di chuyển nhân sự bên ngoài, đó là sự “chảy máu chất xám” đang xảy ra ở khắp mọi nơi.

Nói đến nguồn nhân lực, dù nhận thực rất rõ, nhưng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ ở Việt Nam càng ngày càng giảm, còn số sinh viên/giảng viên lại tăng...

Theo tôi thì quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Nuôi dưỡng và phát huy các tài năng trẻ (các giảng viên, nghiên cứu viên, nhà quản lý) - đồng thời trao cho họ nhiều cơ hội, chắc chắn sẽ giúp ĐHQGHN thu hút được thêm nhiều nhân tài từ bên ngoài. Một lời khuyên nữa, hãy luôn luôn chọn người giỏi nhất, có nhiều ý tưởng nhất cho công việc - chứ đừng dựa vào những người có tầm ảnh hưởng hay kinh nghiệm nhiều nhất. Và một nguyên tắc vàng, tôi xin nhấn mạnh, là hãy để tất cả các tài năng được tự do nhất thực hiện quyết định của chính họ, giúp biến tất cả tiềm năng của họ thành sản phẩm thực.

Vậy theo ông, Việt Nam nên đẩy mạnh việc gửi sinh viên đi nước ngoài như Trung Quốc đã làm cách đây 30 năm, hay chúng tôi nên đầu tư để giữ chân họ ở lại Việt Nam để tránh tình trạng chảy máu chất xám?

Thứ nhất, tất cả các lĩnh vực trình độ cao nhất thiết cần phải do các tiến sỹ ở nước ngoài trở về đảm trách, trong vòng vài thập kỷ sắp tới. Như vậy, vấn đề ở đây là phải làm sao sử dụng họ một cách hiệu quả nhất sau khi trở về - chế độ lương đặc biệt (chỉ đổi với những người trở về từ các đại học hàng đầu), tăng quyền tự chủ trong công việc của họ... Nếu không, các trường đại học Việt Nam tiếp tục thua trong “cuộc chiến này”

Thứ hai, nên chăng thành lập ngay, càng sớm càng tốt, một trung tâm xuất sắc (dù nhỏ cũng được) tập trung các giáo sư trình độ cao nhất, với cơ chế tài trợ nghiên cứu và lương bổng cao nhất. Việc tuyển chọn các thành viên của trung tâm này phải 100% dựa trên thành tích nghiên cứu của họ - theo các chuẩn mực quốc tế. Đây có thể được coi là nơi đào tạo tiến sỹ trình độ cao trong nước. Làm được việc đó, các bạn coi như đã làm xong bước đầu tiên của việc đào tạo tiến sỹ trình độ quốc tế ở Việt Nam. Một điểm nữa, theo tôi, lương trả cho các cán bộ ở đây nhất thiết phải tương đương với những người trở về từ nước ngoài.

Nhưng không phải tự nhiên mà các đại học Việt Nam có thể áp dụng các chế độ lương đặc biệt, vì họ không có quyền tự chủ cao. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Tự chủ ở đây phải được hiểu nghĩa là tự chủ hoàn toàn; tức là trường đại học phải có quyền chủ động hoàn toàn đối với chương trình, được quyền quản lý toàn bộ về ngân sách và tự do thực hiện mọi quyết định. Như vậy, nghĩa là tự chủ phải được hiểu cả trên khía cạnh chuyên môn lẫn khía cạnh quản lý và tài chính. Một điều nữa, cũng rất quan trọng, giám đốc đại học nên được bầu lên từ Hội đồng đại học (University Council) - trong đó có thành viên của Chính phủ chứ không phải là do Chính phủ trực tiếp chỉ định, như nhiều nơi vẫn làm hiện nay. Tuy nhiên, có được điều này, các trường đại học cũng phải thể hiện được vai trò tự giải trình (accountablity). Trách nhiệm tự giải trình, bản thân nó chứa rất nhiều ý nghĩa. Trách nhiệm tự giải trình bao gồm các báo cáo, cam kết cải tiến liên tục, kiểm định chất lượng ngoài từ các tổ chức trong nước và quốc tế định kỳ 5 năm một (chẳng hạn), đó chính là tự giải trình. Tuy nhiên, nếu hiểu trách nhiệm tự giải trình là việc

Chính phủ phê duyệt kế hoạch chi tiết, hay phê duyệt từ từng chương trình trở hoặc từng bảng lương của cán bộ, thì đó không còn là trách nhiệm tự giải trình theo đúng nghĩa nữa.

 Phạm Hiệp - Hải Thanh thực hiện - Bản tin ĐHQGHN số 220, 2009
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   |