Sự nỗ lực chết người
Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính hiện nay người ta có thể coi những người chỉ trích toàn cầu hóa là những kẻ đang giành được thắng lợi.
Từ nhiều năm nay họ liên tục chống lại tự do thương mại trên toàn thế giới. Giờ đây thông qua cuộc suy thoái lớn nhất kể từ đại chiến thế giới lần thứ hai dường như những luận điểm của họ đang được chứng minh trong thực tế.
|
Đôi nét về tác giả:
Thomas Straubhaar là giáo sư kinh tế quốc dân giảng dạy tại đại học tổng hợp Hamburg (Đức) đồng thời là người lãnh đạo Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới Hamburg . Ông đặc biệt quan tâm nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế. Ngoài ra ông còn chuyên tâm đến chính sách trật tự cũng như những vấn đề về kinh tế giáo dục và kinh tế dân số. | Họ nói, sự phát triển trì trệ cho thấy rõ những thị trường mở và phân công lao động quốc tế đang đi đến đâu và những nhà làm xiếc tài chính tham lam đã lạm dụng thế giới toàn cầu hóa để vơ vét làm giầu cho bản thân mình. Thậm chí nhiều người còn coi toàn cầu hóa đã đến hồi kết.
Những người chỉ trích toàn cầu hóa đang có xu hướng tăng lên. Ngay cả những người từ lâu có cảm tình với toàn cầu hóa giờ đây cũng có những băn khoăn, nghi ngại đối với quá trình này. Người ta nói tới những giới hạn của nền kinh tế thế giới và cần phải suy nghĩ lại đối với thị trường nội địa.
Ở Đức cũng có ý kiến cho rằng nền kinh tế nước này quá thiên về xuất khẩu, cần phải có một chiến lược mới, cần phải tăng cường cầu ở trong nước.
Người ta lớn tiếng đòi xây dựng các “Champions quốc gia”, nghĩa là các tập đoàn chiếm lĩnh cả một ngành lớn xuất phát từ thị trường nội địa. Người ta còn đòi cần có sự hỗ trợ trong việc cơ cấu lại các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, bất chấp điều đó có gây bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài hay không. Giờ đây lại vang lên những yêu cầu lỗi thời về việc xây dựng rào chắn bảo hộ về pháp lý - nhằm trước hết chống lại các nhà đầu tư nước ngoài.
Thực chất đang hình thành một đại liên minh chống lại nền thương mại thế giới: mục tiêu chung của lien minh này là chấm dứt quá trình toàn cầu hóa đáng nguyền rủa, kết nối lực lượng chống toàn cầu hóa của cánh tả và các lý thuyết gia cánh hữu về sự tự co cụm, tách biệt với xung quanh. Lực lượng này đang tạo nên một khối liên minh ngày càng rộng lớn hơn nhằm chống lại toàn cầu hóa thị trường và sự cạnh tranh vươn ra ngoài biên giới quốc gia.
Cơ hội cho những người nghèo
Những người đã đạt được một mức sống cao, so sánh với các nước khác trên thế giới, lúc này có thể xả hơi và suy ngẫm về một hướng đi mới của nền kinh tế thế giới. Nhưng với phần lớn người dân trên thế giới thì toàn cầu hóa có ý nghĩa quyết định, thậm chí là cơ hội lớn nhất để giúp cải thiện điều kiện sống của họ và để khắc phục tình trạng đói nghèo tràn lan hiện nay.
Dân số thế giới hiện khoảng 6,6 tỷ người và trên một nửa phải sống trong tình trạng nghèo khổ. Nhiều người trong số họ sống với mức mỗi ngày chỉ có 2 đôla. Đối với người nghèo và nghèo nhất thì không có cái gì có thể thay thế cho toàn cầu hóa. Nhất là dân số ở những khu vực nghèo khổ đang tiếp tục tăng lên trong khi xã hội châu Âu đang ngày càng bị già hóa và teo lại.
Chỉ sau 20 năm nữa dân số Trung quốc sẽ lên tới 1,4 tỷ , không lâu nữa ba nước Ấn độ, Pakistan và Bangladesch sẽ có 2 tỷ người. Để tạo điều kiện sống tốt đẹp hơn cho số người đông đảo này không thể không tham gia vào sự phân công lao động quốc tế để thụ hưởng những thành tựu của sự phân công lao động này. Vì thế chỉ có thể ủng hộ, khuyến khích sự phát triển kinh tế góp phần giảm đói nghèo hàng loạt trên thế giới.
Khác với quan niệm khá phổ biến rằng nghèo đói là hệ quả của quá trình toàn cầu hóa. Thực chất đói nghèo thường xẩy ra ở các xã hội khép kín. Chính nhờ có toàn cầu hóa và chỉ có thể thông qua toàn cầu hóa mới có thể khắc phục những hậu quả tai hại của tệ lạm dụng quyền lực, tệ tham nhũng và sự hành xử mang nặng đầu óc gia đình chủ nghĩa, kéo bè kết cánh để bảo vệ người dân trước sự chuyên quyền độc đoán và áp bức bóc lột của tầng lớp cầm quyền.
Đánh tráo nguyên nhân và tác động
Vào lúc này mà buộc toàn cầu hóa phải chịu trách nhiệm trước tình trạng đói khổ, bần cùng hàng loạt, thiếu tự do và đè nén, áp bức là không đúng. Làm như vậy là đánh tráo nguyên nhân và kết quả.
Toàn cầu hóa không gây nên tình trạng đói nghèo trên diện rộng ở châu Phi, châu Á hay Mỹ La tinh. Ngược lại nó giúp cho các nước nghèo ở đây nâng cao mức sống bình quân của mình.
Sự nới lỏng chính sách tiền tệ đang gây nhiều tranh cãi bên cạnh việc gây ra sự phản đối quyết liệt, sự cường điệu một cách thái quá và những khoản chi phí khổng lồ để giải quyết hậu quả thì với những khu vực kém phát triển trên thế giới nó cũng mang lại một số lợi ích. Trong 30 năm qua nguồn vốn đầu tư rất dồi dào do đó người ta có thể đầu tư vào những dự án chứa đựng khá nhiều yếu tố rủi ro tại các nước mới nổi ở châu Á và Mỹ La tinh.
Điều này góp phần phát triển mạnh mẽ nền kinh tế ở các nước đó. Giờ đây khi phân tích đúng đắn về nguyên nhân sai sót để sửa chữa khắc phục những nguyên nhân đó để ngăn chặm không để tái xuất hiện khủng hoảng thị trường tài chính trong tương lai thì cái giá phải trả là sự thiếu hụt nguồn vốn đầu tư rủi ro trên toàn thế giới. Điều này cũng có nghĩa những nền kinh tế nghèo sẽ gặp nhiều khó khăn và phải chi phí cao hơn để có thể giải quyết được các nhu cầu về vốn của mình. Tốc độ tăng trưởng và quá trình vươn lên để rượt đuổi những nền kinh tế phát triển sẽ bị chậm lại.
Vì thế sự chấm dứt các dòng chảy tài chính mà người ta đang ca ngợi hiện nay sẽ không thể cải thiện tình hình của những người nghèo nhất. Những tiến bộ còn quá chậm chạp hiện nay nhằm cải thiện điều kiện sống cho đông đảo người nghèo chỉ có thể thực hiện được thông qua toàn cầu hóa.
Cuộc khủng hoảng tài chính thay đổi toàn cầu hóa
Những nước bên ngoài Bắc Mỹ và châu Âu trong tương lai sẽ không chấp nhận vai trò là những công xưởng kéo dài. Họ cũng sẽ không còn hài lòng khi chỉ là trụ sở của các hãng con hoặc chỉ là nhà cung cấp cho các tập đoàn phương tây. Toàn cầu hóa không thể tiếp tục là con đường một chiều.
Điều này chính là hậu quả thực sự của cuộc khủng hoảng tài chính : Trong quá trình toàn cầu hóa này phương tây sẽ không còn là trung tâm và các châu lục khác bám quanh nó chỉ đóng vai trò chầu rìa. Thay vào đó sẽ hình thành một mạng lưới trải rộng trên toàn thế giới với sự tham gia của các đối tác khác nhau nhưng bình đẳng với nhau để cùng thúc đẩy quá trình phân công lao động trên toàn thế giới.
Những thành viên mới của toàn cầu hóa sẽ tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào quá sản xuất những sản phẩm cao cấp và cung cấp các dịch vụ đa dạng, phong phú như các quốc gia phương tây. Về phần mình các quốc gia này sẽ ngày càng có nhiều trọng lượng hơn trên nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới, trước hết họ đi đầu về mặt giá thành và chẳng chóng thì chày các nước đó thậm chí sẽ đi đầu cả về mặt công nghệ trên thị trường thế giới.
Những nước này sẽ không để cho toàn cầu hóa bị chấm dứt vào lúc này và họ coi đây chỉ là đoạn kết của sự mở đầu.
|