Nguyễn Phương Hà phuongha1998@gmail.com: Xin Giáo sư Nguyễn Hữu Đức có thể giới thiệu về các chương trình đào tạo đạt trình độ quốc tế của ĐHQGHN?
GS. TS Nguyễn Hữu Đức: Từ năm 1997, ĐHQGHN là đơn vị tiên phong trong cả nước có sáng kiến và đã tổ chức thành công các chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng và chất lượng cao. Hiện nay, ĐHQGHN tiếp tục phát triển các chương tình đào tạo này theo hướng quốc tế hóa và mở rộng qui mô thành các chương tình đào tạo đạt chuẩn quốc tế. Đây là nội dung chủ yếu của Nhiệm vụ chiến lược, từng bước xây dựng các khoa, trường đại học thành viên của ĐHQGHN đạt trình độ quốc tế. Nhiệm vụ này còn được gọi tắt là Đề án 16 + 23: trong số 82 chương trình đào tạo đại học chọn 16 ngành và trong số hơn 200 chương trình đào sau đại học chọn 23 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 23 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ để phát triển đạt chuẩn quốc tế.
|
GS.TS Nguyễn Hữu Đức - Phó giám đốc ĐHQGHN |
Đây là một đề án tích hợp rất nhiều nhiệm vụ, từ đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển đội ngũ cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất… kể cả khả năng mời các nhà khoa khoa học hàng đầu đến giảng dạy và nghiên cứu. Sinh viên tham gia các chương trình này được hỗ trợ để nâng cao trình độ tiếng Anh đạt chuẩn tương đương 6.0 EILTS, được các giảng viên giỏi của Việt Nam và các giáo sư nước ngoài giảng dạy bằng tiếng Anh, được tham gia các chương trình liên kết giữa ĐHQGHN với các viện nghiên cứu và các tập đoàn, doanh nghiệp...
Năm 2010, ĐHQGHN triển khai 7 chương trình đào tạo bậc đại học theo Nhiệm vụ chiến lược là Cử nhân Khoa học máy tính, Công nghệ Điện tử viễn thông, Vật lý, Sinh học, Địa chất, Ngôn ngữ học và Quản trị kinh doanh. Ngoài ra, ĐHQGHN còn tổ chức đào tạo 3 chương trình đào tạo tiên tiến của Bộ Giáo dục & Đào tạo là: Toán học, Hóa học và Khoa học môi trường.
Chúng tôi tin tưởng với việc triển khai các chương trình này, ĐHQGHN sẽ thực hiện tốt hơn nữa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: “Sinh viên tốt nghiệp đại học có thể học tập, nghiên cứu và làm việc tại bất cứ quốc gia nào”.
Thúy Sen, nữ, 20 Tuổi email senhong@yahoo.com: Tôi có nghe nói về chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng, đề nghị các thầy cho biết rõ hơn về chương trình này?
GS. TS Nguyễn Hữu Đức: Chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng thực sự đã trở thành thương hiệu của ĐHQGHN, có uy tín ở trong nước và trên thế giới, thực hiện tốt mục tiêu phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Với mục tiêu đó, các chương trình này không ngừng được đầu tư và phát triển.
Kể từ năm 2010, sinh viên hệ đào tạo cử nhân tài năng được ĐHQGHN hỗ trợ học bổng phát triển ở mức 1 triệu đồng/tháng và được ở miễn phí trong kí túc xá. Các sinh viên này đồng thời là đối tượng được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện để sau này tiếp tục học tập, nghiên cứu trở thành nòng cột cho nền khoa học cơ bản tương lai của nước nhà, là nguồn giảng viên ĐHQGHN và cán bộ nghiên cứu của các viện nghiên cứu trong cả nước.
Giới trẻ của Việt Nam đang hân hoan với tin GS. Ngô Bảo Châu – cựu học sinh chuyên Toán của ĐHQGHN đang trở thành ứng viên sáng giá cho giải thưởng Fields của thế giới năm 2010. Tôi tin tưởng rằng, chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng tiếp tục được các tài năng trẻ Việt Nam quan tâm và ĐHQGHN sẽ luôn đồng hành cùng thành công của các bạn.
Phạm Phương Dung , Nữ - 17 Tuổi: Em có nguyện vọng đăng kí vào Khoa tiếng Pháp sư phạm của Trường ĐH Ngoại Ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội. Em lại cũng rất muốn vào khoa Kế Toán của trường Kinh Tế nhưng không đủ tự tin. Và được biết Trường cho sinh viện được học 2 chương trình. Vậy em xin hỏi điều kiện để được học hai chương trình là gì ạ? Em xin cảm ơn!
TS Đỗ Tuấn Minh (Phó Hiệu Trưởng trường ĐHNN): Em hòan toàn có thể thi vào khoa tiếng Pháp của trường ĐHNN - ĐHQG HN và trong quá trình học vẫn có thể thoả mãn được nguyện vọng theo học một chuyên ngành thuộc trường ĐH Kinh tế. Điều kiện được học bằng thứ hai là sau năm thứ nhất nếu sinh viên ĐHNN - ĐHQGHN đạt điểm trung bình chung từ 2.0 trở lên thì có thể đăng kí được xét tuyển theo học một trong các chuyên ngành sau: Tài chính ngân hàng, Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh ( ĐHKT), Du lịch học (ĐHKHXHNV), Luật học (khoa Luật -ĐHQGHN)
Vũ Thị Nhi , Nữ - 18 Tuổi: Thưa thầy, hiện nay trường KHXH&NV có ngành Nhân học thì ngành này đào tạo như thế nào? Sau khi ra trường em có thể làm việc ở đâu?
Ths. Đinh Việt Hải, Phó Trưởng phòng đào tạo Trường KHXH&NV: Năm 2010, ĐH KHXH&NV tuyển sinh khóa thứ hai ngành Nhân học. Đây là ngành đào tạo cung cấp cho người học kiến thức chuyên ngành về con người, lịch sử - văn hóa – xã hội trên cơ sở chọn lọc những thành tựu nghiên cứu Nhân học của nhân loại và nền tảng phát triển, đào tạo và nghiên cứu dân tộc học VIệt Nam, tạo thành chương trình đào tạo cử nhân phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội VIệt Nam nhưng vẫn đảm bảo điều kiện để người học có khả năng hội nhập với nền Nhân học ở khu vực và trên thế giới.
|
ThS. ĐInh Việt Hải - Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐHKHXH&NV |
Cử nhân ngành Nhân học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực. Ngoài việc nghiên cứu, giảng dạy Nhân học, cử nhân ngành Nhân học làm chuyên gia tư vấn cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động quảng bá văn hóa hoặc ở các vị trí thực hiện công việc phân tích thị trường, phân tích hay điều phối của các dự án. Cơ hội học tập sau đại học ở nước ngoài đối với ngành Nhân học rất lớn trong trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.
Thúy Ngà, 18 Tuổi (Hà Nội): Em có nguyện vọng trở thành sinh viên ĐHQGHN. Em thấy người ta thường nói: ĐHQGHN – một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, sinh viên học tập ở ĐHQGHN có được hưởng thêm lợi thế nào nữa không thưa các thầy?
GS. TS Nguyễn Hữu Đức: Đối với vấn đề mà em đang quan tâm nhất trong mùa tuyển sinh và quá trình học tập của em sắp tới, tôi có thể giới thiệu ngay một số lợi thế trực tiếp đối với sinh viên. Hiện nay, ĐHQGHN đang triển khai đào tạo theo phương thức tín chỉ. Theo phương thức này, sinh viên được tạo điều kiện lựa chọn, xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với bản thân theo các khả năng sau đây:
Thứ nhất, ở ĐHQGHN nhiều môn học, nhất là các môn học thuộc khối kiến thức chung và kiến thức cơ bản như Tin học cơ sở, Toán học, Vật lý, Hóa học, Lý luận chính trị, Ngoại ngữ... được xây dựng và tổ chức đào tạo thống nhất trong toàn ĐHQGHN. Sinh viên có thể lựa chọn lớp môn học, giảng viên và thời điểm học ở bất cứ trường đại học thành viên nào của ĐHQGHN phù hợp với nguyện vọng.
Thứ hai, ngoài các môn học qui định trong chương trình đào tạo của ngành học đã chọn, sinh viên có thể được một số môn học thay thế hoặc học thêm một số môn học khác cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của mình ở một ngành khác, thuộc khoa khác hoặc trường đại học thành viên khác. Ví dụ: sinh viên khoa học tự nhiên, công nghệ có thể chọn học một số môn học thuộc lĩnh vực kinh tế và quản lý, sinh viên ngành ngôn ngữ có thể chọn một số môn của ngành báo chí…
Thứ ba, sinh viên ĐHQGHN có khả năng được học một lúc cả hai chương trình đào tạo (một ngành mà em đã trúng tuyển và một ngành thứ 2 tại một trường đại học thành viên khác) để khi tốt nghiệp nhận 2 bằng đại học chính qui. Đây là hình thức đào tạo bằng kép đang được sinh viên ĐHQGHN hồ hởi đón nhận, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp liên ngành, đa ngành,...
Nguyễn Thế Tài , Nam - 25 Tuổi: Các thầy có thể cho biết sau năm học thứ nhất sinh viên cần đạt những điều kiện gì để được đăng ký chuyển sang học thêm một ngành khác của một trường khác cùng thuộc ĐHQGHN. Em xin cảm ơn!
|
TS. Vũ Viết Bình - Phó Trưởng ban Ban Đào tạo - ĐHQGHN |
TS Vũ Viết Bình, Phó Trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội: Em muốn học song song hai chương trình đạo tạo thì đạt điểm trung bình chung tích lũy năm học thứ nhất phải đạt từ 2,5 trở lên.
Hoa , Nữ - 19 Tuổi: Chỉ tiêu tuyển sinh của ngành sư phạm Anh (ĐH Ngoại ngữ) năm nay là bao nhiêu và điểm chuẩn của ngành có sự biến động nhiều không thưa thầy?
TS Đỗ Tuấn Minh (Phó Hiệu trưởng trường ĐHNN): Tổng số chỉ tiêu tuyển sinh vào ngành Tiếng Anh ( các chuyên ngành SP Tiếng Anh, Tiếng Anh, Tiếng Anh - Kinh Tế Đối Ngoại, Tiếng Anh - Tài chính ngân hàng, Tiếng Anh - Quản trị kinh doanh) là 520 chỉ tiêu trong đó SP Tiếng Anh là 300. Điểm chuẩn của ngành là năm ngoái là 25 điểm trong đó ngoại ngữ nhân đôi. Điểm chuẩn của ngành trong những năm gần đây không có biến động nhiều.
Ngọc Hùng , Nam - 18 Tuổi: Năm 2010, ĐHQG HN sẽ có những ưu tiên gì cho học sinh đoạt giải quốc gia?
TS Vũ Viết Bình - Phó Trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội: Năm 2010 ĐHQG Hà Nội vẫn thực hiện ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh hiện hành (chỉ cần đạt điểm sàn của Bộ GD-ĐT quy định) đối với những thí sinh đoạt giải quốc gia trong kì thi chọn HS giỏi THPT năm 2010.
Ngoài ra, các em đoạt giải và từ điểm sàn trở lên sẽ được tuyển thẳng vào Chương trình tiên tiến (gồm các ngành Toán học, Hóa học, Khoa học môi trường) tổ chức tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên. Đây là nét mới của năm nay.
Nguyễn Thị Thư , Nữ - 18 Tuổi: Em được biết ĐH Giáo dục đào tạo các ngành sư phạm Toán, Lí, Hoá.. vậy thời gian học là bao nhiêu năm? Khi học xong các em có thể đi dạy học tại các trường THCS hay THPT không?
Ths. Trần Hữu Hoan (Trưởng phòng ĐT – Công tác sinh viên, ĐHGD – ĐHQGHN): Trường ĐHGD – ĐHQGHN đào tạo ngành SP theo mô hình 3+1 nghĩa là 3 năm học đầu các em được đào tạo kiến thức khoa học cơ bản của các ngành tại trường ĐHKHTN và ĐHKHXHNV thuộc ĐHQGHN, năm thứ 4 em được đào tạo kiến thức khoa học giáo dục, khoa học sư phạm tại trường ĐHGD với mục đích là đào tạo giáo viên chất lượng cao cho mọi bậc học. Chỉ tiêu đào tạo cho các ngành SP của trường là 50 trên một ngành, chỉ tiêu này giữ trong 10 năm không tăng. Khi học xong các em hòan tòan có thể dạy ở các bậc học ( tùy thuộc trình độ của từng em).
Nguyễn Văn Giang , Nam - 18 Tuổi: Em muốn biết thêm thông tin về ngành "hoá dược" của trường mới được mở năm nay? Xin cảm ơn.
Phó Trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội – TS Vũ Viết Bình: Ngành Hóa dược được tổ chức đào tạo tại Khoa Hóa (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên), có mã 210, tuyển sinh khối A.
Lê Văn Lưu , Nam - 18 Tuổi: Em có nguyện vọng thi vào khối D5 ĐH Khoa học xã hội và nhân văn nhưng không biết điểm thi môn ngoại ngữ của khối D5 có được nhân 2 không? Nếu em rớt nguyện vọng 1 khối D5 thì có quyền nộp đơn xét tuyển vào nguyện vọng 2 của trường không và được nộp đơn xét tuyển nguyện vọng vào ngành nào?
Ths. Đinh Việt Hải, Phó Trưởng phòng đào tạo Trường KHXH&NV: Các ngành của ĐHKHXH&NV tuyển sinh khối D (từ 1 đến 6) đều không nhân hệ số 2. Em có quyền nộp đăng ký nguyện vọng 2 ở tất cả các ngành của trường có chỉ tiêu nguyện vọng 2 dành cho khối D. Chúc em thi tốt và trúng tuyển ngay từ nguyện vọng 1 nhé.
Lê Quang Huy , Nam - 20 Tuổi: Sau khi sinh viên tốt nghiệp ngành Hoá của trường ĐHKHTN có thể làm việc tại đâu? Nhu cầu đối với ngành này hiện nay và sắp tới như thế nào?
|
ThS. Đoàn Văn Vệ - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐHKHTN |
Ths. Đoàn Văn Vệ Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên: Em có thể giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng va lam viec tai các viện nghiên cứu (Viện Hóa học, Viện Hóa học và các hợp chất tự nhiên...), các công ty liên doanh, các sở khoa học – công nghệ, tài nguyên – môi trường.
Các sinh viên đang học ngành Hóa học, Công nghệ hóa học ngay tới năm thứ 3 đã có địa chỉ làm việc.
Nguyễn Ánh Kim , Nữ - 18 Tuổi: Em muốn hỏi rõ hơn 1 chút về chương trình đào tạo bằng kép. Chẳng hạn em học khoa Báo chí trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn, và em muốn học thêm 1 bằng nữa của trường ĐH Kinh tế thì có được không? Hay chỉ được học 2 khoa trong cùng 1 trường ĐH? Và hình thức đăng ký, điều kiện để được học thế nào? Em xin cảm ơn.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thư, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế (ĐHQG HN): Hiện nay, Trường ĐH Kinh tế mới chỉ có đào tạo bằng kép với Trường ĐH Ngoại ngữ. SV ĐH Kinh tế có cơ hội được sang học ngành tiếng Anh tại Trường ĐH Ngoại ngữ, và SV Trường ĐH Ngoại ngữ có cơ hội được sang học các ngành Kinh tế đối ngoại, Quản trị Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng tại Trường ĐH Kinh tế.
Ngoài ra SV ngành Kinh tế Chính trị, Kinh tế Phát triển của Trường ĐH Kinh tế còn có cơ hội được học thêm ngành Tài chính – Ngân hàng, Kế toán của Trường ĐH Kinh tế. Vì vậy nếu em là SV khoa Báo chí của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì chưa có chương trình bằng kép cho em sang học tại Trường ĐH Kinh tế.
Trần Nam Anh , Nam - 20 Tuổi Em đang muốn thi vào ngành Đông phương học của ĐH Khoa học xã hội và nhân văn nhưng không biết nghành này học những gì? Em nghe nói ngành tiếng Nhật, tiếng Hàn năm nay đã “thoát” ra khỏi Đông phương học của trường ĐHKHXHNV TpHCM vậy ĐHKHXHNV HN có còn hai ngành này không? Khi ra trường em dễ tìm việc ở đâu?
ThS. Đinh Việt Hải: Năm 2010, ngành Đông phương học tuyển sinh và đào tạo 5 chuyên ngành: Hàn Quốc học, Trung Quốc học, Nhật Bản học, Đông Nam Á và Australia học, Ấn Độ học. Đây là ngành đào tạo nhiều năm nay có điểm trúng tuyển hang đầu của ĐH KHXH&NV.
Sinh viên ngành Đông phương học hiện đang có cơ hội việc làm rất lớn ngay từ khi đang học năm học thứ 3. Tỷ lệ sinh viên của ngành Đông phương học có việc làm sau khi tốt nghiệp tới hơn 90% mà hầu hết là làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và lien doanh, các tổ chức phi chính phủ. Nhiều sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đã được nhận học bổng sau đại học ở nhiều trường đại học đối tác của ĐH KHXH&NV. Em có thể tìm hiểu thêm về ngành Đông phương học và nhiều ngành khác của trường tại địa chỉ: http://ussh.edu.vn hoặc http://dt.ussh.edu.vn
Nguyễn Minh Tân , Nam - 18 Tuổi: Khoa Luật - ĐHQG HN tại sao không trực thuộc ĐHQG HN mà lại trực thuộc ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn?
Phó Trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội – TS Vũ Viết Bình: Khoa Luật hiện nay là một đơn vị đào tạo trực thuộc ĐHQG Hà Nội, không thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Nguyễn Thùy Linh , Nữ - 18 Tuổi: Năm nay thi đại học, cháu có nguyện vọng thi vào đại học KHXH-NV nhưng liệu khi cháu thi khối A vào khoa Quốc tế học hoặc Du lịch thì sang năm thứ 2, nếu đủ điều kiện cháu có thể học thêm ngành Đông phương học nữa không? Cháu có thể nộp 2 hồ sơ của cùng 1 khối vào cùng một trường có được không? Cháu xin cảm ơn.
THS. Đinh Việt Hải: Khi em trúng tuyển vào trường, sau năm học đầu tiên, nếu em đáp ứng điều kiện học tập thì em có cơ hội học ngành thứ hai. Ngành thứ hai đó không chỉ là ngành Đông phương học mà còn nhiều ngành khác có tổ chức đào tạo ngành thứ hai của tất cả các đơn vị thành viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Em có thể nộp 2 hồ so của cùng 1 khối vào trường nhưng đến buổi làm thủ tục dự thi em sẽ xác nhận ngành nào là ngành em chính thức dự thi. Chúc em thành công trong kỳ thi năm nay và trở thành một thành viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Vũ Thanh Minh , Nam - 18 Tuổi: Em đang học tại Khoa Kinh tế ĐHQG, chuyên ngành Hệ thống thông tin, năm nay em định thi tiếp vào ngành Kế toán của trường liệu có được không? Và nếu em đậu thì có được học 1 lúc 2 ngành không? Hồ sơ thủ tục làm thế nào?
Phó Trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội – TS Vũ Viết Bình: ĐHQG Hà Nội không có Khoa Hóa dầu mà chỉ có chuyên ngành về Hóa dầu thuộc ngành Công nghệ Hóa học. Nếu em có NV học về Hóa dầu nên đăng ký học ngành Công nghệ hóa học.
Sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội để làm việc vì nhu cầu nhân lực về ngành này rất cao.
Lê Thị Trà , Nữ - 18 Tuổi: Em muốn biết thêm thông tin về khoa Hoá dầu của trường đại học Quốc Gia Hà Nội. Học xong ngành ấy thì sau ra trường sẽ làm công việc gì? Xin ban tư vấn trả lời giúp em, em xin cảm ơn.
Phó Trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội – TS Vũ Viết Bình: ĐHQG Hà Nội không có Khoa Hóa dầu mà chỉ có chuyên ngành về Hóa dầu thuộc ngành Công nghệ Hóa học. Nếu em có NV học về Hóa dầu nên đăng ký học ngành Công nghệ hóa học.
Sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội để làm việc vì nhu cầu nhân lực về ngành này rất cao.
Phạm Phương Dung , Nữ - 17 Tuổi: Em có nguyện vọng đăng kí vào Khoa tiếng Pháp sư phạm của Trường ĐH Ngoại Ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội. Em lại cũng rất muốn vào khoa Kế Toán của trường Kinh Tế nhưng không đủ tự tin. Và được biết Trường cho sinh viện được học 2 chương trình. Vậy em xin hỏi điều kiện để được học hai chương trình là gì ạ? Em xin cảm ơn!
TS Đỗ Tuấn Minh ( Phó Hiệu Trưởng trường ĐHNN): Em hòan toàn có thể thi vào khoa tiếng Pháp của trường ĐHNN - ĐHQG HN và trong quá trình học vẫn có thể thoả mãn được nguyện vọng theo học một chuyên ngành thuộc trường ĐH Kinh tế. Điều kiện được học bằng thứ hai là sau năm thứ nhất nếu sinh viên ĐHNN - ĐHQGHN đạt điểm trung bình chung từ 2.0 trở lên thì có thể đăng kí được xét tuyển theo học một trong các chuyên ngành sau: Tài chính ngân hàng, Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh ( ĐHKT), Du lịch học (ĐHKHXHNV), Luật học (khoa Luật -ĐHQGHN)
Vũ Thị Nhi , Nữ - 18 Tuổi: Thưa thầy, hiện nay trường KHXH&NV có ngành Nhân học thì ngành này đào tạo như thế nào? Sau khi ra trường em có thể làm việc ở đâu?
ThS. Đinh Việt Hải: Năm 2010, ĐH KHXH&NV tuyển sinh khóa thứ hai ngành Nhân học. Đây là ngành đào tạo cung cấp cho người học kiến thức chuyên ngành về con người, lịch sử - văn hóa – xã hội trên cơ sở chọn lọc những thành tựu nghiên cứu Nhân học của nhân loại và nền tảng phát triển, đào tạo và nghiên cứu dân tộc học VIệt Nam, tạo thành chương trình đào tạo cử nhân phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội VIệt Nam nhưng vẫn đảm bảo điều kiện để người học có khả năng hội nhập với nền Nhân học ở khu vực và trên thế giới.
Cử nhân ngành Nhân học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực. Ngoài việc nghiên cứu, giảng dạy Nhân học, cử nhân ngành Nhân học làm chuyên gia tư vấn cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động quảng bá văn hóa hoặc ở các vị trí thực hiện công việc phân tích thị trường, phân tích hay điều phối của các dự án. Cơ hội học tập sau đại học ở nước ngoài đối với ngành Nhân học rất lớn trong trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.
Nguyễn Thế Tài , Nam - 25 Tuổi: Thầy có thể cho biết sau năm học thứ nhất sinh viên cần đạt những điều kiện gì để được đăng ký chuyển sang học thêm một ngành khác của một trường khác cùng thuộc ĐHQGHN. Em xin cảm ơn!
Phó Trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội – TS Vũ Viết Bình: Em muốn học song song hai chương trình đạo tạo thì đạt điểm trung bình chung tích lũy năm học thứ nhất phải đạt từ 2,5 trở lên.
Hoa , Nữ - 19 Tuổi: Chỉ tiêu tuyển sinh của ngành sư phạm Anh (ĐH Ngoại ngữ) năm nay là bao nhiêu và điểm chuẩn của ngành có sự biến động nhiều không thưa thầy?
TS Đỗ Tuấn Minh ( Phó Hiệu trưởng trường ĐHNN): Tổng số chỉ tiêu tuyển sinh vào ngành Tiếng Anh ( các chuyên ngành SP Tiếng Anh, Tiếng Anh, Tiếng Anh - Kinh Tế Đối Ngoại, Tiếng Anh - Tài chính ngân hàng, Tiếng Anh - Quản trị kinh doanh) là 520 chỉ tiêu trong đó SP Tiếng Anh là 300. Điểm chuẩn của ngành là năm ngoái là 25 điểm trong đó ngoại ngữ nhân đôi. Điểm chuẩn của ngành trong những năm gần đây không có biến động nhiều.
Mai Hiên, nữ 19 tuổi (TP HCM): Thưa Thầy Minh, em được biết trường ĐHNN-ĐHQGHN của Thầy có đào tạo bằng kép. Xin Thầy vui lòng cho biết điều kiện để được học bằng kép là gì?
TS Đỗ Tuấn Minh (Phó Hiệu trưởng trường ĐHNN): Điều kiện: Sinh viên đã học xong năm thứ nhất ở trường ĐHNN, có điểm TBC tích lũy từ 2,0/4,0 trở lên được phép đăng ký học thêm một chương trình đào tạo thứ hai ở các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN.
Sau 5 năm, các em tốt nghiệp sẽ được cấp 2 bằng đại học chính quy:
• Cử nhân kinh tế đối ngoại của Trường Đại học kinh tế
• Cử nhân Tài chính-ngân hàng của trường ĐHKT
• Cử nhân quản trị kinh doanh của trường ĐHKT
• Cử nhân du lịch học của trường ĐHKHXH&NV
• Cử nhân Luật học của Khoa Luật.
• Cử nhân Tiếng Anh của trường ĐHNN (đ/kiện sau 1 năm học môn Tiếng thứ nhất, các em phải đạt điểm TBC tích luỹ từ 2.0 trở lên được đăng ký học thêm ngành tiếng thứ 2).
Thành Minh, Nam, 54 Tuổi (Hà Nội): Con tôi năm nay dự thi vào Khoa Quản trị Kinh doanh của trường ĐHKT(ĐHQGHN), nếu đỗ và vào học năm thứ nhất, nếu có nguyện vọng lấy “bằng kép” là nghành kế toán thì có được không? Nếu được thì phải đáp ứng các điều kiện gì? Xin cảm ơn.
ThS. Nguyễn Thị Thư, Phó phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế: Hiện nay, nếu thí sinh dự thi vào khoa QTKD thì sẽ học chương trình đào tạo đạt trình độ quốc tế, chương trình được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình QTKD của ĐH California – Berkeley Hoa Kỳ, là một trong các trường ĐH hàng đầu thế giới về QTKD. Khi vào học năm thứ nhất, sinh viên được học 1 năm tiếng Anh. Đến năm thứ 2,3 đa số các môn học được dạy bằng Tiếng Anh. Khi ra trường các em có trình độ chuyên môn tốt, có tiếng Anh tốt (IELTS từ 6,0 trở lên) để có thể làm việc trong các tập đoàn, công ty nước ngoài.
Hiện nay, chúng tôi chưa có chương trình bằng kép cho sinh viên nghành QTKD sang học nghành Kế toán, mới chỉ có sinh viên ngành KTCT và ngành KTPT sang học ngành Kế toán với điều kiện sinh viên có điểm TBC tích luỹ sau năm thứ nhất đạt từ 2,0 trở lên và có điều kiện về kinh phí để học thêm 1 bằng đại học chính quy ngành Kế toán.
Gia Vũ, Nam, 19 Tuổi: Thưa Thầy em muốn học ngành kép của trường ĐHNN- ĐHQGHN, điểm xét tuyển để được học ngành kép là bao nhiêu? và em muốn được học lớp cử nhân chất lượng cao của trường Thầy thì cần có điều kiện gì?
TS Đỗ Tuấn Minh: Năm học 2009- 2010, trường ĐHNN-ĐHQGHN mở thêm ngành kép(mã ngành 721). Điểm chuẩn của ngành Tiếng Anh Tài chính- Ngân hàng là 29,5 điểm; Tiếng Anh Quản trị kinh doanh là 28 điểm và Tiếng Anh Kinh tế đối ngoại là 26 điểm.
Các em cứ thi đỗ vào các khoa đào tạo của trường ĐHNN- ĐHQGHN.Sau đó, các em đăng ký được thi vào lớp CLC của khoa đào tạo mà mình thi đỗ, nhà trường sẽ tổ chức thi kiểm tra năng lực tiếng của các em và những em đạt điểm cao sẽ được vào lớp CLC học (lấy điểm từ cao xuống thấp).
Lê Thảo, 18 Tuổi, Nữ, Hà Nội: Em muốn thi vào trường ĐH Công nghệ. Cho em hỏi năm nay tuyển sinh của trường có gì khác so với mọi năm?
|
TS. Nguyễn Việt Hà, Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Công nghệ |
TS. Nguyễn Việt Hà, Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Công nghệ: Năm nay trường ĐH CN tuyển sinh theo các nhóm ngành bao gồm Nhóm ngành Công nghệ Thông tin 310 chỉ tiêu; Nhóm ngành Công nghệ Điện tử Viễn thông, Cơ điện tử 140 chỉ tiêu; và nhóm ngành Nhóm ngành Vật lý kỹ thuật, Cơ học kỹ thuật 110 chỉ tiêu. Việc tuyển sinh theo nhóm ngành sẽ giúp các bạn có cơ hội trúng tuyển cao hơn.
Mai Giang Nam, Nam, 17 tuổi, Hải Phòng: Em nghe nói Trường ĐH Công nghệ có chương trình bằng kép, thày có thể cho biết thêm thông tin?
TS. Nguyễn Việt Hà, Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Công nghệ: Ngoài các chương trình bằng kép của ĐHQG HN, trong nội bộ trường ĐH CN chúng tôi có chương trình bằng kép giữa ngành Vật lý kỹ thuật và ngành Công nghệ Điện tử Viễn thông; và giữa ngành Cơ học kỹ thuật và ngành Công nghệ thông tin. Nghĩa là sinh viên của ngành này có thể đăng ký học thêm các môn học bổ sung để lấy thêm một bằng của ngành kia.
Vũ Long, Nam 17 Tuổi, Bắc Giang: Em được biết Trường ĐH CN có đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật theo định hướng công nghệ nano. Vậy cơ hội tìm việc của ngành này như thế nào?
TS. Nguyễn Việt Hà, Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Công nghệ: Ngành Vật lý kỹ thuật của Trường đang đào tạo theo các chuyên ngành mới và hiện đại trên thế giới như Công nghệ nanô, Công nghệ quang tử, Công nghệ nanô sinh học,… Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục giảng dạy tại các trường đại học, làm nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu trong và ngoài nước; làm chuyên gia kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo và kinh doanh các thiết bị khoa học kỹ thuật, thiết bị điện tử, thiết bị y tế; các loại vật liệu, linh kiện mới... Ngoài ra sinh viên còn có cơ hội được gửi đi đào tạo sau đại học ở nước ngoài.
Huệ Hương, 20 Tuổi, Nam Định: Ngành Sinh hoc và Công nghệ Sinh học khác nhau thế nào? Học ngành công nghệ sinh học khi ra trường sẽ làm gì, ở đâu?
ThS. Đoàn Văn Vệ: Ngành Sinh học và ngành Công nghệ Sinh học đang được đào tạo tại Trường ĐHKHTN. Ngành Sinh học: trang bị cho sinh viên các nguyên lý cơ bản và các quá trình sinh học của khoa học sự sống ở các mức độ phân tử, tế bào, cơ quan, cơ thể, quần xã; mối quan hệ của chúng với nhau và với môi trường ngoài. các phương pháp nghiên cứu về sinh học phân tử và tế bào, sinh học cơ thể thực vật, động vật và người, sinh học quần thể, quần xã, hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Ngành Công nghệ Sinh học: trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: nguyên lý và quá trình sinh học đại cương, cơ sở về sinh học thực nghiệm, nội dung cơ bản về công nghệ sinh học để ứng dụng vào các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học; đồng thời trang bị những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học.
Học ngành Công nghệ Sinh học ra trường sẽ làm những việc sau: giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, các công ty liên doanh sản xuất và ứng dụng công nghệ sinh học hoặc được cho đi đào tạo ở nước ngoài (đang cần rất nhiều người giỏi lĩnh vực này), các phòng thí nghiệm, các đơn vị, bệnh viện… Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của Công nghệ sinh học và Công nghệ sinh học đang ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: nông nghiệp; công nghiệp (chế biến thực phẩm), y học và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.
Lan Phương, nữ 17 Tuổi, Thái Nguyên: Thưa Thầy, học ngành khoa học đất ra trường làm việc ở những đâu, có cơ hội việc làm như thế nào ạ?
ThS. Đoàn Văn Vệ: Khoa học đất đào tạo về phân loại đất, cấu tạo các loại đất, ứng dụng của nó vào trồng trọt, tác hại đối với đất, quản lý tài nguyên đất,… nghiên cứu xử lý đất ô nhiễm ; đưa ra các giải pháp cải tạo đất tốt hơn, bảo vệ nền nông nghiệp và lâm nghiệp Việt Nam.
SV tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, các viện, các bộ, ngành, các sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sở Tài nguyên và Môi trường, sở Khoa học và Công nghệ hoặc trực tiếp chỉ đạo sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên đất, nước.
Lường Văn Hà , Nam - 21 Tuổi: Em hiện là sinh viên học hệ liên thông đại học, vậy em có thể đăng ký và học hệ văn bằng 2chuyên ngành tiếng Anh của trường ĐH Ngoại Ngữ không?
Phó HT Trường ĐH Ngoại ngữ TS Đỗ Tuấn Minh: Em có thể liên lạc trực tiếp phòng Đào tao (105-107 nhà A1) ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG HN) hoặc tham khảo thông tin trên trang web của trường: http://www.ulis.vnu.edu.vn
Nguyễn Anh Sơn , Nam - 23 Tuổi: Thưa thầy , em được biết năm 2009 có các sinh viên của ĐHNN du học tại Ai Cập, thầy có thể nói qua về chương trình đào tạo này không? Và khi ra trường thì làm những công việc gì? Em cảm ơn thầy !
TS Đỗ Tuấn Minh ( Phó Hiệu trưởng trường ĐHNN): Năm 2010 nhà trường tuyển sinh 30 chỉ tiêu tiếng Ả rập ( 4 năm mới tuyển một lần ) rất nhiều sinh viên chuyên ngành tiếp Ả rập được nhận học bổng đi học tại Ai Cập trong quá trình học tại trường. Tiếng Ả rập là một thứ tiếng hiếm và số lượng sinh viên được đào tạo không nhiều nhưng trong thời gian gần đây nhu cầu sử dụng các chuyên gia biết tiếng Ả rập rất lớn đặc biệt trong các lĩnh vực như ngoại giao, an ninh – quốc phòng và kinh tế
Phi Thị Loan , Nữ - 45 Tuổi: Xin ban tư vấn cho biết rõ thêm về ngành kế toán và kinh doanh quốc tế, vì năm nay trường mới có ngành học này,trong trường có hệ cao đẳng của ngành học này không .
|
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thư - Trường Đại học Kinh tế |
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thư - Trường Đại học Kinh tế: Trường ÐH Kinh tế có ngành kinh tế quốc tế và ngành kế toán. Chúng tôi không tổ chức bậc Cao đẳng của các ngành học trên.
Nguyễn Ngọc Trà My , Nữ - 18 Tuổi: Em muốn thi vào khoa Luật của ĐHQGHN, nhưng lại đang phân vân giữa ĐH Luật Hà Nội và khoa Luật ĐHQG. E muốn hỏi về điểm mạnh của khoa Luật? Để có cơ hội học bằng tiếng Anh liên kết với ĐHNN thì em phải đạt những yêu cầu gì? Theo thầy thì số lượng thì vào khoa năm nay sẽ tăng hay giảm so với năm ngoái? Ngành Luật học và Luật kinh doanh thì ngành nào có nhiều cơ hội việc làm hơn?
Phó TBĐT ĐHQG HN Tiến sĩ Vũ Viết Bình: SV Khoa Luật có cơ hội học các chuyên ngành Luật thuộc ngành Luật học và Luật Kinh doanh (ví như Luật quốc tế, Luật dân sự, Luật hình sự....). SV của Khoa Luật còn có cơ hội học bằng kép ngành tiếng Anh của Trường ĐH Ngoại ngữ.
Hoàng Vân , Nữ - 27 Tuổi: Hiện nay, công nghệ phát triển khá nhanh, người ta có nhiều phương tiện để truyền thông, cập nhật kiến thức. Điều này yêu cầu người làm báo phải giỏi giang thực sự. ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là một trong những cơ sở đào tạo báo chí lớn của cả nước, đã có những nhà báo lành nghề ra đời, nhưng trước đòi hỏi mới, không phải ai cũng đủ năng lực đáp ứng. Vậy ngành báo chí của trường đã có những thay đổi gì "đón đầu" những xu hướng phát triển của công nghệ và xã hội để đào tạo một đội ngũ nhà báo đủ năng lực toàn diện để "hội nhập" với sự phát triển này chưa?
Th.S Đinh Viết Hải: Câu hỏi của bạn thật hay. Cảm ơn bạn đã quan tâm! Ngành báo chí – truyền thông phát triển với tốc độ rất nhanh. Ngày nay chúng ta đã thấy báo điện tử có hình, báo nói có hình (như kênh truyền hình VOV của Đài tiếng nói Việt Nam)…. Nếu trước đây, cử nhân ngành Báo chí được nhắc đến hầu hết ở các báo thì nay họ có mặt ở các doanh nghiệp truyền thông, các cơ quan tổ chức sự kiện và trong rất nhiều doanh nghiệp ở bộ phận truyền thông và quan hệ công chúng.
Dự án đầu tư chiều sâu xây dựng trung tâm đào tạo – thực nghiệm báo chí và truyền thông, bảo tồn văn hóa với vốn đầu tư gần 31 tỷ đồng của ĐHQG Hà Nội giao cho trường triển khai từ cuối năm 2009 là nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành đào tạo này. Tuy vậy, quan trọng hơn, khoa Báo chí – Truyền thông là cơ sở đào tạo có nguồn nhân lực giảng dạy và nghiên cứu chất lượng cao. Nhiều giảng viên của khoa được đào tạo tiến sĩ tại các nước Vương quốc Anh, Australia, Hàn Quốc…. và nhiều giảng viên kiêm nhiệm là các nhà báo có uy tín của các đài truyền hình, các tờ báo lớn tham gia giảng dạy.
Chương trình đào tạo ngành Báo chí trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng của nghề báo trong cả lĩnh vực báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, truyền thông và quảng cáo. Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Báo chí của trường có cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và rất đa dạng về vị trí làm việc.
Phùng Bích Hà , Nữ - 17 Tuổi: Nếu sau khi thi đỗ vào trường ĐH Kinh tế thì em cần có những điều kiện gì để được vào ở ký túc xá của trường?
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thư - Phó trưởng phòng Đào tạo Đại học Kinh tế: Nếu các bạn sinh viên thuộc diện chế độ chính sách, có kết quả thi ÐH cao sẽ được ưu tiên vào ở ký túc xá ĐH Quốc gia Hà Nội.
Võ Trọng Nghĩa , Nam - 20 Tuổi: Em đang học khoa Địa chất ngành Địa kĩ thuật địa môi trường. Em muốn học xong năm thứ nhất sẽ tiếp tục học thêm 1 văn bằng của Đại học Kinh tế thì em phải đạt những điều kiện gì? Mong các thầy cố gắng giúp em. Em chân thành cảm ơn!
Phó TBĐT ĐHQG HN Tiến sĩ Vũ Viết Bình: Hiện nay mới có ngành Quản lý Tài nguyên thiên nhiên (Khoa ĐỊa chất ) đào tạo bằng kép với ngành Kinh tế phát triển (Trường ĐH Kinh tế). Các ngành còn lại sẽ được xây dựng đào tạo bằng kép trong thời gian tới.
Lương Mỹ Linh , Nữ - 18 Tuổi: Nếu em đang theo học chương trình đào tạo liên thông giữa ĐHNN và ĐH kinh tế mà trong quá trình học em cảm thấy không thể theo học được bằng kép thì có được xin học lại chỉ 1 bằng không ạ ?
TS. Đỗ Tuấn Minh - Phó Hiệu trưởng trường ĐHNN: Các sinh viên theo học chương trình đào tạo bằng kép chỉ được cấp bằng ĐH thứ 2 sau khi đã hoàn thành xong và được cấp bằng ĐH thứ nhất. Trong quá trình theo học, sinh viên có thể xin được bảo lưu chương trình đào tạo bằng 2 theo quy chế đào tạo của ĐHQGHN. Do vậy nếu em cảm thấy không thể theo được bằng ĐH thứ 2 thì em vẫn tiếp tục theo học chương trình đào tạo bằng 1.
Nguyễn Thị Thu Hà , Nữ - 18 Tuổi: Em nghe nói ĐH Kinh tế khi thi đỗ vào thì phải học hai năm, sau đó dựa vào kết quả mới xét mình sẽ được học vào ngành nào. Nếu em không đủ điểm vào ngành em yêu thích mà vào ngành khác, em bắt buộc phải học ngành đó hay phải làm thế nào để được chuyển vào ngành mà em yêu thích?
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thư: Khi em dự thi vào trường ÐH Kinh tế, nếu em đủ điểm trúng tuyển vào trường nhưng không đủ điểm trúng tuyển vào ngành em đã đăng ký dự thi thì em sẽ được chuyển sang ngành học khác có điểm trúng tuyển thấp hơn và còn chỉ tiêu. Nếu em là sinh viên ngành kinh tế chính trị, ngành kinh tế phát triển mà có nguyện vọng học thêm ngành tài chính – ngân hàng, hoặc ngành kế toán, thì em cũng được phép học nếu sau nãm thứ nhất có điểm trung bình trung tích lũy từ 2,0/4 trở lên.
Trần Thị Huệ , Nữ - 44 Tuổi: Tôi muốn hỏi điểm chuẩn của ngành Du lịch mấy năm nay? Thi khoảng 14-15 điểm thì có khả năng đỗ không? Theo tôi được biết ngành Du lịch cũng là một ngành được nhiều thí sinh quan tâm. Điểm chuẩn của ngành này hằng năm không cao lắm. Tuy nhiên, tôi không biết năm nay như thế nào?
Th.S Đinh Việt Hải: Ngành Du lịch học của trường nhiều năm nay có điểm chuẩn khá cao. Năm 2009 là 19.5 (khối C) và 18.0 (khối D). Năm 2009, có 448 thí sinh dự thi vào ngành này của trường. Điểm chuẩn hang năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số thí sinh dự thi, kết quả thi của các thí sinh….nên giờ này chưa thể có dự đoán nào cả.
Nguyễn Hoàng Bắc , Nam - 20 Tuổi: Em nghe nói là trường ĐH Công nghệ đào tạo theo quy chế 4,5 năm,sinh viên học xong ra trường được cấp bằng cử nhân (còn trường khác như BKHN thì vẫn 5 năm ra trường và bằng là bằng kĩ sư). Mong ban tư vấn cho em hiểu rõ hơn về quy trình đào tạo của trường đại học công nghệ? Ví dụ như chất lượng đào tạo, sinh viên học xong 4 năm thì sẽ làm việc gì (ở trường BKHN thì đào tạo 5 năm nên sinh viên được hướng theo từng chuyên ngành học của mình như hệ thống thông tin,khoa học máy tính,kĩ thuật phần mêm,mạng máy tính và truyền thông)? Ban tư vấn cũng cho em hỏi là sau khi học xong em muốn học thêm lên bằng kĩ sư thì có được học tại trường không hay là học ở trường khác cùng chuyên ngành? Em xin cảm ơn!
Phó TBĐT ĐHQG HN Tiến sĩ Vũ Viết Bình: Hiện nay, Trường ĐH Công nghệ có chương trình đào tạo Cơ điện tử 4,5 lấy bằng kỹ sư. Các ngành còn lại đào tạo 4 năm lấy bằng cử nhân. Em có thể xem thông tin chi tiết tại website http://www. coltech.vnu.edu.vn của trường ĐH Công nghệ.
Nếu em đã có một bằng ĐH rồi em có thể học thêm văn bằng 2 ngành Cơ điện tử để lấy bằng kỹ sư.
Vũ Thị Bích Thủy , Nữ - 36 Tuổi: Tôi tốt nghiệp loại khá ĐH Kinh tế Tp HCM ngành kế toán hệ không chính quy. Tôi được biết Đại học kinh tế thuộc ĐHQG HN sắp tuyển sinh sau đại học. Xin vui lòng cho biết với bằng cấp của tôi, dự thi ngành nào là phù hợp, tôi có phải học chuyển đổi không và sẽ phải học những môn gì? Xin cảm ơn
ThS Nguyễn Thị Thư - trường ÐH Kinh tế: Nếu em tốt nghiệp loại khá ngành kế toán hệ không chính quy, em có thể dự thi vào các chuyên ngành sau ÐH của trường ÐH kinh tế sau khi hoàn thành học bổ sung kiến thức 9 môn. Thông tin chi tiết em có thể vào website web.vnu.edu.vn của trường ðể tìm hiểu.
Vân Dung , Nam - 30 Tuổi: Tôi đọc báo thấy sắp tới ĐH Giáo dục sắp mở ngành đào tạo Khoa học Tương lai, nghe rất thú vị. Tôi tò mò muốn hỏi trường sẽ tuyển sinh đối tượng nào, các em học sinh phổ thông mới tốt nghiệp ĐH liệu đã có đủ kiến thức, kinh nghiệm sống để lĩnh hội tinh thần của môn khoa học này? Hoặc trường có tuyển văn bằng 2?
Ths Trần Hữu Hoan, Trưởng phòng ĐT – Công tác sinh viên, ĐH Giáo dục: Xin cảm ơn bạn về câu hỏi này. Mình muốn biết bạn có được thông tin đó từ báo nào? Ngành đạo tạo đó thì không có. Nếu biết thêm thông tin chi tiết bạn liên lạc theo địa chỉ phongdaotao01@gmail.com
Vũ Văn Hiếu , Nam - 17 Tuổi: Em rất muốn thi vào ĐH Kinh tế nhưng không biết mức học phí của trường như nào ( vì điều kiện kinh tế gia đình em khó khăn). Thầy có thể cho em biết chi tiết học phí của trường không ạ?
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thư - Phó trưởng phòng đào tạo trường ÐH Kinh tế: Nãm học 2009-2010, học phí của hệ ÐH chính quy là 75.000ð/tín chỉ. Riêng chýõng trình quản trị kinh doanh đạt trình ðộ quốc tế là 825.000đ/tháng.
Nguyễn Hồng Dương , Nam - 19 Tuổi: Em nghe nói năm nay trường ĐHQGHN sẽ thi theo hình thức đăng ký theo khối ngành chứ không theo như các năm khác là đăng ký trực tiếp vào ngành mình chọn, điều đó có đúng không ạ? Năm nay em muốn thi lại ĐH và muốn thi vào trường ĐHQG, vậy em phải làm hồ sơ đăng kí dự thi thế nào? Ngành mà em muốn chọn là ngành điện tử viễn thông vậy em phải viết hồ sơ đăng kí như thế nào? Kính mong hội đồng giải thich giúp em?
Phó TBĐT ĐHQG HN Tiến sĩ Vũ Viết Bình: Em vẫn đăng ký dự thi vào ngành học cụ thể mà em có NV (thông tin chi tiết trong cuốn Những điều cần biết). ĐHQG HN dành chỉ tiêu cho nhóm ngành. Vì vậy em có cơ hội được học một trong các ngành trong cùng nhóm ngành.
Phạm Thị Dung , Nữ - 21 Tuổi: Em đang học năm cuối 1 trường đại học chuyên ngành CNTT, em định học thêm văn bằng 2 ngành Sư phạm Toán. Em không biết trường ĐH khoa học tự nhiên và đại học giáo dục thuộc đại học quốc gia HN có đào tạo văn bằng 2 ngành Toán không, nếu có thì em muốn biết thi tuyển ra sao, thời gian bắt đầu học văn bằng 2 ngành Toán trong năm nay vào tháng nào. Em mong các thầy chỉ bảo.
Ths Trần Hữu Hoan, Trưởng phòng ĐT – Công tác sinh viên, ĐH Giáo dục: Trường ĐH Giáo dục đào tạo cử nhân Sư phạm Toán (Lý, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Lịch sử) văn bằng 2 hệ chính quy theo mô hình 4+1. Cử nhân tốt nghiệp các ngành tương ứng sẽ đào tạo thêm 1 năm đến 1,5 năm để nhận văn bằng 2.
Trần Sơn Tùng , Nam - 19 Tuổi: Em có thể đăng kí thi vào 1 trường cùng khối nhưng có thể lấy điểm để xét tuyển ở 1 trường khác thành phố được không?
Phó TBĐT ĐHQG HN Tiến sĩ Vũ Viết Bình: Em có thể đăng ký thi vào một trường cùng khối thi để lấy điểm xét tuyển vào một trường mà em có nguyện vọng 1 học (trường không tổ chức thi).
Đoàn Xuân Tâm , Nam - 18 Tuổi: Em xin có 1 câu hỏi cần giải đáp :Nếu năm thứ 2 em phải trải qua 1 bài kiểm tra để có thể học song song 2 ngành:Có thể học song song 2 ngành kinh tế không?Hay chỉ là học liên kết giữa 1 ngành kinh tế và 1 ngành ngoại ngữ?
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thư - Phó phòng đào tạo, Trường ÐH Kinh tế: Nếu em là sinh viên trường ÐH Kinh tế thì em có cơ hội được học ngành tiếng Anh tại trường ÐH Ngoại ngữ. Ngoài ra nếu em là sinh viên ngành kinh tế chính trị, kinh tế phát triển của trường ÐH Kinh tế em còn có thêm cơ hội học ngành kế toán, tài chính ngân hàng của trường
Hồ Lan Hương , Nữ - 18 Tuổi: Em là học sinh lớp 12 và đang có ý định đăng ký dự thi vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Em muốn được tư vấn ngành Khoa học quản lý học những gì? Khi ra trường em có thể đảm nhiệm ở các vị trí, cơ quan tổ chức nào?
Thạc sĩ Đinh Việt Hải: Ngành Khoa học quản lý tuyển 110 chỉ tiêu từ các khối A, C, D. Ngoài việc được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản, cơ sở của khoa học quản lý, sinh viên có cơ hội lựa chọn 1 trong các chuyên ngành: Quản lý nguồn nhân lực, Quản lý các vấn đề xã hội và chính sách xã hội, Quản lý hành chính, Quản lý Khoa học và Công nghệ, Bảo hộ sở hữu trí tuệ. Sau khi tốt nghiệp, em có thể tìm việc ở rất nhiều loại hình tổ chức, từ doanh nghiệp đến cơ quan hành chính, cơ quan phi chính phủ, các trường đại học, các viện nghiên cứu…..VỊ trí làm việc có thể ở các phòng nhân sự, phòng hành chính, phòng kế hoạch, hay điều phối các dự án hay trở thành giảng viên, nhà tư vấn quản lý, tư vấn chính sách…
ĐH KHXH&NV Hà Nội đã có Hiệp định hợp tác với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2008. Đây là tiền đề quan trọng cho nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ngành khoa học quản lý và nhiều ngành khác.
Nguyễn Thị Thu Nga , Nữ - 17 Tuổi: Thưa các Thầy! Theo em được biết ĐHQGHN có 1 số chương trình đào tạo tiên tiến đạt chuẩn quốc tế, em muốn hỏi nếu em được vào học chương trình này, nhưng trong quá trình học tập tại trường em không đủ điều kiện để được học tiếp chương trình này, liệu em có được chuyển sang học tại 1 ngành học khác được không? Và ngành học mới đó em có được quyền lựa chọn hay theo sự sắp xếp của nhà trường? Em cám ơn Thầy!
TS Vũ Viết Bình, Phó Trưởng ban Đào tạo, ĐHQG Hà Nội : Hiện nay, ĐHQG HN có 3 chương trình đào tạo tiến tiến (ngành Toán học, Hóa học, Khoa học môi trường). Trong quá trình học nêu SV không đủ điều kiện theo học tiếp nhà trường sẽ xem xét để SV có thể được chuyển sang ngành học tương ứng hệ chuẩn.
Lê Ngọc Sơn , Nam - 43 Tuổi: Thí sinh khối D3 có thể thi những khoa nào của ĐHQGHN?
Phó Trưởng Ban đào tạo, TS Vũ Viết Bình: Trong cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2010" đã có thông tin chi tiết các ngành của các đơn vị đào tạo có tuyển khối D3. Em nên tham khảo để có thông tin đăng ký dự thi chính xác.
Hoàng Thị Huyền , Nữ - 19 Tuổi: Nếu em muốn nộp hồ sơ dự tuyển vào Khoa Quốc tế - ĐH KHXHNV thì em cần phải làm hồ sơ như thế nào? và hồ sơ cần những gì?
Thạc sĩ Đinh Việt Hải: Ngành Quốc tế học (608) của ĐH KHXH&NV Hà Nội năm nay tuyển 80 sinh viên. ĐIểm mới là năm nay ngành tuyển sinh cả khối A (các ngành khác của trường có tuyển sinh khối A là: Tâm lý học, Khoa học quản lý, Xã hội học, Triết học, Chính trị học, Thông tin – Thư viện, Lưu trữ học và QTVP, Du lịch học, Nhân học). Em làm hồ sơ dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo như những ngành khác. Em nhớ đọc kỹ cuốn “Những điều cần biết …” để làm hồ sơ cho đầy đủ và chính xác nhé.
Hoàng Thế Chuyên , Nam - 19 Tuổi: Hiện nay em đang là sinh viên của một trường đại học tại Hà Nội. Năm nay em muốn thi lại vào ĐH Ngoại ngữ. Tuy nhiên, bằng Tốt nghiệp THPT của em hiện đã nộp cho trường đang theo học. Vậy em có cần phải rút bằng Tốt nghiệp để được dự thi hay không?
TS. Đỗ Tuấn Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ: Theo quy chế tuyển sinh ĐH và CĐ, nếu em đang là sinh viên của một trường ĐH mà muốn thi lại ĐH thì em cần phải nhận được sự đồng ý chính thức bằng văn bản của trường ĐH mà em đang theo học.
Nguyễn Ngọc Trà , Nam - 18 Tuổi: Em quan tâm đến khoa Việt Nam học của trường mình, nhưng không biết chương trìnhđào tạo như thế nào? Sau khi ra trường có dễ xin việc không? Mong thầy tư vấn giúp em!
Thạc sĩ Đinh Việt Hải: Chào em! Ngành Việt Nam học của ĐH KHXH&NV Ha Noi năm nay tuyển sinh khóa đầu tiên. Ngành Việt Nam học có tính chất liên ngành cao. Chương trình đào tạo của ngành chú trọng đào tạo ngoại ngữ, kiến thức lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam và kiến thức nghiệp vụ trong lĩnh vực quản trị văn phòng, du lịch, báo chí – truyền thông để tăng cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Cử nhân Việt Nam học có cơ hội việc làm rất lớn trong các doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phát triển của nhiều cơ quan quốc tế bởi đây là các tổ chức rất cần nguồn nhân lực có am hiểu về đất nước, lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam.
Điều đặc biệt của ngành Việt Nam học ở DH KHXH&NV Hà Nội là ngành đào tạo được xây dựng trên nền tảng của các ngành KHXH&NV của trường đại học hàng đầu Việt Nam về các KHXH&NV và các kiến thức bổ trợ đều được giảng viên của chính các ngành đào tạo hiện có trong trường giảng dạy (khoa học quản lý, báo chí – truyền thông, du lịch học, lưu trữ học và quản trị văn phòng). Thực chất, quá trình đào tạo Việt Nam học của ĐHKHXH&NV đã có gần 30 năm nay ở khoa Việt Nam học và Tiếng Việt va dành cho doi tuong la sinh viên là người nước ngoài. Năm 2010, ngành Việt Nam học tuyển sinh 60 chỉ tiêu từ các khối C, D (1,2,3,4,5,6).
Khi học ngành Việt Nam học, em có cơ hội cùng học tập và giao lưu với sinh viên của ngành đến từ rất nhiều nước trên thế giới (Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc….).
Quang Nam , Nam - 27 Tuổi: Câu hỏi gửi tới đại diện Trường ĐH Ngoại ngữ: Thưa thầy, hiện nay một trong những điểm yếu của sinh viên Việt Nam khi tốt nghiệp các trường ĐH là khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong chuyên môn. Với cải tiến "đào tạo bằng kép" cho các trường thành viên trong ĐHQG Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ có chương trình gì đặc biệt để thực sự giúp các sinh viên của ĐHQG khắc phục điểm yếu này?
TS. Đỗ Tuấn Minh: Đây là một câu hỏi hay. Vấn đề nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ trong chuyên môn đối với sinh viên của ĐHQGHN đang nhận được sự quan tâm lớn của các nhà quản lý, giảng viên và sinh viên. Khi phát triển hình thức đào tạo bằng kép, các sinh viên thuộc các cơ sở đào tạo trong ĐHQGHN có cơ hội được theo học chương trình cử nhân tiếng Anh hệ chính quy của trường ĐHNN – ĐHQGHN.
Mọi yêu cầu về chất lượng của hệ đào tạo bằng kép đảm bảo các sinh viên có khả năng sử dụng ngoại ngữ ( chủ yếu là tiếng Anh) thành thạo giống như các sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo chính quy tiếng Anh. Do vậy trong khoảng thời gian 4,5 – 5 năm, cùng với sự nỗ lực vượt bậc của các sinh viên tham gia chương trình đào tạo bằng kép, các sinh viên này ra trường không chỉ có hai tấm bằng ĐH chính quy ( một bằng chuyên môn, một bằng ngoại ngữ) mà còn có năng lực sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Đây là một điểm thuận lợi lớn cho các sinh viên trong việc tìm kiếm các công việc hấp dẫn có khả năng phát triển nghề nghiệp cao đáp ứng nhu cầu đòi hỏi nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động.
Lê Hoài Nam , Nam - 18 Tuổi: Trong những năm gần đây, ngành sư phạm có vẻ ít được quan tâm, có phải do ra trường khả năng tìm việc cũng như phạm vi liên quan đến ngành ít? Em muốn biết sau khi tốt nghiệp ĐH Giáo dục em có thể làm ở những lĩnh vực nào khác?
Ths Trần Hữu Hoan, Trưởng phòng Đào tạo – Công tác sinh viên, Trường ĐH Giáo dục: Theo tôi nghĩ đấy là ý kiến của bạn chứ ngành đào tạo SP vẫn được các cấp và nhiều người trong xã hội quan tâm. Theo khảo sát của trường năm 2008 có khoảng 80 - 85% sinh viên tốt nghiệp các ngành SP của trường có việc làm đúng ngành tại các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, ĐH. Cũng như sinh viên tốt nghiệp các ngành khác, các trường khác tùy thuộc vào khả năng trình độ của em vẫn có thể làm việc ở các lĩnh vực khác
Hoàng Thị Hồng Nhung , Nữ - 44 Tuổi: Trường ĐHQGHN tổ chức thi chung xong lấy điểm theo từng nghành học có phải không ạ? Khối D1 thì điểm trúng tuyển là điểm tiếng Anh nhân hệ số 1 hay 2?
TS. Vũ Viết Bình: Điểm trúng tuyển theo ngành, nhóm ngành, khối thi hoặc theo đơn vị đào tạo. Thí sinh không trúng tuyển vào ngành đăng ký dự thi, nếu có nguyện vọng được chuyển vào ngành cùng khối thi còn chỉ tiêu và có điểm trúng tuyển thấp hơn tại các đơn vị đào tạo trong ĐHQG HN.
Nếu em đăng ký dự thi vào một trong các ngành của Trường ĐH Ngoại ngữ thì điểm ngoại ngữ nhân hệ số 2. Các ngành có tuyển khối D1 của các đơn vị đào tạo khác điểm ngoại ngữ hệ số 1.
Nguyễn Ngọc Chiến , Nam - 21 Tuổi: Em muốn thi vào ĐH Giáo dục (ĐHQG) nhưng em không biết ra trường thì có được giảng dạy ở cấp 3 không, và bằng tốt nghiệp có tương đương ĐHSP Hà Nội không. Em cảm ơn.
|
ThS. Trần Hữu Hoan |
Ths Trần Hữu Hoan ( Trưởng phòng ĐT – Công tác sinh viên, ĐHGD – ĐHQGHN): Trường ĐHGD – ĐHQGHN đào tạo ngành SP theo mô hình 3+1 nghĩa là 3 năm học đầu các em được đào tạo kiến thức khoa học cơ bản của các ngành tại trường ĐHKHTN và ĐHKHXHNV thuộc ĐHQGHN, năm thứ 4 em được đào tạo kiến thức khoa học giáo dục, khoa học sư phạm tại trường ĐHGD với mục đích là đào tạo giáo viên chất lượng cao cho mọi bậc học. Chỉ tiêu đào tạo cho các ngành SP của trường là 50 trên một ngành, chỉ tiêu này giữ trong 10 năm không tăng. Khi học xong các em hòan tòan có thể dạy ở các bậc học ( tùy thuộc trình độ của từng em) không chỉ ở THPT. Nhiều sinh viên tốt nghiệp trường ĐHGD hiện đang giảng dạy tại THPT chuyên của HN và các tỉnh. Bằng cử nhân SP của trường hòan toàn có giá trị như bằng cử nhân SP của các trường SP trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nguyễn Minh Đức , Nam - 45 Tuổi: Ban tư vấn tuyển sinh cho em hỏi, học ngành Văn học của ĐH Khoa học xã hội và nhân văn có đi dạy hoặc viết báo được không? Em nghe có người nói được, người nói không. Em đang có con học lớp 12 vào ngành này, nhờ quý thầy tư vấn giúp
ThS. Đinh Việt Hải: Chào Anh! Cảm ơn Anh đã quan tâm đến các ngành đào tạo của DH KHXH&NV. Sinh viên ngành Văn học của Trường sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có thể trở thành giáo viên hoặc làm phóng viên, biên tập viên ở các báo. Mời Anh vào địa chỉ http://dt.ussh.edu.vn để tìm hiểu thêm về ngành Văn học của Trường. Ở đó, chúng tôi có giới thiệu những vị trí nghề nghiệp sinh viên tốt nghiệp có thể làm, trong đó có những người là phóng viên giành giải cao giải thưởng Báo chí toàn quốc và nhiều công việc khác. Hơn nữa, khi con Anh trúng tuyển ngành Văn học ở DHKHXH&NV lại có cơ hội học ngành hai hoặc các chương trình bổ trợ cho sinh viên về nghiệp vụ sư phạm hay báo chí – truyền thông. Đây là một điểm mạnh của trường trong đào tạo đại học.
Vũ Thị Thanh , Nữ - 19 Tuổi: Chỉ tiêu tuyển sinh của sư phạm toán và sư phạm lý ĐH Giáo dục năm 2010 là bao nhiêu thưa thầy? Nếu chỉ tiêu giảm thì điểm chuẩn liệu có cao hơn không ạ?
Ths Trần Hữu Hoan ( Trưởng phòng ĐT – Công tác sinh viên, ĐHGD – ĐHQGHN): Chỉ tiêu mỗi ngành là 50 và chưa bao giờ giảm chỉ tiêu. Điểm chuẩn năm 2009 SP Toán là 20, Vật lý là 17. Điểm chuẩn 2 ngành này trong 3 năm dao động là từ 17 - 21.
Nguyễn Thị Thư , Nữ - 18 Tuổi: Em được biết ĐH Giáo dục đào tạo các ngành sư phạm Toán, Lí, Hoá.. vậy thời gian học là bao nhiêu năm? Khi học xong các em có thể đi dạy học tại các trường THCS hay THPT không?
Ths Trần Hữu Hoan (Trưởng phòng ĐT – Công tác sinh viên, ĐHGD – ĐHQGHN)
Trường ĐHGD – ĐHQGHN đào tạo ngành SP theo mô hình 3+1 nghĩa là 3 năm học đầu các em được đào tạo kiến thức khoa học cơ bản của các ngành tại trường ĐHKHTN và ĐHKHXHNV thuộc ĐHQGHN, năm thứ 4 em được đào tạo kiến thức khoa học giáo dục, khoa học sư phạm tại trường ĐHGD với mục đích là đào tạo giáo viên chất lượng cao cho mọi bậc học. Chỉ tiêu đào tạo cho các ngành SP của trường là 50 trên một ngành, chỉ tiêu này giữ trong 10 năm không tăng. Khi học xong các em hòan tòan có thể dạy ở các bậc học ( tùy thuộc trình độ của từng em).
Lê Văn Lưu , Nam - 18 Tuổi: Em có nguyện vọng thi vào khối D5 ĐH Khoa học xã hội và nhân văn nhưng không biết điểm thi môn ngoại ngữ của khối D5 có được nhân 2 không? Nếu em rớt nguyện vọng 1 khối D5 thì có quyền nộp đơn xét tuyển vào nguyện vọng 2 của trường không và được nộp đơn xét tuyển nguyện vọng vào ngành nào?
ThS. Đinh Việt Hải: Các ngành của ĐHKHXH&NV tuyển sinh khối D (từ 1 đến 6) đều không nhân hệ số 2. Em có quyền nộp đăng ký nguyện vọng 2 ở tất cả các ngành của trường có chỉ tiêu nguyện vọng 2 dành cho khối D. Chúc em thi tốt và trúng tuyển ngay từ nguyện vọng 1 nhé.
Lê Quang Huy, Nam - 20 Tuổi: Sau khi sinh viên tốt nghiệp ngành Hoá của trường ĐHKHTN có thể làm việc tại đâu? Nhu cầu đối với ngành này hiện nay và sắp tới như thế nào?
ThS. Đoàn Văn Vệ: Em có thể giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng va lam viec tai các viện nghiên cứu (Viện Hóa học, Viện Hóa học và các hợp chất tự nhiên,…..), các công ty liên doanh, các sở khoa học – công nghệ, tài nguyên – môi trường.
Các sinh viên đang học ngành Hóa học, Công nghệ hóa học ngay tới năm thứ 3 đã có địa chỉ làm việc.
Lan Anh, Nữ 20 tuổi, Nghệ An: Em muốn vào trường ĐHNN học, sau đó em muốn đi du học thì em cần phải đạt được điều kiện gì và em được đi du học ở những trường nào trên thế giới, thưa Thầy?
TS. Đỗ Tuấn Minh - Đại học Ngoại ngữ: Hiện có 2 hình thức du học: Du học tự túc và du học theo học bổng tài trợ của các trường ĐH quốc tế.
Nếu em muốn đi du học theo học bổng tài trợ, em cần đạt được các tiêu chuẩn mà các nhà tài trợ đưa ra; Điều kiện đầu tiên là các em phải có điểm CBC tích luỹ đạt loại giỏi trở lên, điểm rèn luyện đạt giỏi…
Hiện nay, trường ĐHNN đang có các học bổng tài trợ của các Trường ĐH ở Pháp, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Nga, Đức… Ngoài ra, nhà trường còn có chương trình tuyển sinh đại học liên kết quốc tế. Thí sinh đạt điểm sàn của Bộ GD-ĐT trở lên tại kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ ở tất cả các khối thi có thể dự tuyển vào một trong các chương trình đào tạo sau:
* Liên kết với trường ĐH SOUTHERN NEW HAMPSHIRE (Hoa Kỳ)
* Liên kết với các trường ĐH Trung Quốc: ĐH Hoa Đông, Thượng Hải.
* Liên kết với các trường ĐH Picardie Jules Verne.
Lương Thị Bích Hải, nữ 22 tuổi, Hà Nam: Em thi vào khoa SP Tiếng Anh nhưng em không đủ điểm đỗ, vậy em có được chuyển sang học ở ngành Tiếng Nhật không thưa Thầy?
|
TS. Đỗ Tuấn Minh |
TS. Đỗ Tuấn Minh (ĐH Ngoại ngữ): Các em không thể chuyển sang học ở ngành Tiếng Nhật được mặc dù điểm thi của các em có thể cao hơn cả các bạn đã thi đỗ vào tiếng Nhật. Các em chỉ được chuyển ở trong khoa mà mình đã đăng ký. Ví dụ: Các em đăng ký thi Tiếng Anh hệ phiên dịch nhưng không đủ điểm đỗ thì em có thể chuyển sang học Tiếng Anh hệ sư phạm nếu điểm của em đủ để vào hệ này.
Minh Hà, Nữ 25 tuổi, Hà Nội: Em thi đỗ và học hệ phiên dịch của trường Thầy nhưng khi ra trường em muốn làm giáo viên, em cần có điều kiện gì?
TS. Đỗ Tuấn Minh (ĐH Ngoại ngữ): Hoàn toàn được nếu em đăng ký học thêm một lớp nghiệp vụ sư phạm (06 tháng) để lấy chứng chỉ sư phạm.
Đức Toàn, Nam, 35 tuổi, Thanh Hóa: Năm 2010 ĐHKT có ngành học nào mới và có điểm gì mới trong tuyển sinh năm 2010 không thưa các thầy cô?
ThS Nguyễn Thị Thư (Đại học Kinh tế): Năm 2009 trường ĐHKT tuyển sinh 5 ngành đào tạo: Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, KTCT và KTPT.
- Ngành KT đối ngoại có chương trình chất lượng cao, Quản trị kinh doanh là chương trình đạt trình độ quốc tế 16+23)
- Điểm trúng tuyển theo ngành kết hợp với điểm trúng tuyển vào trường theo khối thi. Nếu thí sinh đủ điểm vào trường theo khối thi nhưng không đủ điểm vào ngành đã đăng ký sẽ được chuyển sang ngành học khác có điểm trúng tuyển thấp hơn nếu còn chỉ tiêu.
- SV học tại ĐH Kinh tế có cơ hội được học thêm ngành Tiếng Anh, hệ chính quy ĐHQGHN. Ngoài các ngành đã tuyển như năm 2009, năm 2010 trường ĐHKT có tuyển thêm ngành học Kế toán, nhằm đào tạo cử nhân chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán đáp ứng nhu cầu hoạt động kế toán, kiểm toán của các doanh nghiệp, các hiệp hội kế toán, kiểm toán trong và ngoài nước.
Điểm mới trong tuyển sinh 2010 của trường Đại học Kinh tế là:
- Phần thưởng lớn cho thí sinh đạt điểm thi xuất sắc: 30đ/30đ: 30 triệu đồng, 29.5đ/30đ: 10triệu đồng và 29/30 đ: 5 triệu đồng.
-Sinh viên học tại ĐH Kinh tế ngoài cơ hội được học thêm ngành Tiếng Anh tại ĐHNN thì sinh viên học ngành KTCT và KTPT còn có cơ hội được học thêm ngành TCNH hoặc Kế toán tại ĐHKT (bằng kép).
Do thời lượng giao lưu có hạn, số lượng câu hỏi lại quá lớn, nên nhiều các câu học của bạn đọc và các thí sinh chưa được giải đáp. Chúng tôi sẽ chuyển các câu hỏi đến Ban Đào tạo ĐHQGHN và các trường thành viên để được phân loại giải đáp sau. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
|