Hội nghị đã đánh giá lại những thành công của các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long -Hà Nội, đặc biệt là trong 10 ngày Ðại lễ, qua đó nhấn mạnh những đóng góp tích cực, nhiệt tình tâm huyết, trí tuệ, hiệu quả của các nhà khoa học, các nhà hoạt động văn hóa, văn nghệ sĩ, nhà khoa học các hội đồng tư vấn, hội đồng nghệ thuật. Những đóng góp tiêu biểu là: Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” có sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học trong 5 năm với 100 đầu sách đã hệ thống hóa, tổng kết các giá trị mọi mặt của văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua tiến trình 1000 năm lịch sử; Công trình Bách khoa thư Hà Nội sau 17 năm biên soạn, 18 tập của bộ bách khoa này đã hoàn thành với sự tham gia của gần 200 tác giả; công trình "Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long” gồm bốn tập, dày 12 nghìn trang; Chương trình khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giá trị lịch sử 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô”... Ðặc biệt, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, 82 Bia đá tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Lễ hội Gióng được công nhận là Di sản thế giới trong năm 2010 nhờ có sự đóng góp của các GS Phan Huy Lê, Lưu Trần Tiêu cùng đồng nghiệp ở Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
ĐHQGHN có 7 nhà khoa học được vinh danh đợt này, gồm: GS.TSKH Vũ Minh Giang, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, GS.TS Trương Quang Hải, PGS.TS Nguyễn Hải Kế, PGS.TS Vũ Văn Quân, PGS.TS Phạm Xuân Hằng, PGS.TS Hà Đình Đức. Các nhà khoa học của ĐHQGHN đã có đóng góp lớn trong việc tham gia biên soạn và tổ chức xây dựng Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”, tham gia chuẩn bị hồ sơ gửi lên Unesco công nhận di tích Hoàng Thành Thăng Long là Di sản thế giới; tham gia tổ chức Hội thảo Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình…
|
Hội thảo Khoa học về Hà Nội do ĐHQGHN tổ chức là "điểm sáng trí tuệ" của đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội |
>>> Tin liên quan
|