Khoa học và Công nghệ
Trang chủ   >  Tin tức  >   Khoa học và Công nghệ  >  
Thông báo về Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam năm 2005
Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Trần Văn Nhung đã ký công văn số 3573/KHCN về việc tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam năm 2005.

Điều 1. Mục đích, ý nghĩa

Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam năm 2005 được xét trao tặng cho các tác giả có những công trình Khoa học công nghệ có giá trị Khoa học - kinh tế - xã hội lớn, đang được thực hiện tại Việt Nam nhằm khuyến khích nghiên cứu, áp dụng các thành tựu Khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống và nhằm công nhận sự đóng góp nổi bật của các nhà Khoa học, công nghệ.

Điều 2. Cơ cấu Ban Tổ chức

Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và phối hợp tổ chức với các cơ quan sáng lập Quỹ VIFOTEC như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vân tải, Đài Truyền hình Việt Nam,…và các nhà Khoa học. Ban Tổ chức trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động Giải thưởng. Ban Thư ký Giải thưởng được thành lập gồm các chuyên viên thuộc các Bộ, ngành nói trên, có trách nhiệm giúp cho Ban Tổ chức trong việc tổ chức Giải thưởng.

Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) là cơ quan thường trực của Giải thưởng chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Ban Tổ chức Giải thưởng quy định bao gồm: lập kế hoạch triển khai Giải thưởng, tổ chức tuyên truyền, vận động tham gia Giải thưởng, tiếp nhận hồ sơ, dự trù kinh phí và báo cáo thanh quyết toán. Tổ chức việc xét Giải thưởng, Lễ trao Giải thưởng, tổ chức Phòng trưng bày Giải thưởng Sáng tạo - Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2005 và Hội nghị Tổng kết 10 năm ứng dụng các công trình đoạt Giải thưởng vào sản xuất và đời sống, đồng thời tổ chức tuyên truyền và hỗ trợ việc áp dụng các công trình đoạt giải vào sản xuất và đời sống.

Điều 3. Đối tượng xét trao Giải thưởng

Các tác giả hoặc đồng tác giả là công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài; người nước ngoài đang lao động, học tập, công tác tại Việt Nam có các công trình Khoa học - công nghệ được nghiên cứu, áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây phù hợp với các tiêu chuẩn đề ra tại Điều 5 của Thể lệ này được xét trao Giải thưởng năm 2005.

Điều 4. Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ của Giải thưởng

Năm 2005, Giải thưởng được xét và trao cho các công trình thuộc các lĩnh vực sau:

4.1. Công nghệ thông tin và viễn thông

4.2. Cơ khí và tự động hoá

4.3. Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống

4.4. Công nghệ vật liệu mới

4.5. Công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên

Điều 5. Tiêu chuẩn đánh giá

Công trình được xét trao Giải thưởng năm 2005 phải thuộc các lĩnh vực Khoa học - công nghệ như quy định tại Điều 4 và đáp ứng các yêu cầu sau:

5.1.Công trình có tính sáng tạo, lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam, đạt được hiệu quả Khoa học, kinh tế, xã hội cao, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và thời gian qua chưa được trao Giải thưởng Khoa học Công nghệ VIFOTEC (trước đây) và Giải thưởng của Hội thi sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc.

5.2.Công trình đã được Hội đồng Khoa học cấp Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cấp tương đương trở lên, Hội đồng Khoa học của Tổng Công ty theo Quyết định 90, 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ hoặc Hội đồng của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nghiệm thu đánh giá loại khá trở lên.

5.3.Ưu tiên xét Gải thưởng đối với các công trình Khoa học, công nghệ được áp dụng mang lại hiệu quả cao ở vùng sâu, vùng xa, mmiền núi và hải đảo. Khuyến khích các tác giả và đồng tác giả trẻ tham gia vào công trình Khoa học, công nghệ được áp dụng vào thực tế và đời sống mang lại hiệu quả cao.

Điều 6. Hồ sơ tham dự Giải thưởng

Hồ sơ có 2 bộ, mỗi bộ gồm:

6.1. Đơn xin tham dự giải thưởng

6.2. Bản tóm tắt giới thiệu công trình và toàn văn công trình.

6.3. Bản liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo và mức độ sử dụng, đặc biệt là các phần mềm mã nguồn mở…

6.4. Bản gốc nhận xét, đánh giá của Hội đồng Khoa học như quy định ở mục 5.2. Điều 5 của Thể lệ này. Nếu là bản sao phải có xác nhận của cơ quan chủ quản hoặc xác nhận của công chứng nhà nước.

6.5. Danh sách các đồng tác giả và thoả thuận về phần đóng góp có xác nhận của cơ quan chủ quản nếu công trình có 2 người trở lên tham gia.

6.6. Các tài liệu khác (nếu có) như: Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích liên quan đến công trình tham dự, xác nhận, nhận xét, đánh giá của các đơn vị áp dụng công trình về hiệu quả đạt được do việc áp dụng đó mang lại, các bản đề mô.

Điều 7. Mức Giải thưởng và danh hiệu cao quý

Giải thưởng năm 2005 có tối đa:

- 5 Giải nhất, mỗi giải được tặng Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ và Biểu trưng vàng sáng tạo kèm theo 20 triệu đồng đối với tập thể tác giả và 14 triệu đồng đối với cá nhân.

- 10 Giải nhì, mỗi giải được tặng Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ và Biểu trưng vàng sáng tạo kèm theo 15 triệu đồng đối với tập thể tác giả và 13 triệu đồng đối với cá nhân.

- 15 Giải ba, mỗi giải được tặng Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ và Biểu trưng vàng sáng tạo kèm theo 10 triệu đồng.

- 20 Giải khuyến khích, mỗi giải được tặng Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ và Biểu trưng vàng sáng tạo kèm theo 05 triệu đồng.

- 01 công trình xuất sắc phù hợp với tiêu chí của Tổ chức Sở hữu Trí Tuệ Thế Giới (WIPO) được Ban Tổ chức xét và đề nghị WIPO tặng Huy chương vàng và Giấy chứng nhận của Tổng Giám đốc WIPO kèm theo tiền thưởng và công trình xuất sắc của nhà sáng tạo nữ đề nghị WIPO tặng thưởng Huy chương vàng.

Ngoài ra, căn cứ giá trị của các công trình, Ban Tổ chức sẽ trao một số phần thưởng khác theo đề nghị của các nhà tài trợ của Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam. Các cá nhân, cơ quan có nhiều thành tích trong việc vận động tuyên truyền tổ chức thành công Giải thưởng sẽ được Ban Tổ chức xem xét tặng phần thưởng và Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ. Các tác giả đoạt giải cao và các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong việc tuyên truyền, vận động phổ biến Giải thưởng sẽ được Ban Tổ chức đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Các tác giả chủ trì công trình đoạt giải nhất, nhì, ba sẽ được Ban Tổ chức đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xét trao Bằng Lao động sáng tạo. Các tác giả trẻ (40 tuổi tính đến ngày 31/12/2005) có các công trình đoạt giải cao sẽ được Ban Tổ chức Giải thưởng đề nghị Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xét trao Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo.

Điều 8. Thu nhận, lựa chọn và xét duyệt Giải thưởng

Quỹ VIFOTEC có trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận và sơ bộ phân loại các công trình tham dự Giải thưởng theo đúng quy định tại Điều 6, Ban Thư ký Giải thưởng sẽ xem xét và trình Ban Tổ chức xét duyệt.

Hội đồng Giám khảo do Chủ tịch Liên hiệp Hội, Trưởng ban Tổ chức Giải thưởng ra Quyết định thành lập bao gồm những chuyên gia đầu ngành theo từng lĩnh vực để xem xét, đánh giá. Thành viên Hội đồng Giám khảo phải là những người không có công trình, đề tài tham dự Giải thưởng. Hội đồng Giám khảo có trách nhiệm chấm các công trình và tư vấn cho Ban Tổ chức xét trao Giải thưởng. Hội đồng này được chia theo các ban đối với từng lĩnh vực. Việc đánh giá được thực hiện trên cơ sở chấm điểm cho từng công trình theo thang điểm do Ban Tổ chức quy định. Theo yêu cầu cua Hội đồng Giám khảo Ban Tổ chức có thể trưng cầu giám định độc lập.

Trên cơ sở kết quả của Hội đồng Giám khảo, Ban Tổ chức Gải thưởng sẽ xem xét đề nghị Liên Bộ quyết định về việc trao Giải thưởng.

Điều 9. Thời hạn nhận, xét duyệt công trình và trao Giải thưởng

Thời hạn nhận công trình tham dự được bắt đầu từ khi công bố Giải thưởng cho đến hết ngày 31/10/2005.

Thời hạn chấm và xét chọn được tiến hành trong tháng 11/2005, Lễ trao Giải thưởng được tổ chức vào quý I/2006.

Điều 10. Tài chính cho Giải thưởng

Kinh phí cho Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam bao gồm kinh phí dành cho Giải thưởng và kinh phí tổ chức do Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho các hoạt động Khoa học - công nghệ và từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước quan tâm ủng hộ.

Điều 11: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các tác giả và giữ bí mật nội dung các công trình tham dự Giải thưởng

Các công trình tham dự Giải thưởng được Ban Tổ chức bảo đảm giữ bí mật về nội dung và lưu giữ như tài liệu mật để bảo vệ quyền lợi của người có công trình tham gia và bảo đảm tính mới cho việc yêu cầu đăng ký bảo hộ sáng chế, Giải pháp hữu ích. Để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tác giả có thể có quyền, đồng thời với việc nộp đơn xin đăng ký tham dự Giải thưởng, nộp đơn xin cấp Bằng độc quyền sáng chế, Giải pháp hữu ích hoặc Giấy chứng nhận Bản quyền tác giả. Việc đăng ký nói trên và việc công bố nội dung công trình hoặc tổ chức trưng bày triển lãm hoàn toàn tự nguyện do tác giả và các đồng tác giả bàn bạc quyết định và thực hiện theo luật định.

Mặt khác, khi phát hiện thấy trong các công trình tham gia Giải thưởng có những Giải pháp có khả năng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Ban Tổ chức sẽ thông báo và hướng dẫn các tác gi làm thủ tục đăng ký với Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Năm 2005, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục phối hợp tổ chức xét tặng Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam lần thứ II.

Đây là giải thưởng có uy tín nhất được xét trao tặng cho các tác giả có những công trình khoa học công nghệ có giá trị khoa học - kinh tế - xã hội lớn, được nghiên cứu, áp dụng tại Việt Nam nhằm khuyến khích nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống, công nhận sự đóng góp nổi bật của các nhà khoa học, công nghệ.

Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu về khoa học và công nghệ. Để giới thiệu và phát huy các kết quả đã đạt được, Bộ Giáo dục & Đào tạo đề nghị các đơn vị căn cứ vào Thể lệ Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam năm 2005, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để các tác giả có công trình khoa học - công nghệ tham gia giải thưởng.

Dưới đây là toàn văn Thể lệ giải thưởng:

Điều 1. Mục đích, ý nghĩa

Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam năm 2005 được xét trao tặng cho các tác giả có những công trình Khoa học công nghệ có giá trị Khoa học - kinh tế - xã hội lớn, đang được thực hiện tại Việt Nam nhằm khuyến khích nghiên cứu, áp dụng các thành tựu Khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống và nhằm công nhận sự đóng góp nổi bật của các nhà Khoa học, công nghệ.

Điều 2. Cơ cấu Ban Tổ chức

Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và phối hợp tổ chức với các cơ quan sáng lập Quỹ VIFOTEC như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vân tải, Đài Truyền hình Việt Nam,…và các nhà Khoa học. Ban Tổ chức trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động Giải thưởng. Ban Thư ký Giải thưởng được thành lập gồm các chuyên viên thuộc các Bộ, ngành nói trên, có trách nhiệm giúp cho Ban Tổ chức trong việc tổ chức Giải thưởng.

Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) là cơ quan thường trực của Giải thưởng chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Ban Tổ chức Giải thưởng quy định bao gồm: lập kế hoạch triển khai Giải thưởng, tổ chức tuyên truyền, vận động tham gia Giải thưởng, tiếp nhận hồ sơ, dự trù kinh phí và báo cáo thanh quyết toán. Tổ chức việc xét Giải thưởng, Lễ trao Giải thưởng, tổ chức Phòng trưng bày Giải thưởng Sáng tạo - Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2005 và Hội nghị Tổng kết 10 năm ứng dụng các công trình đoạt Giải thưởng vào sản xuất và đời sống, đồng thời tổ chức tuyên truyền và hỗ trợ việc áp dụng các công trình đoạt giải vào sản xuất và đời sống.

Điều 3. Đối tượng xét trao Giải thưởng

Các tác giả hoặc đồng tác giả là công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài; người nước ngoài đang lao động, học tập, công tác tại Việt Nam có các công trình Khoa học - công nghệ được nghiên cứu, áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây phù hợp với các tiêu chuẩn đề ra tại Điều 5 của Thể lệ này được xét trao Giải thưởng năm 2005.

Điều 4. Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ của Giải thưởng

Năm 2005, Giải thưởng được xét và trao cho các công trình thuộc các lĩnh vực sau:

4.1. Công nghệ thông tin và viễn thông

4.2. Cơ khí và tự động hoá

4.3. Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống

4.4. Công nghệ vật liệu mới

4.5. Công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên

Điều 5. Tiêu chuẩn đánh giá

Công trình được xét trao Giải thưởng năm 2005 phải thuộc các lĩnh vực Khoa học - công nghệ như quy định tại Điều 4 và đáp ứng các yêu cầu sau:

5.1.Công trình có tính sáng tạo, lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam, đạt được hiệu quả Khoa học, kinh tế, xã hội cao, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và thời gian qua chưa được trao Giải thưởng Khoa học Công nghệ VIFOTEC (trước đây) và Giải thưởng của Hội thi sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc.

5.2.Công trình đã được Hội đồng Khoa học cấp Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cấp tương đương trở lên, Hội đồng Khoa học của Tổng Công ty theo Quyết định 90, 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ hoặc Hội đồng của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nghiệm thu đánh giá loại khá trở lên.

5.3.Ưu tiên xét Gải thưởng đối với các công trình Khoa học, công nghệ được áp dụng mang lại hiệu quả cao ở vùng sâu, vùng xa, mmiền núi và hải đảo. Khuyến khích các tác giả và đồng tác giả trẻ tham gia vào công trình Khoa học, công nghệ được áp dụng vào thực tế và đời sống mang lại hiệu quả cao.

Điều 6. Hồ sơ tham dự Giải thưởng

Hồ sơ có 2 bộ, mỗi bộ gồm:

6.1. Đơn xin tham dự giải thưởng

6.2. Bản tóm tắt giới thiệu công trình và toàn văn công trình.

6.3. Bản liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo và mức độ sử dụng, đặc biệt là các phần mềm mã nguồn mở…

6.4. Bản gốc nhận xét, đánh giá của Hội đồng Khoa học như quy định ở mục 5.2. Điều 5 của Thể lệ này. Nếu là bản sao phải có xác nhận của cơ quan chủ quản hoặc xác nhận của công chứng nhà nước.

6.5. Danh sách các đồng tác giả và thoả thuận về phần đóng góp có xác nhận của cơ quan chủ quản nếu công trình có 2 người trở lên tham gia.

6.6. Các tài liệu khác (nếu có) như: Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích liên quan đến công trình tham dự, xác nhận, nhận xét, đánh giá của các đơn vị áp dụng công trình về hiệu quả đạt được do việc áp dụng đó mang lại, các bản đề mô.

Điều 7. Mức Giải thưởng và danh hiệu cao quý

Giải thưởng năm 2005 có tối đa:

- 5 Giải nhất, mỗi giải được tặng Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ và Biểu trưng vàng sáng tạo kèm theo 20 triệu đồng đối với tập thể tác giả và 14 triệu đồng đối với cá nhân.

- 10 Giải nhì, mỗi giải được tặng Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ và Biểu trưng vàng sáng tạo kèm theo 15 triệu đồng đối với tập thể tác giả và 13 triệu đồng đối với cá nhân.

- 15 Giải ba, mỗi giải được tặng Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ và Biểu trưng vàng sáng tạo kèm theo 10 triệu đồng.

- 20 Giải khuyến khích, mỗi giải được tặng Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ và Biểu trưng vàng sáng tạo kèm theo 05 triệu đồng.

- 01 công trình xuất sắc phù hợp với tiêu chí của Tổ chức Sở hữu Trí Tuệ Thế Giới (WIPO) được Ban Tổ chức xét và đề nghị WIPO tặng Huy chương vàng và Giấy chứng nhận của Tổng Giám đốc WIPO kèm theo tiền thưởng và công trình xuất sắc của nhà sáng tạo nữ đề nghị WIPO tặng thưởng Huy chương vàng.

Ngoài ra, căn cứ giá trị của các công trình, Ban Tổ chức sẽ trao một số phần thưởng khác theo đề nghị của các nhà tài trợ của Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam. Các cá nhân, cơ quan có nhiều thành tích trong việc vận động tuyên truyền tổ chức thành công Giải thưởng sẽ được Ban Tổ chức xem xét tặng phần thưởng và Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ. Các tác giả đoạt giải cao và các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong việc tuyên truyền, vận động phổ biến Giải thưởng sẽ được Ban Tổ chức đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Các tác giả chủ trì công trình đoạt giải nhất, nhì, ba sẽ được Ban Tổ chức đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xét trao Bằng Lao động sáng tạo. Các tác giả trẻ (40 tuổi tính đến ngày 31/12/2005) có các công trình đoạt giải cao sẽ được Ban Tổ chức Giải thưởng đề nghị Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xét trao Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo.

Điều 8. Thu nhận, lựa chọn và xét duyệt Giải thưởng

Quỹ VIFOTEC có trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận và sơ bộ phân loại các công trình tham dự Giải thưởng theo đúng quy định tại Điều 6, Ban Thư ký Giải thưởng sẽ xem xét và trình Ban Tổ chức xét duyệt.

Hội đồng Giám khảo do Chủ tịch Liên hiệp Hội, Trưởng ban Tổ chức Giải thưởng ra Quyết định thành lập bao gồm những chuyên gia đầu ngành theo từng lĩnh vực để xem xét, đánh giá. Thành viên Hội đồng Giám khảo phải là những người không có công trình, đề tài tham dự Giải thưởng. Hội đồng Giám khảo có trách nhiệm chấm các công trình và tư vấn cho Ban Tổ chức xét trao Giải thưởng. Hội đồng này được chia theo các ban đối với từng lĩnh vực. Việc đánh giá được thực hiện trên cơ sở chấm điểm cho từng công trình theo thang điểm do Ban Tổ chức quy định. Theo yêu cầu cua Hội đồng Giám khảo Ban Tổ chức có thể trưng cầu giám định độc lập.

Trên cơ sở kết quả của Hội đồng Giám khảo, Ban Tổ chức Gải thưởng sẽ xem xét đề nghị Liên Bộ quyết định về việc trao Giải thưởng.

Điều 9. Thời hạn nhận, xét duyệt công trình và trao Giải thưởng

Thời hạn nhận công trình tham dự được bắt đầu từ khi công bố Giải thưởng cho đến hết ngày 31/10/2005.

Thời hạn chấm và xét chọn được tiến hành trong tháng 11/2005, Lễ trao Giải thưởng được tổ chức vào quý I/2006.

Điều 10. Tài chính cho Giải thưởng

Kinh phí cho Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam bao gồm kinh phí dành cho Giải thưởng và kinh phí tổ chức do Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho các hoạt động Khoa học - công nghệ và từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước quan tâm ủng hộ.

Điều 11: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các tác giả và giữ bí mật nội dung các công trình tham dự Giải thưởng

Các công trình tham dự Giải thưởng được Ban Tổ chức bảo đảm giữ bí mật về nội dung và lưu giữ như tài liệu mật để bảo vệ quyền lợi của người có công trình tham gia và bảo đảm tính mới cho việc yêu cầu đăng ký bảo hộ sáng chế, Giải pháp hữu ích. Để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tác giả có thể có quyền, đồng thời với việc nộp đơn xin đăng ký tham dự Giải thưởng, nộp đơn xin cấp Bằng độc quyền sáng chế, Giải pháp hữu ích hoặc Giấy chứng nhận Bản quyền tác giả. Việc đăng ký nói trên và việc công bố nội dung công trình hoặc tổ chức trưng bày triển lãm hoàn toàn tự nguyện do tác giả và các đồng tác giả bàn bạc quyết định và thực hiện theo luật định.

Mặt khác, khi phát hiện thấy trong các công trình tham gia Giải thưởng có những Giải pháp có khả năng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Ban Tổ chức sẽ thông báo và hướng dẫn các tác gi làm thủ tục đăng ký với Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

 Khoa học - Công nghệ - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :