Khoa học và Công nghệ
Trang chủ   >  Tin tức  >   Khoa học và Công nghệ  >  
Đột phá trong việc tạo ra “siêu vật liệu” từ… vỏ me
Mới đây, các nhà khoa học đã tạo ra một đột phá trong công nghệ khi biến vỏ me thành tấm nano-carbon. Dẫn đầu nhóm nghiên cứu là TS. Đặng Huy Cường, Trường Đại học Công nghê Nanyang (Singapore) và cũng là cựu sinh viên Chương trình cử nhân tài năng ngành Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.

Nhóm phát triển dự án quốc tế gồm các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Công nghê Nanyang (Singapore), Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Na Uy và Đại học Alagappa (Ấn Độ).

Vốn được coi là rác thải nông nghiệp, vỏ me được loại bỏ trong quá trình sản xuất và chiếm nhiều diện tích đất chứa. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một giải pháp đột phá cho vấn đề này đó là biến vỏ me thành tấm nano-carbon.

“Qua một loạt phân tích, chúng tôi thấy rằng hiệu suất của các tấm nano làm từ vỏ me có thể so sánh với các thiết bị công nghiệp về cấu trúc xốp và tính chất điện hóa. Quá trình tạo ra các tấm nano cũng là phương pháp tiêu chuẩn để sản xuất các tấm nano carbon hoạt tính”, TS. Đặng Huy Cường chia sẻ

Các nhà khoa học nhận thấy vỏ me chứa nhiều carbon và có cấu trúc xốp rất phù hợp để chế tạo các tấm nano-carbon, linh kiện chính trong chế tạo thiết bị lưu trữ năng lượng trong xe bus, tàu hỏa, thang máy và các phương tiện chạy bằng điện khác. Họ chế tạo thành công vật liệu lưu trữ năng lượng hiệu suất cao từ thứ vốn bị coi là rác thải.

Vỏ me được rửa sạch và sấy khô ở 100 độ C trong khoảng 6 giờ trước khi nghiền thành bột, ngắn hơn 4 lần so với quy trình với sợi gai (24 giờ). Lượng bột này được nung trong lò 150 phút ở nhiệt độ 700-900 độ C trong điều kiện không có oxy để chuyển thành các tấm carbon siêu mỏng, thành phần chính của siêu tụ điện - thiết bị lưu trữ năng lượng được sử dụng trong ô tô, xe buýt, xe điện, tàu hỏa và thang máy. Kết quả đã được công bố trên tạp chí Chemosphere (hệ số ảnh hưởng: 7.086) ngày 2/6/2021.

Tấm nano carbon từ vỏ me có khả năng dẫn điện và ổn định nhiệt tốt. So với quy trình sản xuất tấm nano bằng sợi gai dầu, phương pháp dùng vỏ me tiết kiệm năng lượng hơn. Vì vậy, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể hợp tác đối tác nông nghiệp để phát triển tấm nano carbon ở quy mô lớn hơn phòng thí nghiệm bằng cách giảm năng lượng trong quá trình sản xuất để tăng độ thân thiện hơn với môi trường.

Nhóm nghiên cứu tin tưởng rằng nếu tấm nano-carbon từ vỏ me được sản xuất ở quy mô lớn hơn, đây có thể là một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường cho các đối tác sản xuất công nghiệp, và đồng thời giúp cắt giảm chất thải cùng diện tích đất chứa.

Nhóm cũng tìm hiểu thêm khả năng sử dụng các loại vỏ trái cây khác nhau ứng dụng trong lĩnh vực này.

>> Tin bài liên quan:

Cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tìm ra phương pháp tăng khả năng dự báo lũ

Lớp Cử nhân tài năng Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN có 4 sinh viên giành học bổng thạc sĩ tại Pháp khi chưa tốt nghiệp

 

 VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   |