Hội đồng nghiệm thu gồm 9 thành viên do GS.TS Nguyễn Thiện Nhân – Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Chủ tịch; GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn – Phó Chủ tịch Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam làm Phó Chủ tịch; PGS.TS Văn Tất Thu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức Nhà nước làm Thư ký; PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ - Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW làm Uỷ viên phản biện 1; PGS.TS Mai Quỳnh Nam – Trưởng ban Tổ chức Cán bộ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam làm Uỷ viên phản biện 2. GS.TSKH Vũ Hy Chương, PGS.TS Trình Mưu và PGS.TS Hồ Uy Liêm làm Ủy viên hội đồng.
TS. Phạm Quang Hưng – Phó Giám đốc ĐHQGHN cùng các chủ nhiệm đề tài nhánh và nhiều đại biểu từ các cơ quan có liên quan đã tới dự buổi nghiệm thu này.
|
GS.TS Mai Trọng Nhuận - Phó Chủ nhiệm ĐTĐL - 2004/21 |
Được sự uỷ quyền của Chủ nhiệm đề tài - GS.VS Đào Trọng Thi, UVTW Đảng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN, GS.TS Mai Trọng Nhuận – Phó Giám đốc ĐHQGHN, Phó Chủ nhiệm đề tài đã trình bày tóm tắt nội dung đề tài.
Mục tiêu của đề tài là xây dựng cơ sở và luận cứ khoa học cho quy trình đào tạo nguồn nhân lực tài năng trong khoa học - công nghệ, lãnh đạo, quản lý và kinh doanh phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đồng thời kiến nghị về định hướng xây dựng chiến lược nhân tài quốc gia. Đề tài đã tiếp thu có phê phán các kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến phát triển tài năng của các nước và vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn của nước ta để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tài năng phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
|
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ - UVPB 1 |
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã luận chứng một cách vững chắc và rõ ràng về tính cấp thiết và tầm quan trọng đặc biệt của nhân tài đối với sự nghiệp xây dựng, quản lý, điều hành, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới của nền văn minh trí tuệ, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức. Đề tài đã kế thừa và phát triển những kết quả của các tác giả đi trước để xác lập quy trình đào tạo và phát triển tài năng, trước hết là trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, lãnh đạo, quản lý và kinh doanh. Điểm mới nổi bật của đề tài là tính hệ thống, cụ thể và mục tiêu ứng dụng thực tiễn cao, để xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các quy trình đào tạo và phát triển tài năng từ tất cả các khâu: tạo nguồn, phát hiện, tuyển chọn đến đào tạo, bồi dưỡng, thử thách, cọ xát thực tiễn, sử dụng, đãi ngộ tài năng,… có tính khoa học, hệ thống.
|
PGS.TS Mai Quỳnh Nam - UVPB 2 |
Cả hai ủy viên phản biện cùng nhận xét đề tài mang tính cấp thiết và ý nghĩa lớn trong việc xây dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược nhân tài quốc gia. Các phản biện đánh giá cao những kết quả nghiên cứu của đề tài. Đề tài đã thực hiện nghiêm túc theo các nội dung của hợp đồng. Đề tài có tính hệ thống, cụ thể đạt được các mục tiêu đã đề ra với các nội dung nghiên cứu công phu, nghiêm túc có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn cao. Bằng cách tiếp cận hệ thống, liên ngành và với phương pháp nghiên cứu tích hợp liên ngành, khảo sát thực tiễn, nghiên cứu thực địa, nghiên cứu trường hợp điển hình, phân tích định lượng, tham khảo ý kiến chuyên gia,… đề tài đã xây dựng được cơ sở khoa học cho qui trình đào tạo và phát triển tài năng, trong đó đặc biệt là cơ sở khoa học của hệ tiêu chí phát hiện, tuyển chọn tài năng. Về cơ bản, hai ủy viên phản biện cùng nhất trí với các quan điểm cơ bản của đề tài: quy trình phát triển tài năng do đề tài đề xuất không thay thế cho hệ thống các chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ hiện hành; Quy trình có tính liên hoàn, xen kẽ hữu cơ giữa phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng trong 3 giai đoạn phát triển của nhân tài,... Hai uỷ viên phản biện cùng đồng tình với việc kiến nghị của đề tài là cần có một Nghị quyết riêng của Đảng về nhân tài, có chiến lược nhân tài quốc gia, cần tạo ra những điều kiện đặc biệt về mặt cơ chế tổ chức, tập trung nguồn lực và trọng dụng nhân tài.
Hai ủy viên phản biện cũng góp ý cụ thể để Ban chủ nhiệm đề tài hoàn thiện: cơ sở khoa học nêu rõ hơn trong 13 đề tài nhánh; đưa khái niệm nhân tài lên ngay phần đầu; thống nhất việc viết một số từ nước ngoài, đúc rút cô đọng hơn những bài học hay từ nước ngoài thành kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam cũng như kinh nghiệm từ lịch sử Việt Nam,…
Trong khuôn khổ của buổi nghiệm thu, các ủy viên cùng nhất trí với bản nhận xét của hai ủy viên phản biện là đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài đồng thời góp ý một số nội dung mang tính kỹ thuật để đề tài hoàn thiện hơn.
|
Chủ tịch Hội đồng GS.TS Nguyễn Thiện Nhân |
100% ủy viên Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đã nhất trí nghiệm thu đề tài độc lập cấp nhà nước ĐTĐL – 2004/21 và kiến nghị Bộ Khoa học & Công nghệ cần có một đề tài nghiên cứu tiếp theo để các cán bộ khoa học của ĐHQGHN và các cơ quan phối hợp nghiên cứu sâu hơn về xác lập các định hướng cho việc xây dựng chiến lược nhân tài quốc gia.
Thay mặt cho hội đồng, Chủ tịch hội đồng GS.TS Nguyễn Thiện Nhân đã chúc mừng tập thể các nhà khoa học và ĐHQGHN đã hoàn thành nhiệm vụ khó khăn của đề tài mà Bộ Khoa học & Công nghệ giao phó.
Đề tài độc lập ĐTĐL – 2004/21 nghiệm thu thành công là cơ sở quan trọng để ĐHQGHN tiếp tục chủ trì xây dựng và đề xuất với Đảng, Nhà nước cho phép triển khai Dự án thí điểm “Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn lực tài năng phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” trong thời gian tới.
|
PGS.TS Hồ Uy Liêm | |
|
PGS.TS Lê Minh Thông | |
|
GS.TSKH Vũ Hy Chương | |
|
PGS.TS Trình Mưu | |
|
Phó Chủ tịch HĐ GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn | |
|
PGS.TS Văn Tất Thu | |
|
|
|
|
|
|
|