Khoa học và Công nghệ
Trang chủ   >  Tin tức  >   Khoa học và Công nghệ  >  
“ĐỊA KỸ THUẬT ĐÔ THỊ, TÀI NGUYÊN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG PHÙ HỢP VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU” (HANOI GEOENGINEE RING2010)

 

 

 

 

 

Hội thảo “Hanoi GeoEngineering 2010” hay còn gọi tắt là “HanoiGeo2010” được tổ chức thường niên từ 2003 đến 2005, còn từ năm 2007 đến nay hội thảo đươc tổ chức 2-3 năm một lần luôn được các nhà khoa học thuộc khối Khoa học Trái đất và các kỹ sư địa kỹ thuật công trình của Việt Nam và các đồng nghiệp quốc tế từ các nước Hà Lan, Nhật Bản, Thái Lan cùng nhiều nước khác tham gia tích cực và có đóng góp rất hiệu quả.

  • Vài hình ảnh hoạt động của HanoiGeo2007

GS. Mai Trọng Nhuận trình bày bài báo cáo chính với các đại biểu tham dự Hội thảo





GS. TS. Mai Trọng Nhuận - Chủ tịch Hội thảo Địa Kỹ thuật Hanoi 2007 trao quà lưu niệm cho đại diện các đơn vị đồng tổ chức Hội thảo (ITC, ĐHTH Kyoto và AIT)

GS. TS. Mai Trong Nhuận - Chủ tịch Hội thảo Địa Kỹ thuật Hanoi 2007 trao quà lưu niệm cho các đồng chủ tịch Hội thảo (GS. Freek van der Meer, ITC;   Lan: TS.. Pham Huy Giao, AIT và GS. Ohtsu, ĐHTH Kyoto, Nhật Bản).

GS. Hale - Phó Hiệu trưởng Học viện ITC, Hà Lan phát biểu cảm ơn Đại học Quốc gia Hà Nội và các đơn vị của Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng vào tổ chức thành công  Hội thảo.

Thăm quan công trình xây dựng đường dẫn lên cầu Thanh Trì đang xây dựng






Thăm quan địa điểm đóng cọc cát tại công trình xây dựng đường dẫn cầu Thanh Trì




Thăm quan kỹ thuật chất tải trước áp dụng tại công trình xây dựng đường dẫn cầu Thanh Trì

Thăm quan di tích lịch sử quốc gia Văn Miếu - Quốc tử giám tai Hà Nội

Thăm quan một cơ sở sản xuất gốm sứ tại làng nghề thủ công Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, các đối tác quốc tế đồng tổ chức các Hội thảo HanoiGeo2003-2007 cùng Đại học Quốc gia Hà Nội đều bày tỏ nguyện vọng sẵn sàng tổ chức một Hội thảo quốc tế trong 2 ngày với qui mô lớn hơn các Hội thảo đã tổ chức trước đây nhằm thu hút các nhà khoa học từ nhiều quốc gia đến tham gia và đóng góp cho sự thành công của Hội thảo lần này.

Trong buổi họp bàn về công tác tổ chức Hội thảo được tổ chức từ tháng 9 năm 2009 do GS. Mai Trọng Nhuận, Giám đốc Đại học quốc Gia Hà Nội chủ trì có sự tham dự của TS. Phạm Huy Giao - đại diện cho Viện kỹ thuật Châu Á (Thái Lan) và các đồng nghiệp đại diện cho các trường và viện nghiên cứu về Khoa học Trái đất trong nước như Cục Địa chất Việt Nam Trường Đại học Mỏ-Địa chất, Viện Địa kỹ thuật, Viện Dầu Khí Việt Nam… đã nhất trí thông qua tên gọi, tiêu đề , thời gian và địa điểm tổ chức Hội thảo như sau:

1. Chủ đề của Hội thảo:

Tiếng Anh: HANOI GEOENGINEERING 2010

“Urban Geoengineering, Earth Resources and Sustainability under Global Climate Change Context”

Tiếng Việt: ĐỊA KỸ THUẬT HÀ NỘI 2010

“Địa kỹ thuật đô thị, Tài nguyên và Phát triển bền vững phù hợp với biến đ ổi khí h ậu”

2. Đơn vị tổ chức chủ trì hội nghị/hội thảo:

Đại học Quốc gia Hà Nội (Vietnam National University, Hanoi - VNU)

Cơ quan phối hợp tổ chức:

+ Viện công nghệ châu Á (Asian Insitute of Technology ), Thái Lan

+ Đại học Kyoto (KU), Nhật Bản (Kyoto University )

+ Viến quốc tế về khoa học địa thông tin và quan sát Trái đất

(International Institute for Geo-Information Science and Earth Observation (ITC)).

+ Viện Dầu khí (Vietnam P etroleum Institute - VPI)

3. Luận chứng đầu ra của hội thảo:

Hội thảo dự kiến tập trung giải quyết những các vấn đề liên quan đến biến dổi khí hậu và các tai biến liên quan.

Nội dung các tiểu ban:

+ Địa kỹ thuật và phát triển có sở hạ tầng đô thị (Geotechnical Engineeirng & Urban Infrastructure Development)

+ Tài nguyên và môi trường (Earth R esources and Environment)

+ Địa tai biến và Quản lý rủi ro (Geohazards and GeoRiskst)

+ Con người và an ninh năng lượng (Human and Energy Security Engineering)

+ Địa thăm dò và kỹ thuật dầu khí (Geoexploration and Petroleum Engineering)

+ Đánh giá tổn thương và quản lý rủi ro trong khung canh biến đổi khí hậu

(Vulnerability Assessment and Rick Assessment in the context of Climate Change)

Số lượng dự kiến các báo cáo

Của đại biểu Việt Nam: 40 và nước ngoài: 30.

Các báo cáo tại hội thảo sẽ được công bố toàn văn trên Proceeding Hội

thảo, một số bài chọn lọc phù hợp sẽ được in trên Tạp chí Địa kỹ thuật.

4. Quy mô hội nghị/hội thảo:

- Tổng số đại biểu: 200

Số đại biểu trong nước: 150

Số đại biểu quốc tế: 50

- Tổng số báo cáo/tham luận: 70

5. Thời gian tổ chức: 22-23 /11/2010

6. Địa điểm tổ chức: 19 Lê Thánh Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội

7. Chương trình dự kiến:

o Ngày 22 tháng 11 năm 2010

+ Buổi sáng:

- 9:00 – 9:30 Khai mạc

- 9:30 – 11:30 Báo cáo/Bài giảng chính (Keynote lectures)

- 11:30 – 13:30 Ăn trưa

+ Buổi chiều:

- 13:30 – 17:30 Báo cáo theo tiẻu ban

o Ngày 23 tháng 11 năm 2010

+ Buổi sáng:

- 9:00 – 11:30 Báo cáo theo tiẻu ban (tiếp)

- 11:30 – 11:50 Bế mạc

+ Buổi chiều:

- 13:30 – 14:30 Thăm quan, Khảo sát thiết bị quan trắc đo biến dạng và áp lực nước lỗ rỗng tại Trung tâm Sinh thái Ba Vì, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- 13:30 – 17:30 Khảo sát thực địa tại khu vực sạt lở đê sông Hồng thuộc xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội.

 VNU Media - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :