Khoa học và Công nghệ
Trang chủ   >  Tin tức  >   Khoa học và Công nghệ  >  
Hội thảo khoa học Pháp - Việt tại ĐHQGHN
Chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, trong khuôn khổ hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Đại học Pierre và Marie Curie và Đài Thiên văn Paris (CH Pháp), Hội thảo khoa học về Vật lý thiên văn, Hành tinh học và Khí hậu học sẽ được tổ chức với sự tham gia thuyết trình của các nhà khoa học hàng đầu CH Pháp.

KHOA HỌC VŨ TRỤ

“VẬT LÝ THIÊN VĂN, HÀNH TINH HỌC, KHÍ HẬU HỌC”

I. Thời gian: từ ngày 01 đến ngày 04 tháng 11 năm 2010

II. Địa điểm: Hội trường 19 Lê Thánh Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội

III. Ban tổ chức:

1. GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

2. GS Pierre Encrenaz, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Pháp, Đại học Pierre & Marie Currie, Đài thiên văn Paris

3. GS Nguyễn Quang Riệu, Giám đốc nghiên cứu danh dự (emeritus) Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS), Đài thiên văn Paris

4. TS Nguyễn Thị Anh Thu, Quyền Trưởng ban Quan hệ quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

IV. Hội đồng cố vấn khoa học:

1. GS.TS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;

2. GS. Jean Jouzel, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu và Môi trường Simon-Laplace - Paris, giải Nobel năm 2007, Phó chủ tịch Nhóm chuyên gia khí hậu Liên hợp quốc (GIEC);

3. GS. Daniel Egret, Giám đốc Đài thiên văn Paris;

4. GS. Jean-Paul Zahn, nhà thiên văn học danh dự tại Đài thiên văn Paris;

5. GS. Pierre Darriulat, trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội;

6. GS.TS Bạch Thành Công, Chủ nhiệm khoa Vật lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội;

7. GS.TSKH Nguyễn Hoàng Lương, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Tổng biên tập Tạp chí Khoa học ĐHQGHN;

8. GS. Võ Văn Thuận, Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, chủ tịch Hội Hạt nhân Việt Nam;

9. GS. Nguyễn Quang Riệu, Giám đốc nghiên cứu danh dự (emeritus) của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS), Đài thiên văn Paris;

10. GS. Pierre Encrenaz, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Pháp, Đại học Pierre & Marie Currie, Đài thiên văn Paris;

V. Chương trình hội thảo (chính thức):

Ngày 01/11/2010:

08:30-10:00 : Khai mạc hội thảo;

10:30-12:30 : “Thám hiểm vũ trụ: sự đóng góp của thiên văn học vô tuyến”

GS Nguyễn Quang Riệu;

13:30-15:30 : “Tia vũ trụ” – GS Pierre Darriulat;

15:30-18:00 : “Địa chấn học hành tinh” – GS Benoit Mossier.

Ngày 02/11/2010:

09:00-11:30 : “Các đài thiên văn ảo và phương pháp sử dụng”

GS Daniel Egret;

13:00-15:30 : “Những kết quả nghiên cứu của các vệ tinh: Odin, Cassini-Huygens, Herchels và Planck trong Dự án nghiên cứu không gian châu Âu” – GS Pierre Encrenaz;

15:30-18:00 : “Vũ trụ xa xôi” – GS Pierre Lesaffre.

Ngày 03/11/2010:

09:00-11:30 : “Các hành tinh ngoài Hệ mặt trời” – GS Thérèse Encrenaz;

13:00-16:00 : “Khí hậu Trái đất và những tiến triển có thể dự báo trước”

GS Jean Jouzel;

16:00-18:00 : “Vật lý trong nhà trường” – GS Pierre Encrenaz

“Quang phổ học trong Vật lý thiên văn”

Đinh Văn Trung, Viện Vật lý Hà Nội;

Ngày 04/11/2010:

09:00-11:30 : “Sử dụng kính thiên văn vô tuyến ở bước sóng 21cm”

PGS Alain Maestrini;

13:30-15:30 : “Sự hình thành của các vì sao” – GS Michel Perault;

16:00-19:00 : Bế mạc hội thảo và tiệc chiêu đãi

Ngôn ngữ sử dụng : tiếng Anh và tiếng Việt

VI. Đối tượng tham dự: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên đang học tập, làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực liên quan.

Đăng ký tham dự theo mẫu đăng ký tại đây và gửi về địa chỉ sau:

Đinh Thị Thục Anh

Ban Quan hệ Quốc tế – ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Mobile: 0943 906 588

Fax: (04) 3.7547429

Email: thucanh.vnu@gmail.com; qhqt@vnu.edu.vn

* Do quy mô của hội thảo có giới hạn, giấy mời sẽ được gửi tới những đại biểu do Ban Tổ chức lựa chọn dựa trên phiếu đăng ký gửi trước ngày 05/10/2010 .

VII. Giới thiệu về các Giáo sư tham gia thuyết trình tại Hội thảo:

1. GS. Jean Jouzel, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu và Môi trường Simon-Laplace, Paris, Phó chủ tịch Nhóm chuyên gia khí hậu Liên hợp quốc (GIEC), giải Nobel năm 2007, Huy chương Vàng của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS) cho nghiên cứu về biến đổi khí hậu;

2. GS. Daniel Egret, Giám đốc Đài thiên văn Paris, chuyên gia hàng đầu thế giới về các đài thiên văn ảo;

3. GS. Pierre Darriulat, chuyên gia cao cấp về tia vũ trụ, đang giảng dạy môn Vật lý tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN;

4. GS. Nguyễn Quang Riệu, Giám đốc nghiên cứu danh dự (emeritus) của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS), Đài thiên văn Paris;

5. GS. Pierre Encrenaz, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Pháp, Đại học Pierre & Marie Currie, Đài thiên văn Paris;

6. GS. Thérèse Encrenaz, Giám đốc nghiên cứu của CNRS, Phó Giám đốc Đài Thiên văn Paris, Huy chương Bạc của CNRS cho nghiên cứu về tầng khí quyển của các hành tinh, Huân chương danh dự David Bates của Hội liên hiệp Địa Vật lý châu Âu;

7. GS. Alain Maestrini, Đại học Pierre & Marie Curie, chuyên gia cao cấp về công nghệ Tezahertz;

8. GS. Michel Perault, Giám đốc Đài thiên văn Lerma, Trưởng ban Nghiên cứu thuộc CNRS, chuyên gia về sự hình thành sao;

9. GS. Pierre Lesaffre, Đài thiên văn Paris-Lerma, nghiên cứu viên CNRS, chuyên gia về siêu sao mới loại 1;

10. GS. Benoit Mossier, chuyên gia về Vật lý thiên văn tại Đài thiên văn Paris, chuyên gia toàn cầu về sự chuyển động của các hành tinh.

 Thục Anh - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :