Sinh viên
Trang chủ   >  Tin tức  >   Sinh viên  >  
Công thức vàng dành cho sĩ tử khối C
Thủ khoa khối C, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), năm 2011, bật mí những tuyệt chiêu đạt kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Thanh Lan (giữa) và các bạn trong nhóm nghiên cứu
Học gì khi ôn?
Đối với Thanh Lan, “Từ học đến hiểu là cả quá trình thẩm thấu. Không nên học dồn dập, nước đến chân mới nhảy mà cần có kế hoạch, thời gian biểu, lịch trình cho từng môn”. Chia sẻ về thời gian học, Lan tâm sự: “Mình thường học vào sáng sớm, trước lúc học mình uống một cốc nước cho tinh thần sảng khoái. Khi ngồi vào bàn học, mình thường tự truyền cảm hứng bằng lời khích lệ “Fighting, nhất định sẽ làm được”. Mỗi lần như vậy, mình cảm thấy có thêm quyết tâm, như kiểu biến áp lực thành động lực ấy. Nó cũng giúp mình duy trì tâm lý thoải mái và tăng cường khả năng ghi nhớ rất nhiều.”
Lan nói thêm: “Ngày trước, mình thường dành 6 tiếng/ngày làm đề thi thử, nhưng nếu bận quá bạn nên dành 6 tiếng mỗi tuần. Đó là cách hữu hiệu để bạn check trình “chém” của bạn đến đâu, lỗ hổng kiến thức như thế nào. Mình còn thi thử đề thi đại học ở trường để xác định tầm điểm mà chọn trường cho phù hợp” - Lan nhìn cuốn vở ôn thi hồi cấp 3, đôi mắt sâu lắng. “Riêng môn Lịch Sử, mỗi lần đi học thêm về, mình cố gắng ghi nhớ những gì cô nói, cô chữa, sau đó về nói luôn cho cô bạn cùng phòng. Như thế mình nhớ rất lâu, trò chuyện rất thoải mái, khiến mình thư thái hơn rất nhiều” - Cô nàng hào hứng. Điều đặc biệt, Thanh Lan thường gắn các sự kiện lịch sử với các sự kiện của bản thân như sinh nhật mình, sinh nhật bạn bè, người thân, hay kỷ niệm tình yêu, tình bạn. “Mẹo này hơi dị nhưng với mình nó là bí kíp” - Lan cười.
Mẹo làm bài thi
Theo cô thủ khoa này, khối C gồm những môn xã hội, nhưng không phải vì thế mà chúng ta chỉ chăm chăm học thuộc như một chú vẹt. Văn - Sử - Địa, mỗi môn đòi hỏi cách học riêng nhưng chúng cũng được xây dựng dựa trên nguyên tắc cơ bản:
Dù theo hình thức Tổng – Phân – Hợp, quy nạp hay diễn dịch thì bài viết luôn phải có bố cục rõ ràng (gồm mở - thân – kết).Tùy vào trọng số điểm của câu mà đưa ra dung lượng cho phần mở - thân - kết cho phù hợp. Phần thân bài, bất kỳ bài luận nào cũng cần có luận điểm rõ ràng, luận cứ được lập luận chặt chẽ và đưa ra luận chứng để chứng minh cho luận điểm đó. Như vậy, bài viết của bạn mới gây thuyết phục.
Theo dõi nhiều đề thi sử mấy năm liên tiếp, Lan nhận định “gần đây có xu hướng ra đề lắt léo, vì vậy, các bạn học sinh phải đọc sâu hiểu kỹ. Chẳng hạn như 1 đề thi về sự thành công của Cách mạng Tháng 8, người ta không hỏi trực tiếp mà có thể hỏi theo kiểu “sự kiện nào mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập tự do của dân tộc”. Ai tìm keyword của đề sẽ viết trúng tâm đề đó.”
Với môn Văn, mẹo “ăn” điểm cao là so sánh, liên hệ
 “Nghị luận xã hội thì liên hệ bản thân, viết chân thực và lấy dẫn chứng từ thực tế. Nguồn dẫn chứng phong phú nhất đến là từ báo chí.” “Còn nghị luận văn học, các bạn nên trích những câu thơ, câu nhận định của các nhà phê bình có liên quan đến tác phẩm. Đó là minh chứng về tầm kiến thức của bạn với người chấm. Nhớ mang theo đồng hồ căn giờ, vạch ý chính ra nháp, hoàn thành phần kết dù bài còn dang dở và luôn bình tĩnh nhé.”Đó là những lời khuyên, lời chia sẻ chân thành đại diện đàn chị đi trước. Hi vọng mỗi sĩ tử tự trang bị những kỹ năng cần thiết của riêng mình để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Tư vấn của Giảng viên Trường ĐHKH XH&NV: Theo thầy Trần Bách Hiếu – Giảng viên khoa Chính trị, Trường ĐHKHXH&NV: “Khi chấm bài, tôi luôn đánh giá cao những bài viết thể hiện “cái tôi” của thí sinh dự thi. Tất nhiên, bài viết đó phải có tư duy logic, luận điểm rõ ràng, bố cục mạch lạc, luận cứ, luận chứng sát thực. Và các bạn học sinh cũng cần chú ý, nên viết ra nháp ý chính, tránh trường hợp viết cả bài ra nháp rồi không kịp chép lại vào bài dự thi chính thức”.

Thông tin về Thủ khoa
Họ và tên: Tống Thị Thanh Lan - sinh viên khoa Du lịch học.
Điểm đầu vào khối C : 25,5 điểm.
Đoạt giải nhì cấp tỉnh, giải khuyến khích môn địa lý cấp cấp quốc gia.Nhận nhiều học bổng, tiêu biểu là: Học bổng Chung soo Hàn Quốc, học bổng Shinnyo của Nhật Bản.
Thành viên của nhóm tình nguyện giáo dục GSTT group ( nơi hội tụ các nhân tài: thủ khoa, những bạn có thành tích cao trong học tập chuyên tư vấn, giảng bài trực tuyến miễn phí giúp học sinh ôn thi đại học).






 CLB Bút trẻ - Khoa Báo chí Truyền thông (VNU-USSH) - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   |