THPT Chuyên Ngoại ngữ không chỉ biết đến là cái nôi đào tạo những học sinh có năng khiếu ngoại ngữ mà đây còn là môi trường giáo dục gắn với nhiều hoạt động ngoại khoá, giúp học sinh phát triển toàn diện, sự tự tin và khao khát thành công. Bên cạnh những hoạt động mang tính thường niên như: chương trình 10+, Sắc màu Chuyên Ngoại ngữ, Hội thao chào Xuân, Hội vui khoa tự nhiên, CNN Idol....thì không thể không kể đến Sân khấu hoá tác phẩm văn học. Sân chơi này thực sự là cuộc chơi trí tuệ thắp sáng tình yêu của học sinh với văn học, được TS. Nguyễn Quang Trung và tổ Xã hội áp dụng trong 13 năm qua. Với phương pháp học Văn học này, mỗi lớp được chia làm hai nhóm để chuẩn bị về một tác phẩm trong khoảng từ hai tuần tới một tháng. Nhóm trưởng sẽ chịu trách nhiệm phân công các thành viên trong nhóm của mình thành các ban gắn với công việc cụ thể. Ban tiểu phẩm có nhiệm vụ dàn dựng tiểu phẩm khoảng 10 phút dựa vào nội dung tác phẩm; có thể chuyển thể tác phẩm sang các dạng thức phong phú như: kịch nói, múa, hát, ngâm thơ, nhạc kịch, thời trang, hoạt cảnh… Ban đạo cụ chuẩn bị trang phục, phông màn, trang trí cho tiết mục. Ban tiểu luận có trách nhiệm soạn thảo văn bản phần nội dung tiểu luận, tìm hiểu sâu về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả; về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, phân tích đánh giá về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Ban hội thảo chịu trách nhiệm về những câu hỏi thảo luận xung quanh tác giả tác phẩm và chủ trì buổi thảo luận về tác phẩm. Buổi học theo phương pháp trả tác phẩm sẽ diễn ra trong hai tiết tại lớp học. Năm 2015, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ sẽ tổ chức chương trình “Sân khấu hóa tác phẩm văn học” trong phạm vi toàn trường gắn với cuộc thi tiết mục giữa các lớp. Sau thời gian chuẩn bị, mỗi nhóm sẽ trình bày trước lớp “tác phẩm của mình” gồm: phần giới thiệu ngắn gọn về mục đích, nội dung hội thảo; phần chiếu đoạn phim ngắn về hậu trường của quá trình làm việc (2 phút); phần diễn tiểu phẩm (10 phút), phần thuyết trình tóm tắt các nội dung liên quan đến tác phẩm (3 phút), phần trọng tâm và thu hút đông đảo các thành viên trong lớp là thảo luận (50 phút), thời gian còn lại dành cho giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, cho điểm và khắc sâu kiến thức cơ bản. Sau buổi trả tác phẩm, các em có thể chuyền tay nhau đọc cuốn tiểu luận dài khoảng 50 trang nghiên cứu về tác phẩm do các em trong ban tiểu luận biên soạn. Để thực hiện được phương pháp trên không phải là quá khó song cũng không mấy dễ dàng. Sâu sắc và sinh động (sâu sắc về nội dung, sinh động về hình thức thể hiện), tiết kiệm và hiệu quả (tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà vẫn đạt được mục đích học tập), say mê và trật tự (làm việc hết mình mà không ảnh hưởng đến môn khác, lớp khác), một và tất cả (một nhóm thuyết trình, cả lớp làm việc)…là những yêu cầu để có thể “Trả tác phẩm về cho học sinh” đạt hiệu quả. Để thành công, các em phải ham học, say mê sáng tạo, có tố chất nghệ sĩ và năng lực khoa học. Với phương pháp này, học sinh được tiếp cận tác phẩm văn chương vừa ở phương diện nghiên cứu phê bình, vừa ở phương diện nghệ thuật. Nói cách khác, các em học văn kết hợp với các hiểu biết về nghệ thuật sân khấu, vũ đạo, hội họa, xây dựng kịch bản, chuyển thể tác phẩm từ nghệ thuật ngôn từ sang các loại hình nghệ thuật khác. Trong quá trình thực hiện học văn theo phương pháp “Trả tác phẩm về cho học sinh”, học sinh được rèn luyện khả năng tự học, đánh thức tư duy nghiên cứu độc lập, hình thành cho các em khả năng liên kết nhóm, tạo sự tự tin, kĩ năng thuyết trình vấn đề. Qua phương pháp này là, các em nắm chắc tác phẩm, hiểu bài sâu, nhớ lâu, nhớ kĩ bởi lẽ các em được sống với tác phẩm, trải nghiệm cùng tác phẩm; được say mê sáng tạo. Các tác phẩm tham gia chương trình
|