Tham dự phiên họp có đại diện lãnh đạo Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Vụ chuyên môn của Văn phòng Quốc hội, Ban Bí thư TW Đoàn, Ban Thanh niên Trường học TW Đoàn, Vụ Học sinh, Sinh viên – Bộ giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các trường có học sinh, sinh viên tham gia diễn đàn, đại diện nhà tài trợ, Trung tâm Thông tin Thư viện và Nghiên cứu Khoa học và 370 đại biểu trẻ là học sinh, sinh viên của 19 Trường Đại học và PHTH trên địa bàn Hà Nội.
Dưới sự điều hành của Đoàn Chủ tịch: Chủ tịch QH – Trương Ngọc Kiểm (Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN) và 2 Phó Chủ tịch QH là Hoàng Thị Thu Hà (Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN), Vũ Văn Tiến (Học viện Báo chí và Tuyên truyền); Đoàn Thư ký: Trưởng đoàn Đỗ Thanh Sơn (Trường ĐH Xây dựng), Ủy viên Ủy ban thường vụ QH, Chủ nhiệm UB về Các vấn đề Xã hội - Phạm Tuyết Hạnh Hà (Học viện Hành chính Quốc gia) và Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Nguyễn Hồng Yến (Trường ĐH Luật), buổi họp đã được nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu QH về dự thảo Nghị quyết. Trên cơ sở Bản dự thảo Nghị quyết do Trưởng đoàn Thư ký đọc, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi hết sức nghiêm túc. Sau khi một lần nữa nghe Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bản dự thảo Nghị quyết đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với 70,99% số phiếu thuận.
|
“Việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp” là một vấn đề thu hút được sự quan tâm không chỉ của thanh niên – học sinh, sinh viên mà còn của toàn xã hội. Tại phiên họp, các đại biểu trẻ đã rất tích cực đóng góp ý kiến, thảo luận tập trung để đưa ra những hướng và biện pháp giải quyết phù hợp với thực trạng hiện nay. Có 14 ý kiến của đại diện 14 đoàn đại biểu đã được trình bày và thảo luận tại phiên họp như ý kiến của đại biểu Đỗ Tùng Lâm (ĐH Xây dựng), Nguyễn Đăng Dưỡng (Học viện Hành chính Quốc gia), Nguyễn Công Thắng (ĐH Nông nghiệp 1), Vũ Văn Huân (Khoa Luật - ĐHQGHN), Nguyễn Bá Thái (ĐH Giao thông Vận tải), Trần Việt Anh (PHTH Amsterdam), Phạm Hải Linh (ĐH Bách khoa), Phạm Kiều Phương (ĐH Ngoại thương), Hoàng Trọng Nghĩa (ĐH Kinh tế Quốc dân), Nguyễn Việt Phương (ĐH KHTN - ĐHQGHN), Nguyễn Minh Trí (ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN), Nguyễn Thị Lê Na (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)… Đại biểu Hoàng Trọng Nghĩa (ĐH Kinh tế Quốc dân) đưa ra sáng kiến: Nên tăng cường mở rộng, nâng cao hiệu quả đào tạo của các trường đại học tại các địa phương để đào tạo nguồn nhân lực cho chính nơi đó. Bởi như vậy không những giảm được sự quá tải ở các đô thị lớn, mà sau khi sinh viên tốt nghiệp, với môi trường quen thuộc do có thời gian dài đã sống trong sinh viên, nên họ thích nghi với công việc ở đây rất nhanh. Ý kiến của đại biểu Phan Kiều Phương (ĐH Ngoại thương) nêu: Đúng là nhu cầu việc làm cho sinh viên là vấn đề bức xúc. Nhiều cơ chế, chính sách hiện nay về vấn đề này vẫn còn bất cập. Nhưng sự cố gắng, phấn đấu của bản thân sinh viên sẽ có vai trò quyết định… Rất nhiều người nói người Việt Nam sáng tạo, cần cù, chăm chỉ. Nói vậy chẳng có gì sai nhưng xin hỏi thật có được bao nhiêu phần trăm sinh viên cần cù, sáng tạo, chăm chỉ được như lời nói đó? Điều đáng buồn là tuy chưa có những phẩm chất ấy nhưng nhiều sinh viên lại tự tin một cách vô lý về bản thân mình…Rất nhiều ý kiến phát biểu cũng như ý kiến góp ý bằng văn bản được QH tiếp thu và đánh giá cao.
Đến dự và phát biểu, bà Nguyễn Thị Hoài Thu (Chủ nhiệm UB các Vấn đề xã hội của QH) đã rất vui mừng và ghi nhận khả năng làm chính trị, thảo luận mạnh dạn, nghiêm túc và đầy tính trách nhiệm như một đại biểu QH thực thụ của các đại biểu QH trẻ tham dự diễn đàn này.
Xem các bài liên quan
|