Thông báo
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >  
Thông tin LATS của NCS Lê Minh Đức
Tên đề tài luận án: Phương pháp tiếp cận khung nhìn hợp nhất cho tự động hóa phát triển phần mềm

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Minh Đức         2. Giới tính: Nam         

3. Ngày sinh: 09/09/1977                                      4. Nơi sinh: Hà Nội      

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 394/QĐ-ĐT ngày 21 tháng 06 năm 2016 của Hiệu Trưởng Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

8. Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm    

 9. Mã số: 9480103.01  

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:   PGS.TS. Nguyễn Việt Hà, TS. Đặng Đức Hạnh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:           

Đề xuất và định nghĩa một ngôn ngữ dạng aDSL có tên Ngôn ngữ đặc tả lớp miền (DCSL). Ngôn ngữ bao gồm một tập các ghi chú diễn đạt các ràng buộc thiết yếu về cấu trúc và các hành vi thiết yếu của lớp miền. Luận án đã cẩn thận lựa chọn để đưa vào DCSL các đặc trưng về mặt thiết kế từ các nguồn tài liệu có uy tín cao về học thuật cũng như trong ngành công nghiệp phần mềm. Luận án cũng chỉ ra rằng các đặc trưng này thiết lập một không gian thiết kế tối giản nhất cho lớp miền.

Đề xuất một cách tiếp cận mô hình hóa miền hợp nhất, trong đó sử dụng DCSL để biểu diễn các thành phần mô hình hóa cấu trúc và hành vi. Luận án chọn ngôn ngữ biểu đồ hoạt động UML cho mô hình hóa hành vi và thảo luận cách biểu diễn các cấu trúc chuyên biệt miền của ngôn ngữ này bằng DCSL. Để chứng tỏ khả năng áp dụng của cách tiếp cận được đề xuất, luận án định nghĩa một tập các mẫu mô hình hóa miền hợp nhất nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra của năm dòng hoạt động chính trong ngôn ngữ biểu đồ hoạt động UML.

Đề xuất một cách đặc trưng hóa cho phần mềm được phát triển từ mô hình miền, bao gồm 4 tính chất. Các tính chất này được định nghĩa dựa trên một mô hình khái niệm phần mềm dạng phân lớp. Mô hình này bao gồm mô hình miền ở lớp lõi, một lớp mô-đun bọc quanh lõi này và một lớp ngoài cùng dành cho phần mềm.

Đề xuất và định nghĩa một ngôn ngữ thứ hai dạng aDSL có tên là Ngôn ngữ lớp cấu hình mô-đun (MCCL), dùng để thiết kế các lớp cấu hình mô-đun trong một kiến trúc phần mềm dựa trên mô-đun. Một lớp cấu hình mô-đun cung cấp một định nghĩa dạng lớp cho một tập các cấu hình của một lớp các mô-đun phần mềm. Các lớp cấu hình mô-đun có thể dễ dàng sử dụng để tạo các biến thể của một lớp mô-đun mà không cần thay đổi thiết kế của lớp mô-đun này.

Cung cấp một bộ công cụ phần mềm dành cho DCSL, MCCL và các bộ sinh mã gắn với các ngôn ngữ này. Các công cụ này được phát triển dưới dạng thành phần của một phần mềm khung có tên là jDomainApp mà tác giả luận án đã xây dựng trong các nghiên cứu của mình.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các kết quả của luận án có thể áp dụng để phát triển các phần mềm có độ phức tạp cao của các miền nghiệp vụ khác nhau.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: đề xuất một ngôn ngữ dạng aDSL để đặc tả cấu hình phần mềm và mở rộng kiến trúc phần mềm để hỗ trợ các yêu cầu phi chức năng khác. Tăng năng suất làm phần mềm bằng cách tích hợp phương pháp đề xuất với các quy trình phát triển phần mềm dạng lặp (iterative) và linh hoạt (agile).

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

D. M. Le, D.-H. Dang, V.-H. Nguyen, “Domain-Driven Design Using Meta-Attributes: A DSL-Based Approach”, in: Proc. 8th Int. Conf. Knowledge and Systems Engineering (KSE), IEEE, 2016, pp. 67–72.

D. M. Le, D.-H. Dang, V.-H. Nguyen, “Domain-Driven Design Patterns: A MetadataBased Approach”, in: Proc. 12th Int. Conf. on Computing and Communication Technologies (RIVF), IEEE, 2016, pp. 247–252.

D. M. Le, D. H. Dang, V. H. Nguyen, “Generative Software Module Development: A Domain-Driven Design Perspective”, in: Proc. 9th Int. Conf. on Knowledge and Systems Engineering (KSE), 2017, pp. 77–82.

D. M. Le, D.-H. Dang, and V.-H. Nguyen, “On Domain Driven Design Using AnnotationBased Domain Specific Language,” Journal of Computer Languages, Systems & Structures, vol. 54, pp. 199–235, 2018.

D. M. Le, D.-H. Dang, V.-H. Nguyen, “Generative Software Module Development for Domain-Driven Design with Annotation-Based Domain Specific Language”, (To Appear) Journal of Information and Software Technology, 2019.

 

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   |