Chân dung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Chân dung  >  
Giáo dục đại học Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế
Câu hỏi lớn về GD đại học VN "Chúng ta đang ở đâu và sẽ như thế nào?" vẫn luôn là nỗi trăn trở với những ai quan tâm đến sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai nước nhà.

Mỗi đơn vị và cá nhân, tuỳ theo cương vị trách nhiệm của mình, sẽ tự tìm một câu trả lời thoả đáng. Đáp số cuối cùng phải là quốc tế hoá GD đại học VN. ĐHQG Hà Nội đã và đang tìm ra đáp số này.

1 - Đột phá vào chất lượng cao:

Từ năm 1997, ĐHQGHN là nơi đầu tiên trong cả nước đưa sáng kiến và tổ chức thí điểm thành công chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng, chất lượng cao nhằm tiếp cận sớm trình độ khu vực và quốc tế. Cho đến nay, chương trình này đã trở thành một hệ đào tạo chính thức đối với các ngành khoa học cơ bản, công nghệ cao và một số ngành kinh tế-xã hội mũi nhọn khác ở ĐHQG HN và đang được nhân rộng ra ở nhiều trường ĐH lớn và phát triển thành mô hình đào tạo các chương trình tiên tiến. Tiếp tục phát huy các kết quả này, ĐHQG HN đã phát triển các chuơng trình này thành xây dựng phát triển một số ngành đạt trình độ quốc tế, đầu tư một cách toàn diện để phát triển cả đội ngũ cán bộ, chương trình, giáo trình, trang thiết bị hiện đại và trình độ nghiên cứu khoa học cao để từ đó xây dựng các bộ mon, các khoa, các trường ĐH thành viên đạt trình độ quốc tế. Đó cũng là con đường riêng mà ĐHQG HN đã chọn để từng bước hội nhập.

GS-TS Nguyễn Hữu Đức, Phó giám dốc ĐHQG Hà Nội cho biết: Chúng tôi đang lựa chọn những ngành đào tạo đã đạt trình độ cận kề quốc tế để tạo thành các chuơng trình đào tạo đẳng cấp quốc tế, bộ môn quốc tế, phòng thí nghiệm quốc tế, rồi, khoa, trường thành viên quốc tế. Truờng cũng thực hiện chương trình đào tạo tiên tiến theo 2 hướng: Quốc tế hoá chuơng trình đào tạo tài năng, chất lượng cao; điều chỉnh nội dung chương trình trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của một số đại học có uy tín của nước ngoài, giảm thời lượng học trên lớp, tăng thơờ gian tự học có hướng dẫn và kiểm tra, tăng cường sử dụng ngoại ngữ trong giảng dạy và học tập. Trước mắt khi chưa đủ khả năng đầu tư nâng cấp và phát triển toàn bộ hệ thống các trường ĐH thì cần tập trung đột phá để xây dựng mô hiìn đào tạo chất lượng cao ở quy mô cho phép. Điều đó vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt về cán bộ khoa học, vừa thí điểm mô hình đào tạo mới. Định hướng nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của chúng tôi trong thời gian tới vẫn là tiếp tục tập trung mọi nguồn lực đầu tư trọng điểm của Nhà nước nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược “Phát triển một số ngành, chuyên ngaàn khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế xã hội mũi nhọn đạt triìn độ quốc tế”, chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, chương trình tiên tiến làm đòn bẩy tạo những bước đột phá về chất luợng đào tạo, NCKH đạt chuẩn quốc tế.

2-Quốc tế hoá chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp đào tạo

Trong Đề án về đào tạo chương trình tiên tiến của ĐHQGHN, đây là một nội dung được tập trung xây dựng với nhiều định hướng đã được cụ thể hoá. Theo đó, tất cả đều được nâng cấp theo chuẩn của các trường đại học có uy tín của nước ngoài thuộc danh sách 500 trường đại học tốt nhất thế giới, từ đó xây dựng thành chương trình tiên tiến bằng việc bổ sung những môn học chưa có, bỏ bớt những môn học không cần thiết hay đã lạc hậu, sắp xếp lại số tín chỉ, bổ túc ngoại ngữ cho SV, bổ sung, cập nhật, hiện đại hoá nội dung cho phù hợp; lựa chọn các chuơng trình, giáo trình đào tạo tiên tiến của nuớc ngoài; quốc tế hoá phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá.

Việc đẩy mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo cũng là một hướng đi trong tiến trình quốc tế hoá. GS-TS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐHQG HN cho biết, mục tiêu của hoạt động hợp tác quốc tế mà ĐHQG HN xác định là: Tiếp nhận công nghệ giáo dục tiên tiến, xây dựng ĐHQGHN thành mô hình đào tạo mẫu mực, có khả năng nhân rộng ra cả nước; Tăng cường năng lực NCKH trong một số lĩnh vực then chốt; Đào tạo một lực lượng lao động giỏi cả về chuyên môn và ngoại ngữ; Giúp SV có cơ hội tiếp cận với phương tiện, giáo trình và phương pháp giảng dạy tiên tiến trong một số ngành lựa chọn…Và định hướng giải pháp đã được đưa ra rất cụ thể, theo đó, ĐHQGHN mở rộng tổ chức đào tạo cấp bằng chung với một số trường ĐH ngoài nuớc. Nhà trường cũng đã từng bước chuẩn bị các điêề kiện cần thiết để tham gia sâu rộng và có hiệu quả Đề án đào tạo tiến sĩ phối hợp đạt chuẩn quốc tế bằng ngân sách nhà nước. Thông qua đó, các đơn vị đào tạo đã tích cực tìm hiểu và nghiên cứu các giải pháp triển khai áp dụng các mô hình liên kết đào tạo quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp và công nghệ dạy học. Tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức các khoá đào tạo đại học, sau đại học liên kết với nước ngoài với chất lượng đạt chuẩn khu vực, quốc tế.

Là một ĐH đa ngành, đa lĩnh vực định hướng nghiên cứu nhưng ĐHQG HN chủ trương không áp dụng một cách máy móc mô hình và kinh nghiệm của các đại học nghiên cứu tiên tiến của nước ngoài mà đầu tư tìm tòi, nghiên cứu và đúc kết, học tập kinh nghiệm của các ĐH này một cách có chọn lọc, sáng tạo. Mô hình ĐHQGHN hiện nay là sự kết hợp các đặc điểm của mô hình ĐH Caliornia (UC - hệ thống gồm 10 trường ĐH thành viên) của Hoa Kỳ, mô hình các trung tâm ĐH vaànghiên cứu (PRES) của CH Pháp (bao gồm hệ thống các trường ĐH, viện nghiên cứu thành viên) với cơ cấu tổ chức của nhiều ĐH nghiên cứu tiên tiến (MRU) như ĐH Bắc Kinh, Thanh Hoa (Trung Quốc), Tokyo và Kyoto (Nhật Bản), Cambridge và Oxford (Vương quốc Anh), Harvard và Chicago (Hoa Kỳ)…Trên cơ sở đó có thể mô tả cơ cấu tổ chức của ĐHQG HN (VNU) qua mô hình: VNU = (PRES, UC) + MRU. Đó là một dấu ấn riêng của ĐHQG Hà Nội.

3-Chất lượng cao và quốc tế hoá – Nhìn từ Khoa Hoá học – ĐHKHTN:

Là một trong hai khoa thí điểm triển khai đào tạo theo chương trình tiên tiến của ĐHQG HN (Khoa Hoá và Khoa Toán thuộc ĐHKHTN), Khoa Hoá đã tiếp thu Quyết định của Hiệu trưởng ĐHKHTN thực hiện đào tạo thí điểm chương triìn đào tạo tiên tiến ngành Hoá. PGS-TS Lưu Văn Bôi - Chủ nhiệm Khoa Hoá học nói: Đây là vinh dự song cũng là trách nhiệm nặng nề mà Khoa chúng tôi đã quyết tâm tiếp nhận và thực hiện. Chúng tôi thành lập Hội đồng lựa chọn khung chuơng trình tiên tiến bậc đại học ngành Hoá, dày công tìm hiểu chương trình đào tạo cử nhân hoá học, cử nhân công nghệ hoá học của các trường ĐH hàng đầu thế giới và đã lựa chọn được 8 khung chương trình đào tạo của nước ngoài – ĐH Illinois tại Urbana Champaign (gọi tắt là trường UIUC) - một truờng ĐH đứng thứ 6 trên thế giới về đào tạo cử nhân hoá học với bề dày truyền thống hơn 100 năm và có 10 giải thưởng Nobel về hoá học. Qua hơn 3 năm triển khai chuơng trình, Khoa Hoá học đã tích luỹ và rút ra nhiều kinh nghiệm về xây dựng, quản lý và tiến dần đến việc đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế ở bậc đại học. Hiệu quả của việc triển khai thực hiện chương trình tiên tiến này là cán bộ giảng dạy của chúng tôi được nâng cao trình độ ngoại ngữ để học tập, giảng dạy và NCKH; được nâng cao trình độ nghiệp vụ trong quá trình đi thực tập tại ĐH Illinois. Về CSVC, hiện nay mỗi lớp được bố trí học trong hai giảng đường đạt chuẩn quốc tế với đầy đủ phương tiện trợ giúp hiện đại; nhiều phòng thí nghiệm và thực tập có các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ giảng dạy cho SV. SV được học bằng tiếng Anh với các môn KHTN, riêng các môn Hoá đều do các GS của trường UIUC đảm nhận. Tiến tới, trong quá trình hợp tác toàn diện với ĐH Illinois, chúng tôi sẽ xây dựng ít nhất 1 phòng học đa phương tiện kết nối với ĐH Illinois, tại đây SV có thể tham gia các lớp học trực tuyến với các lớp học của ĐH Illinois trước khi GS Mỹ sang giảng dạy thời gian ngắn hạn.

Về liên kết đào tạo, Khoa Hoá học cũng đang có mối liên hệ chặt chẽ với Trường ĐH Nam Toulon-Var của CH Pháp trong đào tạo cử nhân và thạc sĩ, với sự hỗ trợ của Tổ chức đại học Pháp ngữ AUF. Trên nền tảng 10 năm hợp tác với AUF, Khoa Hoá học đã có được tiền đề để tiếp cận với chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo tiên tiến. Đặc biệt mới đây, Khoa Hoá học đã tổ chức thành công khoá đào tạo thạc sĩ hoá học đầu tiên liên kết với ĐH Nam Toulon-Var, chuyên ngành “Vật liệu hữu cơ cấu trúc nano và độ bền vững”. 13 học viên xuất sắc được tuyển chọn từ hệ đào tạo cử nhân AUF đã có ưu việt về sử dụng tiếng Pháp và học theo chương trình và phương pháp tiên tiến nên tiếp cận chương trình thạc sĩ của ĐH Nam Toulon-Var không khác gì so với các SV Pháp học tại Nam Toulon – Var (có thể gọi họ là những học viên du học cao học tại chỗ). Họ học rất say mê, hào hứng và đều rất giỏi, cả tiếng Pháp và chuyên ngành hoá. Cả 13 học viên đã được nhận bằng thạc sĩ của ĐH Nam Toulon-Var, có thể đăng ký học tiếp tiến sĩ hoặc làm việc ngay tại tất cả các nước trên thế giới. Sắp tới đây, ngoài việc tiếp tục tuyển sinh khoá 2 thạc sĩ hoá học chuyên ngành trên, Khoa Hoá ĐHKHTN và Trường ĐH Nam Toulon-Var còn triển khai việc đào tạo cử nhân Hoá học theo chương trình của Trường ĐH Nam Toulon-Var (có sự thảo luận với ĐHKHTN), SV ra trường được nhận 2 bằng của 2 trường, trở thành nguồn cán bộ nghiên cứu và giảng dạy của cả hai trường. Như vậy, kết quả đào tạo của Khoa Hoá ĐHKHTN sẽ được công nhận ở cấp quốc tế, trên cơ sở bổ sung những phần còn thiếu trong chương trình.

*

Quá trình chất lượng cao và quốc tế hoá đang diễn ra ở ĐHQG Hà Nội phải chăng đã là một phần cho câu hỏi lớn - “món nợ lớn” của GD ĐHVN, rằng “Chúng ta đang ở đâu và cần phải làm thế nào…?”

 Bảo Huy - (Báo GD&TD Online)
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :