KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Trang chủ   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >    >  
Đề cao văn hoá Đông Á, tăng cường quan hệ giao lưu giữa các trường đại học

ĐỀ CAO VĂN HOÁ ĐÔNG Á,

TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ GIAO LƯU GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

(Lý Khắc An - Đại học Bắc Kinh)

 

                   Thời đại “toàn cầu hoá” đã đến, “ngôi làng trái đất” cũng đã dần dần hình thành. Loài người ngày càng quy tụ thành một khối thống nhất. Đồng thời với việc chúng ta đã giành được thành tựu khoa học kỹ thuật và kinh tế to lớn rất đáng tự hào, khát vọng có được của cải vật chất vô hạn của con người đã mang tới cho chúng ta một vấn đề có tính chất toàn cầu, đó là “toàn cầu hoá”. Những vấn đề này không những vượt qua tính chất khu vực vốn có về phạm vi, đã ngày càng đe doạ sinh tồn của loài người. Mấy thập kỷ qua, tư tưởng “chinh phục thiên nhiên” trong phương Tây, đã luôn luôn đóng vai trò văn hoá mạnh mẽ dựa vào vai trò dẫn đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của phương Tây. Nhưng hiện nay toàn cầu đang đứng trước khủng hoảng sinh tồn và khủng hoảng phát triển ngày càng nghiêm trọng, văn hoá phương Tây cũng đang tự kiểm điểm lại bản thân mình, đang tìm tòi và học tập nguồn văn hoá của các nước khác để tìm ra đạo lý dung hoà. Trong rất nhiều cuộc thảo luận, tư tưởng nhấn mạnh tính hài hoà của văn hoá Đông Á đã được đông đảo mọi người coi trọng. Văn hoá Đông Á có truyền thống sâu đậm coi trọng “hoà”. Ví dụ như tư tưởng “quân tử hoà nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hoà” của Khổng Tử, tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” của đạo gia đã khích lệ con người nên phát triển thống nhất hài hoà với thiên nhiên. Vì vậy hiện nay đang là thời gian mang lại thời cơ tốt đẹp để làm dịu vấn đề khủng hoảng có tính chất toàn cầu, đề cao và tuyên truyền văn hoá Đông Á với thế giới.

Đông Á là một trong những cội nguồn quan trọng của văn minh nhân loại, có nền văn minh cổ xưa và truyền thống lịch sử truyền thống văn hoá lâu đời. Các bậc cổ nhân của Đông Á đã từng góp phần cống hiến tuyệt vời cho văn hoá nhân loại, người Đông Á hiện nay cũng nên phát huy sức sống sáng tạo văn hoá, cống hiến nhiều hơn cho nhân loại.

Trường đại học là thánh địa sản xuất, truyền bá và tái sản xuất văn hoá. Phải thừa nhận rằng bốn trường đại học chúng ta đều là những trường đại học có sự ảnh hưởng lớn nhất của mỗi nước, là lực lượng tiên phong dẫn dắt tinh thần và văn hoá dân tộc. Hiện nay xu thế quốc tế hoá giáo dục các trường đại học cao đẳng đã trở thành trào lưu mang tính chất toàn cầu không thể đảo ngược được trên thế giới, nên làm như thế nào để nắm bắt thời cơ, đề cao và tuyên truyền giá trị và tinh thần của văn hoá Đông Á trong trào lưu quốc tế này, để cho quan niệm và trách nhiệm tự nhiên và hài hoà ăn sâu vào lòng người trên thế giới, đây là vấn đề mà các nhà quản lý đại học đang có mặt tại đây cần suy ngẫm. Vì vậy, tôi cho rằng diễn đàn hiệu trưởng bốn trường đại học chúng ta nên bước vào giai đoạn hợp tác thiết thực, không những nghiên cứu và tuyên truyền văn hoá Đông Á ở phạm vi Đông Á, mà còn phải tiếp tục tìm tòi sách lược tuyên truyền văn hoá Đông Á với thế giới. Vì vậy chúng ta nên nhanh chóng thoả thuận và định ra phương pháp thực thi cụ thể. Việc đào tạo nhân tài, hợp tác nghiên cứu khoa học, giao lưu văn hoá ... cần phải được dựa vào chương trình hành động cụ thể. Các lĩnh vực đã đi tới nhận thức chung cần phải góp phần vào việc đưa văn hoá Đông Á hướng vào thế giới.

Trước tiên, về lĩnh vực đào tạo nhân tài, nên tăng thêm số lưu lượng học sinh giữa các nước với nhau, tạo điều kiện du học cho họ, bao gồm giúp đỡ về kinh tế... Hiện nay, hợp tác giáo dục được coi là một hình thức đầu tư của chính sách ngoại giao, bởi vì lớp người xây dựng thế giới mới này chính là các học sinh trẻ hăng hái sôi nổi đang học ở các trường đại học của chúng ta, kiến thức mà họ học được ở các nước đang du học, và những ảnh hưởng về quan điểm chính trị, văn hoá và quan niệm giá trị mà họ đã tiếp nhận sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sau này. Vì vậy tăng cường hợp tác đào tạo nhân tài nên là một trong những trọng tâm của việc giao lưu trao đổi giữa bốn nước chúng ta. Chúng ta nên tích cực thúc đẩy hơn nữa các biện pháp vận hành thiết thực dựa trên nhận thức chung và cách làm thừa nhận học phần học vị, mở thêm các môn học, thực hiện chế độ hai học vị ... mà chúng ta đã đạt được.

Trường Đại học Bắc Kinh đang hướng tới trở thành một trường đại học hàng đầu có trình độ tiên tiến nhất thế giới, không ngừng giao lưu hợp tác với các trường đại học hàng đầu trên thế giới là một trong những chiến lược phát triển của chúng tôi. Hiện nay quy mô và chiều sâu giao lưu hợp tác quốc tế của trường chúng tôi đã có bước phát triển mới. Chúng tôi đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác lâu dài với hơn 200 trường đại học trên thế giới, đã tăng cường được sự giao lưu giữa các giáo viên với nhau. Trường Đại học Bắc Kinh hàng năm cử gần 4.000 lượt nhân viên đi du học; hàng năm chúng tôi tiếp đón học giả giao lưu quốc tế và cử học giả đi trao đổi ở nước ngoài gần 100 người. Hàng năm chúng tôi mời hơn 300 chuyên gia nước ngoài, tiếp nhận hơn 160 lưu học sinh du học tự túc hoặc do nhà nước cử. Hiện nay đã có hơn 2.500 lưu học sinh nước ngoài học ở trường chúng tôi. Hiện đã có hơn 200 trường kết nghĩa với Trường Đại học Bắc Kinh, hơn nữa trường chúng tôi còn khai thác việc dựng trường và giảng dạy ở nước ngoài. Ví dụ như chúng tôi đã xây dựng Học viện hải ngoại ở nước ngoài, xây dựng các hạng mục môn tiếng Trung và các lớp đào tạo khoa học kỹ thuật.

Về lĩnh vực giảng dạy, trường chúng tôi đang tăng cường cải cách giảng dạy, về việc xây dựng môn học và phương pháp giảng dạy, chúng tôi cố gắng tiếp thu những kinh nghiệm tốt của các trường đại học hàng đầu trên thế giới, và phát huy truyền thống ưu việt của mình. Ví dụ như Trường Đại học Bắc Kinh từng bước tăng nhanh quốc tế hoá các môn học, mở các chuyên ngành và môn học văn hoá nước ngoài, chúng tôi có các chuyên ngành, viện và khoa về Văn hoá và Ngôn ngữ Nhật Bản, Văn hoá và Ngôn ngữ Triều Tiên, Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam... Còn có nhiều cơ quan nghiên cứu lịch sử văn hoá các nước Đông Á, như: Trung tâm Nghiên cứu Văn học Đông phương, Viện nghiên cứu Đông phương học, Viện nghiên cứu Quốc học, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Trung tâm Nghiên cứu Hàn quốc học, Viện nghiên cứu triết học nước ngoài... Giáo viên của các cơ quan này, không những đào tạo ra những nhân tài chuyên môn nghiên cứu văn hoá Đông Á, hơn nữa còn truyền bá văn hoá Đông Á, ví dụ như các môn học lựa chọn mà trường chúng tôi soạn ra để phục vụ học sinh toàn trường gồm có: lịch sử văn học Đông phương, giáo trình văn hoá Đông phương, lịch sử giao lưu văn hoá Trung - Nhật... thậm chí còn có một số môn học chúng tôi động viên dạy bằng ngôn ngữ của nước cần học. Ngoài ra, một số môn học có ưu thế của trường chúng tôi còn được dạy ở các trường đại học nước ngoài, các giáo viên của khoa lịch sử đã định kỳ đi dạy ở Hàn quốc; khoa Trung văn cũng tham gia giảng dạy ở Xingapo; giáo viên của các khoa Văn học, Lịch sử, Triết học tận dụng kỳ nghỉ hè tiếp nhận lưu học sinh ngắn hạn của Hàn quốc, Nhật Bản... học tập và tìm hiểu văn hoá truyền thống Trung Quốc. Chúng tôi cũng hết sức chú ý dạy tiếng Trung Quốc cho người nước ngoài, tích cực thúc đẩy một số chuyên ngành có ưu thế truyền thống hướng về thế giới.

Trong lĩnh vực hợp tác nghiên cứu khoa học đồng thời với việc tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, còn cần phải tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, bỏi vì phương hướng nghiên cứu và việc tận dụng thành quả nghiên cứu của các ngành khoa học kỹ thuật tự nhiên như Hoá học, Vật lý, Điện tử, Khoa học sự sống, Kỹ thuật sinh vật... lại càng cần phải có sự chỉ đạo tư tưởng thống nhất hài hoà của văn hoá Đông Á, phát triển theo hướng có hiệu quả phục vụ cho lợi ích của nhân loại.

Trong lĩnh vực giao lưu văn hoá, chúng ta nên tiếp tục tăng cường số lượng học giả và giáo viên ưu tú giữa các nước thăm hỏi lẫn nhau, tăng cường số học giả và giáo viên có thành tựu và tư tưởng kiệt xuất ra nước ngoài giảng dạy. Như vậy thông qua việc truyền thụ kiến thức của các giáo viên, nền văn hoá Đông Á sẽ đươc lưu truyền rộng rãi cho mọi người.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :