KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Trang chủ   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >    >  
Chiến lược, mục tiêu, phương hướng phát triển

CHIẾN LƯỢC, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

 

Là cơ quan giáo dục lớn với 6 trường đại học thành viên, 3 viện nghiên cứu, 4 khoa trực thuộc,  18 trung tâm nghiên cứu và phục vụ trực thuộc với 2.359 cán bộ, viên chức cơ hữu của ĐHQGHN có 40 GS, 224 PGS, 27 TSKH, 595 TS, 935 thạc sĩ, trong đó có nhiều nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn có uy tín lớn ở trong và ngoài nước. ĐHQGHN là nơi tập trung nhiều nhất cán bộ khoa học đầu ngành của cả nước.

8 đơn vị đào tạo của ĐHQGHN là:

·         Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

·         Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

·         Trường Đại học Ngoại ngữ

·         Trường Đại học Công nghệ

·         Trường Đại học Kinh tế

·         Trường Đại học Giáo dục

·         Khoa Luật

·         Khoa Sau đại học

Và 3 Viện, 7 Trung tâm nghiên cứu trực thuộc trực tiếp ĐHQGHN đang hoạt động là :

·  Viện Công nghệ Thông tin

·  Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển

·  Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

·  Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường

·  Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ

·  Trung tâm Đảo bảo Chất lượng Đào tạo và NCPTGD

·  Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

·  Trung tâm Công nghệ Đào tạo và hệ thống việc làm

·  Trung tâm Nghiên cứu Biển và đảo

·  Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu

Ngoài ra còn có các đơn vị phục vụ, sản xuất và dịch vụ khác và hơn 30 trung tâm nghiên cứu triển khai trực thuộc các đơn vị thành viên.

Với đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học có trình độ cao nhất cả nước và quy mô các tổ chức đào tạo, nghiên cứu lớn, đa ngành, đa lĩnh vực như trên, ĐHQGHN có nhiều điều kiện và khả năng thuận lợi cho việc triển khai toàn diện các nhiệm vụ KHCN.

Khoảng thời gian 5 năm từ 2006 đến 2010 đ­ược coi là giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển bền vững, tăng cư­ờng tiềm lực kinh tế và quốc phòng, chủ động hội nhập quốc tế, đưa nư­ớc ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu, thực hiện thành công mục tiêu: dân giàu, nư­ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Để đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung đó của toàn Đảng, toàn dân, sự nghiệp phát triển KHCN của cả nước, trong 5 năm tới ĐHQGHN cần phải có những chuyển biến tích cực, to lớn và toàn diện về nhiều mặt, phát huy những thành quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại và phát triển đột phá về tầm vóc và quy mô, xứng đáng là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng đa ngành, đa lĩnh vực lớn nhất cả nước, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Đại hội Đảng bộ lần thứ III của ĐHQGHN (10/2005) khẳng định trong giai đoạn 2006-2010 chiến lược phát triển của ĐHQGHN là: phát huy mọi nguồn lực, tạo bước đột phá về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, tiếp tục phát triển ĐHQGHN theo định hướng đại học nghiên cứu tiên tiến đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Với chiến lược như vậy, mục tiêu các hoạt động KHCN của ĐHQGHN là phấn đấu để từ nay đến năm 2010 tiếp tục giữ vững và phát huy thế mạnh hàng đầu cả nước về khoa học cơ bản, đồng thời tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho nghiên cứu khoa học đỉnh cao, những công nghệ lưỡng dụng để có những kết quả khoa học tầm cỡ quốc tế, có những phát minh, sáng chế quan trọng và những sản phẩm công nghệ đột phá, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng; góp phần xứng đáng giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ lớn của đất nước, của các ngành và các địa phương.

Các phòng thí nghiệm sẽ được hiện đại hoá một cách đồng bộ, có trọng tâm để đạt chuẩn khu vực, một số đạt chuẩn quốc tế. Đặc biệt ưu tiên trong các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tự động hoá và điều khiển,... Bồi dưỡng, bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Bên cạnh đó cơ chế quản lý các hoạt động khoa học công nghệ sẽ được kiện toàn một cách hiệu quả theo hướng chính quy, hiện đại. Phấn đấu để đến năm 2020 ĐHQGHN cơ bản đạt các tiêu chí của đại học tiên tiến trong khu vực, một số tiêu chí đạt chuẩn đại học đẳng cấp quốc tế; trở thành trung tâm hàng đầu đất nước về KHCN và đào tạo nhân tài, tiêu biểu cho tinh hoa trí tuệ Việt Nam.

Trên cơ sở chiến lược, mục tiêu đã xác định như trên, phương hướng hoạt động KHCN trong thời gian 5 năm 2006-2010 là:

  1. Nâng cao tầm và quy mô, tạo ra những đột phá trong hoạt động KHCN của ĐHQGHN. Tiếp tục và đẩy nhanh việc xây dựng ĐHQGHN theo mô hình đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lư­ợng cao ngang tầm các đại học tiến tiến của khu vực và thế giới.

2.      Phát huy thế mạnh về nghiên cứu cơ bản có định h­ướng trong cả KHTN và KHXH&NV để có được những công trình khoa học có ý nghĩa quốc tế, góp phần giải quyết những vấn đề lớn mà kinh tế xã hội đang đặt ra. ĐHQGHN tiếp tục phát huy vị thế hàng đầu quốc gia và phấn đấu ngang tầm khu vực và quốc tế trong lĩnh vực khoa học cơ bản.

  1. Tập trung xây dựng và phát triển, củng cố để hình thành nhiều hơn nữa các nhóm nghiên cứu mạnh, các trư­ờng phái học thuật lớn, danh tiếng trong các ngành và các nhóm ngành khoa học về KHTN cũng nh­ư KHXHNV.
  2. Chú trọng­, tập trung đầu tư cho các nghiên cứu khoa học đỉnh cao thuộc các lĩnh vực khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ l­ưỡng dụng, tạo ra những đột phá mạnh, đạt trình độ quốc tế để phục vụ phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
  3. Hiện đại hoá các PTN hiện có và xây dựng các PTN mới quy mô, hiện đại, đồng bộ. Đồng thời xây dựng các trung tâm, các PTN sản xuất thử quy mô hiện đại để gắn chặt hơn nữa NCKH với thực tiễn.
  4. Chú trọng xây dựng, mở rộng quy mô các viện nghiên cứu, các trung tâm, các phòng thí nghiệm sản xuất - chế thử  hiện đại, các doanh nghiệp KHCN để đẩy nhanh việc gắn kết NCKH phục vụ thực tiễn.  Ưu tiên, đẩy mạnh việc triển khai các hoạt động KHCN với việc tạo ra các sản phẩm công nghệ mới.
  5. Hư­ớng mạnh hơn nữa các hoạt động khoa học công nghệ của ĐHQGHN phục vụ nhu cầu các nhà sản xuất, các doanh nghiệp và các địa phư­ơng.
  6. Gắn chặt việc nghiên cứu khoa học phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện tích hợp ngày càng hiệu quả giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học.
  7. Phát huy hiệu quả sự hợp tác về KHCN với các cơ sở KHCN lớn ở trong và ngoài nư­ớc để phát huy mọi nguồn lực nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn lực phục vụ đào tạo chất lượng cao, NCKH và ứng dụng KHCN của ĐHQGHN.
  8.  Sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn ngân sách nhà n­ước đầu tư­ cho KHCN, đồng thời tích cực, chủ động thu hút và tạo ra các nguồn tài chính khác để tăng cư­ờng đầu tư­, tăng cư­ờng nguồn lực cho hoạt động KHCN của ĐHQGHN.
  9.  Có những giải pháp mạnh để phát triển nguồn nhân lực KHCN có trình độ cao, khắc phục tình trạng đứt gãy thế hệ, hụt hẫng cán bộ khoa học đầu ngành. Đặc biệt chú trọng tạo điều kiện cho cán bộ trẻ nâng cao trình độ chuyên môn để sớm đáp ứng đư­ợc những yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ KHCN trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức.
  10.  Đổi mới trong quản lý các hoạt động KHCN, đi tới chuẩn hoá, hiện đại hoá các quy trình quản lý, xác định các nhiệm vụ KHCN, nghiệm thu đánh giá các đề tài KHCN, sử dụng trang thiết bị. Tăng cư­ờng quản lý về tài chính, cải tiến cơ chế để giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng kinh phí. Kiện toàn và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý KHCN của ĐHQGHN.

Trên cơ sở những định h­ướng lớn như­ trên, ĐHQGHN sẽ cụ thể hoá thành kế hoạch từng năm và triển khai tới từng đơn vị trực thuộc. 

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :