KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Trang chủ   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >    >  
Định hướng đầu tư phát triển

ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

GIAI ĐOẠN 2006 -2010

Những năm tới  ĐHQGHN tập trung tăng cường kinh phí chủ yếu cho:

1.                    Các nhóm nghiên cứu, tập thể khoa học mạnh có thành tích trong nghiên cứu và triển khai ứng dụng KHCN để có các kết quả khoa học đỉnh cao và sản phẩm công nghệ đột phá.

2.                    Tăng cường năng lực các PTN hiện đại phục vụ đào tạo chất lượng cao và NCKH.

3.                    Tập trung phát triển công nghệ cao, chế tạo sản xuất thử các sản phẩm KHCN để phục vụ thiết thực kinh tế - xã hội. Đầu tư cho các "vườn ươm công nghệ".

4.                    Tăng kinh phí cho các nhiệm vụ cấp Bộ do ĐHQGHN quản lý.                

5.                    Kinh phí cho các đề tài dự án khoa học công nghệ của ĐHQGHN trong những năm tới được phân loại cơ bản như trước nhưng có thể ở các mức kinh phí khác nhau:

a. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (trường/khoa/Viện/Trung tâm trực thuộc): Kinh phí từ khoảng 5 - 15 triệu (thời gian từ 1-2 năm). Loại đề tài này do các đơn vị trực thuộc quản lý(tuyển chọn, phê duyệt, theo dõi, nghiệm thu và đánh giá) với mục đích tiến hành các nghiên cứu thăm dò và duy trì hoạt động NCKH thường xuyên của các cán bộ giảng dạy ở bậc đại học.

b. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQGHN do đơn vị quản lý: Kinh phí từ khoảng 10 – 25 triệu (thời gian thực hiện từ 1 đến 2 năm). Đây là loại đề tài do ĐHQGHN xét duyệt nhưng giao cho các đơn vị trực thuộc quản lý, cũng có mục đích  tương tự như loại đề tài trên nhưng cao hơn một mức.

c. Đề tài nghiên cứu khoa học đặc biệt (gọi tắt là đề tài đặc biệt) cấp ĐHQGHN: Kinh phí chia làm nhiều loại, khoảng từ  60 – 100 triệu (thời gian thực hiện từ 1 đến 2 năm).

d. Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm (gọi tắt là đề tài trọng điểm) cấp ĐHQGHN: Kinh phí chia làm nhiều loại, khoảng từ 200 - 400 triệu (thời gian thực hiện là 2 năm).

Hai loại đề tài đặc biệt và trọng điểm do ĐHQGHN trực tiếp tuyển chọn, quản lý và nghiệm thu (theo các văn bản hướng dẫn, quy định đã ban hành), nhằm tập trung đầu tư vào các nhóm nghiên cứu, các tập thể khoa học mạnh, có tính liên ngành cao, có khả năng triển khai thành các đề tài, nhiệm vụ nhà nước, thu hút nguồn đầu tư sau nghiên cứu; có khả năng hợp tác trong nước và quốc tế; đặc biệt là khả năng ứng dụng thực tế cao.

e. Dự án sản xuất thử-thử nghiệm cấp ĐHQGHN : Kinh phí từ  100-500 triệu đồng với mức thu hồi kinh phí theo quy định của Nhà nước từ 70-100%, được thực hiện từ 1 đến 2 năm, nhằm hỗ trợ việc triển khai sản xuất, chế thử, ứng dụng các tiến bộ KHCN vào đời sống, để hoàn thiện quy trình trước khi triển khai ở quy mô lớn.

Ngoài ra, để phù hợp với thực tiễn hoạt động KHCN hiện nay - tuỳ theo từng nhiệm vụ nhất định, trong những điều kiện nhất định - ĐHQGHN thành lập các đề tài, đề án, dự án, chương trình KHCN với các mức kinh phí khác nhau để triển khai có hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :