Chương trình đào tạo bậc đại học
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo bậc đại học  >  
Chương trình đào tạo chuẩn ngành Công nghệ Thông tin

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3324 /QĐ-ĐT ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc ĐHQGHN)
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1. Về kiến thức
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Công nghệ thông tin, cũng như được định hướng một số vấn đề hiện đại tiệm cận với kiến thức chung về Công nghệ thông tin của thế giới.
1.2. Về kỹ năng
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin được đào tạo kỹ năng thực hành cao trong hầu hết các lĩnh vực của Công nghệ thông tin, cho phép sinh viên tốt nghiệp dễ dàng hòa nhập và phát triển trong môi trường làm việc mới. Ngoài ra, sinh viên ngành Công nghệ thông tin cũng được trang bị kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, làm việc theo nhóm và kỹ năng giao tiếp. 
1.3. Về thái độ
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp về bảo vệ thông tin, bản quyền, có tinh thần làm việc theo nhóm, rèn luyện thường xuyên tính kỷ luật và khả năng giao tiếp.
Ngoài các mục tiêu chung, sinh viên được đào tạo với các mục tiêu bổ sung cho mỗi chuyên ngành:
a. Chuyên ngành Công nghệ phần mềm
Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Công nghệ phần mềm: quy trình xây dựng, quản lý và bảo trì hệ thống phần mềm; phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần mềm.Tổ chức thực hiện và quản lý được các công việc trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế.
b. Chuyên ngành Hệ thống thông tin
Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Hệ thống thông tin, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội. Xây dựng được các hệ thống thông tin cho việc quản lý kinh tế, hành chính và dịch vụ.
c. Chuyên ngành Mạng và truyền thông máy tính
Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Mạng và truyền thông máy tính, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực mạng và truyền thông máy tính.Có khả năng thiết kế, chế tạo, bảo trì, sản xuất, thử nghiệm, quản lý các hệ thống mạng và truyền thông máy tính.
d. Chuyên ngành Khoa học dịch vụ / Dịch vụ Công nghệ thông tin
Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về nghiên cứu và triển khai các Dịch vụ Công nghệ thông tin, đáp ứng các vấn đề về phân tích, xây dựng giải pháp nền tảng cho các dịch vụ Công nghệ thông tin và dịch vụ dựa trên Công nghệ thông tin trong thực tế. Tổ chức thực hiện và quản lý được các công việc trong lĩnh vực Dịch vụ Công nghệ thông tin, có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của Dịch vụ Công nghệ thông tin vào thực tế.
1.4. Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có khả năng tham mưu tư vấn và có khả năng thực hiện nhiệm vụ với tư cách như một chuyên viên trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin của xã hội. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu và phát triển ngành Công nghệ thông tin trong tương lai.
2. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1. Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 136 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung: 29 tín chỉ
(Không tính các môn GDTC và GDQP-AN)
- Khối kiến thức khoa học xã hội và nhân văn: 04 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành: 35 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở của ngành: 43 tín chỉ
- Khối kiến thức chuyên ngành: 18 tín chỉ
+ Bắt buộc: 06 tín chỉ
+ Tự chọn: 12 tín chỉ
- Khóa luận tốt nghiệp (hoặc các môn thay thế): 7 tín chỉ
2.2. Khung chương trình đào tạo (PDF)

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :