ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi
Trang chủ   >  ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi  >    >  
Góp phần xoá bỏ thách thức
Là đại diện duy nhất của Việt Nam tham gia vào m`ạng lưới đại học nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu và hệ sinh thái, ĐHQGHN đã tiên phong triển khai chương trình đào tạo Thạc sỹ Biến đổi khí hậu (BĐKH) đạt chuẩn quốc tế. Đây cũng là chương trình đào tạo sau đại học đầu tiên ở Việt Nam mang tính liên ngành, liên lĩnh vực. Xung quanh vấn đề này GS.TS Hoàng Văn Vân - Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, ĐHQGHN cho biết:

Vấn đề triển khai đào tạo Thạc sĩ khoa học về BĐKH đã được đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra ngày 8 - 9/4/2010. Tại hội nghị này, ĐHQGHN đă kiến nghị đưa việc giảng dạy về BĐKH vào chương trình đào tạo thạc sĩ tại các trường đại học trong khối ASEAN. Kiến nghị này đă được chấp nhận và ĐHQGHN cũng đã được giao làm đầu mối trong lĩnh vực đào tạo này.
Có thể khẳng định Chương trình thạc sĩ BĐKH đáp ứng nhu cầu cấp bách trong nước cũng như quốc tế về nguồn nhân lực tŕnh độ cao trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến BĐKH hiện nay và trong tương lai.
Vậy ĐHQGHN đă làm gì để những kiến nghị đó sớm trở thành hiện thực?
Nhận thức được sứ mệnh, căn cứ vào nhu cầu thực tiễn và năng lực khoa học, nghiên cứu và giảng dạy, ĐHQGHN đă quyết tâm xây dựng Chương trình đạt chuẩn quốc tế đào tạo Thạc sĩ BĐKH. Đây là lĩnh vực học thuật có tính liên ngành cao, nội dung hàm chứa kiến thức tổng hợp của nhiều ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau lần đầu tiên được tổ chức đào tạo bậc thạc sĩ ở Việt Nam.
Có nghĩa là chương trình này sẽ chỉ được giảng dạy trong ĐHQHN?
Mục tiêu là chương trình được sử dụng không chỉ cho ĐHQGHN và các trường đại học thuộc ASEAN.
GS có thể cho biết cụ thể hơn về tính thực tiễn của chương trình này?
Chương trình đào tạo được xây dựng nhằm vào hai mục tiêu chính: Thứ nhất là nguồn nhân lực được đào tạo sẽ đáp ứng cho nhiều địa phương, cơ quan, ban ngành khác trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH và các lĩnh vực liên quan khác. Và thứ hai là người học được trang bị kiến thức liên ngành về các lĩnh vực liên quan đến BĐKH trong hoàn cảnh đặc điểm riêng của Việt Nam nhưng nằm trong bối cảnh chung của toàn cầu để có đầy đủ khả năng tham gia các diễn đàn quốc tế về BĐKH.
Là một lĩnh vực mới liệu chương trình có gặp khó khăn gì về đối tượng tuyển sinh?
BĐKH là lĩnh vực học thuật hoàn toàn mới có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tạo ra đội ngũ chuyên gia, đi sâu nghiên cứu về vấn đề này. Đối tượng và nguồn tuyển sinh cũng rất đa dạng và rộng mở gồm: cán bộ giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chuyên môn về BĐKH; cán bộ quản lý, hoạch định chính sách ở các bộ, ngành thuộc trung ương và các sở ngành ở địa phương có liên quan; cán bộ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển, sinh kế và cộng đồng; các chuyên gia đang làm việc tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái; cán bộ công tác trong các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông…
Về điều kiện nguồn lực thực hiện thì sao, thưa GS?
Với đặc thù liên ngành, liên lĩnh vực, có tính liên thông cao, đòi hỏi tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học, Chương trình Thạc sĩ BĐKH thu hút sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học có kinh nghiệm, có trình độ cao thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như: khí tượng, khí hậu trái đất, địa chất, địa lý, tài nguyên thiên nhiên, sinh thái học, quản lý môi trường, giáo dục học, xã hội học, luật học, kinh tế học… từ các đơn vị thành viên của ĐHQGHN như: Trường ĐHKHTN, Trường ĐHKHXH&NV, Trường ĐHKT, Khoa Luật, Trung tâm Nghiên cứu TN&MT, Trung tâm Quốc tế về Biến đổi toàn cầu. Ngoài ra, chương trình còn nhận được sự hợp tác về giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học của các chuyên gia từ các viện nghiên cứu và các đại học danh tiếng khác trong và ngoài nước.
Vì đây là chương trình đào tạo sau đại học đầu tiên mang tính liên ngành, liên lĩnh vực, để tổ chức giảng dạy, quản lý và điều hành tốt chương trình cần có một đơn vị có chức năng đào tạo và chức năng quản lý tổng hợp trong lĩnh vực đào tạo sau đại học. Chương trình thạc sĩ BĐKH được ĐHQGHN giao cho Khoa Sau đại học làm đơn vị đầu mối tổ chức đào tạo trên cơ sở phối hợp với các đơn vị liên quan phù hợp và sử dụng nguồn lực chung của ĐHQGHN. Khoa Sau đại học với trách nhiệm của đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện chương trình này và cố gắng tập trung mọi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ.
Còn về điều kiện cơ sở vật chất và khả năng tích hợp các nguồn lực, thưa GS?
Là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học hàng đầu ở Việt Nam, ĐHQGHN có đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng cho việc đào tạo Thạc sĩ về BĐKH. Hệ thống trung tâm thông tin thư viện hiện đại và luôn được cập nhật các giáo tŕnh, tài liệu tham khảo, sách chuyên khảo mới. Người học có thể dễ dàng truy cập kho dữ liệu chung thuộc Trung tâm Thông tin thư viện để phục vụ cho học tập, nghiên cứu. Người học có điều kiện thực hành tại Trung tâm Tính toán, mô hình hóa của Khoa Khí tượng, Thủy văn, Hải dương học.
Để phục vụ cho việc thực hiện chương trình, ngoài việc hợp tác với các đơn vị đào tạo khác thuộc ĐHQGHN, Khoa Sau đại học sẽ đầu tư xây dựng riêng một phòng học và một phòng xêmina đạt chuẩn quốc tế. Các phòng học này hiện đă có thể sử dụng ngay với bàn, ghế và hệ thống âm thanh, máy chiếu, màn chiếu, máy tính. Trong tương lai, phòng học sẽ được trang bị thêm các hệ thống, thiết bị hiện đại hơn phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.
ĐHQGHN hiện đang có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với một số cơ sở đào tạo trong lĩnh vực BĐKH như ĐH Liên hợp quốc, ĐHQG Australia, ĐHQG Malaysia xây dựng thành công chương trình thạc sĩ BĐKH để tổ chức đào tạo tại ĐH Liên hợp quốc năm 2010.
Xin cảm ơn GS!

 Đức Minh (thực hiện) - Bản tin ĐHQGHN, số 248 tháng 10/2011
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :