Văn học
Trang chủ   >  Văn hóa  >   Văn học  >  
Tản mạn về Đà Lạt, Mi-mô-sa
Đến Đà Lạt, nhớ ca từ của một bài hát về thành phố thơ mộng trên cao nguyên, tôi bảo người lái xe cho xem Mi-mô-sa. Nghe nói mùa này hoa đang nở. Và đây rồi, những chùm hoa Mi-mô-sa vàng ánh lên trong nắng sớm, như những “mặt trời bé con”.

Những đóa hoa hình cầu, gồm rất nhiều tia vàng mỏng mảnh như tỏa sáng giữa những cánh lá đơn rộng bản ánh bạc. Quả thực, loài hoa này đã góp phần tạo cho Đà Lạt một ấn tượng khó quên.

Tôi cố gắng tìm hiểu xem cái tên Mi-mô-sa ấy xuất bắt từ đâu vậy.

Được biết trong họ Đậu (Fabaceae) có phân họ Mi-mô-sa (Mimosoideae). Các cánh hoa nhỏ của các cây thuộc phân họ này thường tạo bông hoa hình cầu. Phân họ Mi-mô-sa gồm một số chi, như Leuceana, Mimosa, Acacia v.v..

Cây Keo giậu (Leuceana leucocephala), là loại cây vẫn mọc hoang hoặc được trồng làm rào giậu. Hoa trắng, lá kép. Là loài cây ca khả năng cải tạo đất tốt do nốt sần trong bộ rễ có khả năng cố định đạm, còn lá Keo giậu tươi được dùng làm thức ăn cho gia súc. Gần gũi với Keo giậu còn có cây Tầm bỏi, lá vẫn được dùng để nấu canh chua.

Mi-mô-sa mùa đông (Acacia dealbata) là loài cây cảnh nổi tiếng trên thế giới, ca nguồn gốc to Australia. Mi-mô-sa mùa đông là loài cây có hoa vàng, hương thơm, ưa lạnh. Cây lá kép (kiểu lá Trinh nữ). ở Châu Âu cây cao tới 10m (còn ở xứ sở Australia cây cao tới 30m).

Cây Trinh nữ (còn có các tên gọi khác là Mắc cỡ, Xấu hổ, Cỏ thẹn…) có tên khoa học là Mimosa rudica. Loài cây mọc dại phổ biến nơi đất hoang, ven đường, có hoa màu tím, dáng dấp tương tự như hoa Mi-mô-sa mùa đông. Cây này rất nhạy cảm với tác động cơ học, chỉ cần hạt mưa rơi cũng đủ để hai hàng lá kép khép lại, cuống lá cũng gục xuống như một phản xạ tự vệ. Nhà thơ Huy Cận từng có đôi câu thơ lục bát rất hay về loài cây này:

Nắng chia nửa bãi chiều rồi

Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu…

Cùng chi Mimosa với Trinh nữ còn có cây Mai dương (Mimosa pigra), thuộc loại cây bụi cao đến 3-4m, thân và cành có gai nhọn, cứng. Cây Mai dương ưa ẩm, chịu được ngập nước trong thời gian dài, là một loại cây lạ nguy hại đối với một số vùng, như Vườn quốc gia Tràm Chim, Vườn quốc gia Cát Tiên, hồ Trị An, hồ Biển Lạc, hồ Đồng Mô - Ngải Sơn v.v. Đặc biệt tại Vườn quốc gia Tràm chim, thuộc huyện Tam Nông, Đồng Tháp, cây này có tốc độ phát tán cực nhanh, đã xâm chiếm tới 2000ha (trong tổng số trên 7.300 ha diện tích vùng lõi vườn quốc gia), làm mất cân bằng sinh thái, gây tổn hại đến đa dạng sinh học, làm mất dần các bãi cỏ năn tạo nguồn thức ăn chính của sếu đầu đỏ...

Như vậy, các loài cây có thể gọi bằng cái tên Mi-mô-sa (theo cấp phân họ - Mimosoideae) là: Keo giậu, Mi-mô-sa mùa đông, Trinh nữ, Mai hương, Tầm bỏi v.v… Chúng đều có đặc tính chung của phân họ về hình thái hoa và lá kép. Trong danh sách vừa kể có 2 loài thuộc chi Mimosa là Trinh nữ và Mai hương. Nhưng dù chú ý, chúng ta vẫn chưa hề thấy bóng dáng Mi-mô-sa quen biết của Đà Lạt trong số những chi thuộc phân họ Mi-mô-sa. Về hình thái hoa thì Mi-mô-sa Đà Lạt rất giống với Mi-mô-sa mùa đông (Acacia dealbata) của Australia và Châu Âu, nhưng bộ lá thì khác hẳn: Mi-mô-sa Đà Lạt không có lá kép kiểu Trinh nữ. Những phiến lá đơn rộng bản của Mimôsa Đà Lạt có phủ phấn trắng lóng lánh.

Tôi dạo bước trên đường Đà Lạt, ngắm những nhánh cây Mi-mô-sa kiều diễm vươn thẳng lên trời như buông lơ lửng trong không trung một câu hỏi chưa lời giải đáp: Mi-mô-sa từ đâu em tới đất

 Tạ Hòa Phương - Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 192, ra tháng 2/2007
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :