Giải thưởng ĐHQGHN
Trang chủ   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >   Giải thưởng Khoa học - Công nghệ  >   Giải thưởng ĐHQGHN
Giải thưởng ĐHQGHN 2010: 777 khái niệm ngôn ngữ học

Tác giả: GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010)
Giới thiệu tóm tắt
Mục đích: Một cuốn từ điển bách khoa ngôn ngữ học
Những kết quả chính:
Công trình này xuất phát từ hệ thống khái niệm ngôn ngữ học chứ không xuất phát từ hệ thống thuật ngữ. Những khái niệm được lựa chọn là những khái niệm có mặt trong ngôn ngữ học của nhiều nước khác nhau, chúng đã và đang được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam vận dụng để miêu tả tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; những khái niệm phản ánh đặc thù của tiếng Việt và các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập như tiếng Việt. Nội dung của những khái niệm đã được lựa chọn được miêu tả một cách rõ ràng, với những ví dụ minh họa bằng tiếng Việt và nhiều tiếng nước ngoài. Từ đầu mục là một thuật ngữ tiếng Việt thích hợp nhất để biểu thị khái niệm tương ứng, ngoài ra có nêu ra những thuật ngữ khác cùng biểu thị khái niệm này trong tiếng Việt. Trong khi chưa có điều kiện đối chiếu với hệ thống thuật ngữ ngôn ngữ học của nhiều ngôn ngữ khác thì công trình này đã lựa chọn các thuật ngữ ngôn ngữ học tiếng Anh tương ứng.
Ý nghĩa khoa học, công nghệ, đào tạo, ứng dụng thực tiễn:
Thiết lập được một hệ thống khái niệm ngôn ngữ học bao gồm hầu hết các chuyên ngành, bộ môn ngôn ngữ học khác nhau, như lí luận ngôn ngữ, phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, ngôn ngữ học liên ngành, ngữ âm – âm vị học, từ vựng học, hình thái học, cú pháp học, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học, văn tự học. Các thuật ngữ này được giải thích một cách nhất quán, trong một thể thống nhất, cho nên có thể coi là một bộ công cụ tốt để miêu tả tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc khác ở Việt Nam. Hệ thống khái niệm này cũng là cơ sở tốt để nghiên cứu so sánh đối chiếu các ngôn ngữ. Đồng thời, sự lựa chọn hệ thống thuật ngữ trong công trình này cũng góp phần vào việc chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ ngôn ngữ học.
Công trình 777 khái niệm ngôn ngữ học là một tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ cho các nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên ngôn ngữ học mà còn cho các nhà nghiên cứu thuộc các ngành khác như văn học, báo chí học, các giáo viên và học sinh phổ thông và tất cả những ai yêu thích muốn tìm hiểu thêm về ngôn ngữ học và Việt ngữ học.
 
777 Linguistic Concepts (National University of Hanoi // Vietnam National University Press, 2010)
Author: Thien Giap Nguyen
Abstract
Project purpose: a Linguistic Encyclopedia
Main results: This work begins with a system of linguistic concepts, not just from a system of the terms themselves. The selected concepts are present universally in many languages and used by Vietnamese linguists to explain the Vietnamese language and languages of other ethnic peoples in Vietnam, the concepts reflects the monosyllable characteristics of the Vietnamese language and other similar languages. The explanations of selected concepts are given explicitly with illustrations in Vietnamese and many foreign languages. Beginning with a Vietnamese entry, the most appropriate explanation is given, followed by other relevant terms that may express similar concept in the Vietnamese language, together with an English equivalent term afterward.
Signification in sense of science, technology, education and practical application:
A system of linguistic concepts has been built. This includes Language Theory, Language Research Methods, Inter-Disciplinary Linguistics, Phonetics and Phonology, Lexicology, Morphology, Syntax, Semantics, Pragmatics, Orthography. The terms are explained in a consistent manner thus can be used as a reliable tool to describe Vietnamese and other languages in Vietnam. They can also be used as an instrument to compare languages in general. On top of that, this work makes some contribution to the standardization of the Vietnamese linguistic terminology.

“777 Linguistic Concepts” is a useful reference source not only for linguistics researchers, linguistics graduates and undergraduates but also for those of other disciplines/fields such as literati, journalists, high school teachers and students, and anyone who wants to learn more about linguistics and Vietnamese language.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :