Văn bản liên quan
Trang chủ   >  HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN  >   Văn bản liên quan  >  
Quốc tế hoá chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo

QUỐC TẾ HÓA CHƯƠNG TRÌNH,

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

          Quốc tế hóa chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo tài năng, chất lượng cao là nâng cấp chương trình, nội dung, quy trình đào tạo, phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá của các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao theo chuẩn của các trường đại học có uy tín của nước ngoài (gọi tắt là trường đại học có uy tín) thuộc danh sách 500 trường đại học tốt nhất thế giới, như đã nêu trong công văn số 105/ĐT ngày 31/5/2005 của ĐHQGHN.

2.3.1 Yêu cầu đối với các chương trình đào tạo:

- Có cơ cấu, khối lượng nội dung kiến thức, kỹ năng tương đương với chương trình đào tạo tương ứng của các trường đại học có uy tín nước ngoài; (thuộc 500 trường đại học tốt nhất thế giới, theo địa chỉ: http://ed.sjtu.edu.cn/rank/2005/top500.xls) và các trang web khác. Thường xuyên được cập nhật phù hợp với trình độ phát triển khoa học - công nghệ của thế giới và yêu cầu Việt Nam.

- Trong khuôn khổ thời lượng dành cho khối kiến thức khoa học xã hội - nhân văn, đối với các chương trình đào tạo nước ngoài, lựa chọn và bố trí giảng dạy những môn khoa học xã hội - nhân văn và những môn học lý luận chính trị phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam, từng bước đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc được ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

- Theo chuẩn của chương trình đào tạo theo phương thức tín chỉ, thời lượng và tỉ lệ phân bổ thời lượng học trên lớp và tự học, giữa học lý thuyết và thảo luận, thực hành, thực tập, thực tế tương đương chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín của nước ngoài.

- Điều chỉnh kết cấu chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ.

2.3.2. Quốc tế hóa chương trình nội dung đào tạo tài năng, chất lượng cao: là lựa chọn chương trình đào tạo của một trường đại học có uy tín gần gũi nhất với chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao hiện nay của đơn vị, để xây dựng thành chương trình tiên tiến. Chương trình đào tạo tại các trường đại học tiên tiến trên thế giới đều được xây dựng đảm bảo theo một chuẩn nhất định, thường do các hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội chuyên môn hoặc các tổ chức kiểm định chất lượng đặt ra. Các chuẩn này là mức yờu cầu tối thiểu về nội dung kiến thức, thời lượng đối với từng nội dung, cơ cấu và mối quan hệ giữa các môn học/học phần trong toàn bộ chương trình đào tạo ở một ngành đào tạo nhất định, làm căn cứ cho việc kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. Vỡ vậy, các trường muốn chương trình đào tạo của mỡnh được kiểm định và công nhận chất lượng đều tuõn thủ chuẩn chương trình này. Với các hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức kiểm định khác nhau thỡ các chuẩn chương trình, chuẩn chất lượng do họ đưa ra sẽ ở các mức độ khác nhau và phù hợp với uy tín của các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức kiểm định.

Việc quốc tế hoá các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao được thực hiện như sau:

- Bổ sung những môn học mà chương trình của trường đại học có uy tín đang có nhưng chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao hiện nay không có.

- Bỏ bớt những môn học không cần thiết, lạc hậu trong chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao hiện nay.

- Sắp xếp lại số tín chỉ, các môn học bắt buộc, tự chọn có hướng dẫn, tự chọn tùy ý theo chương trình của đại học uy tín (riêng về thời lượng, nội dung các môn học lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các chương trình đào tạo tiên tiến).

- Có chương trình bổ túc ngoại ngữ cho sinh viên để có thể học tập chuyên môn bằng ngoại ngữ vào những năm học cuối khóa và sử dụng thành thạo ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp.

- Đối với những môn học có trong chương trình của trường đại học có uy tín được lựa chọn: dạy học theo nội dung của chương trình của trường đại học nước ngoài có uy tín, bổ sung các nội dung, ví dụ, các nghiên cứu điển hình phù hợp với yêu cầu và điều kiện của Việt Nam.

- Đối với những môn học chỉ có trong chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao được lựa chọn: bổ sung, cập nhật, hiện đại hoá nội dung cho phù hợp hơn với yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ Việt Nam và thế giới.

2.3.3. Lựa chọn và áp dụng các chương trình đào tạo của các trường đại học nước ngoài có uy tín

Dựa vào dự báo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của Việt Nam, lựa chọn các chương trình đào tạo phù hợp của trường đại học có uy tín. Bổ sung những môn học, nội dung Việt Nam cần mà chương trình đào tạo của trường đại học nước ngoài không có, thay những môn học không phù hợp bằng bằng các môn học khác phù hợp và tương đương. Chương trình được thực hiện theo công nghệ đào tạo của trường đại học nước ngoài có uy tín và có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của ĐHQGHN.

2.3.4. Quốc tế hóa phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá

Dự án sẽ xây dựng và áp dụng các phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá tiên tiến đang được các trường đại học có uy tín sử dụng theo các yêu cầu sau đây:

- Nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu; phát triển tính tư duy sáng tạo, tính tích cực, chủ động, rèn luyện phương pháp giải quyết vấn đề, nghiên cứu kỹ năng thực hành, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng làm việc với người khác, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, thảo luận, kỹ năng cho sinh viên;

- Tăng cường vai trò tổ chức, hướng dẫn, định hướng, điều khiển của giảng viên đối với hoạt động học, hoạt động tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng của sinh viên;

- Thúc đẩy và tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học; nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học nói riêng;

- Thúc đẩy việc triển khai phương thức đào tạo theo tín chỉ.     

- Kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại với các phương tiện truyền thông. Thường xuyên cập nhật phương pháp dạy - học tiên tiến (mà các trường đại học có uy tín sử dụng) phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.

- Có thể áp dụng các phương pháp dạy - học phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ như đã nêu, theo công văn 776/ĐT ngày 11/8/2006 đối với bậc đại học và công văn số 2638/SĐH ngày 28/12/2006 đối với bậc SĐH của ĐHQGHN.

Giảng viên phải đăng ký sử dụng PPDH phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ với chủ nhiệm khoa (hoặc chủ nhiệm khoa trực thuộc) và trình các sản phẩm sau đây:

- Đề cương môn học (theo chuẩn của đại học có uy tín);

- Tập giáo án cho toàn bộ môn học;

          - Tập bài giảng trình chiếu bằng powerpoint, overhead hoặc các phần mềm thích hợp khác;

- Tập bài tập có lời giải dành cho môn học;

- Các tài liệu hỗ trợ cho môn học đã thu thập được;

- Băng video ghi lại ít nhất 1 buổi lên lớp theo PPDH mới;

- Đĩa CD hoặc DVD ghi lại toàn bộ đề cương môn học, tập giáo án, bài giảng trình chiếu, tài liệu minh hoạ, tài liệu tham khảo...;

          Tuỳ theo ngành học, môn học có thể yêu cầu thêm các sản phẩm đặc thù như:

- Phần mềm bài giảng, có hình ảnh minh hoạ sinh động;

- Phần mềm các bài tập và bản hướng dẫn cách sử dụng;

- Các phần mềm chuyên dụng;

- Các tài liệu minh hoạ khác.

Trong qui trình đào tạo, kiểm tra - đánh giá là khâu cuối cùng và đặc biệt quan trọng, cung cấp thông tin về mức độ đạt được mục tiêu và thông tin phản hồi, giúp giảng viên điều chỉnh cách dạy và giúp sinh viên chủ động tổ chức quá trình học của mình để đạt mục tiêu một cách hiệu quả nhất;

 Kiểm tra - đánh giá thúc đẩy việc dạy và học theo phương pháp tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phương thức đào tạo theo tín chỉ, nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế.

Có thể áp dụng phương pháp kiểm tra đánh giá theo công văn 777/ĐT ngày 11/8/2006 đối với bậc đại học và công văn số 2640/SĐH ngày 28/12/2006 đối với bậc SĐH của ĐHQGHN

Nguyên tắc chủ đạo của việc đánh giá kết quả học tập môn học phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ là kết luận kiểm tra, đánh giá thường xuyên với thi hết môn học.

Có hai hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên:

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên là hoạt động của giảng viên sử dụng  các kĩ thuật đánh giá khác nhau trong các hình thức tổ chức thực hiện giờ tín chỉ (lý thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, hoạt động theo nhóm, tự học, tự nghiên cứu, ...) nhằm kiểm tra việc làm chủ kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học.

- Kiểm tra, đánh giá định kỳ là hoạt động của giảng viên vào những thời điểm đã được qui định trong đề cương môn học, nhằm đánh giá mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của sinh viên.

- Nghiên cứu áp dụng phương thức đào tạo trao đổi với các trường đại học nước ngoài có uy tín với nội dung cốt lõi sau đây:

Vào thời gian thích hợp, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh được đăng ký học trao đổi với đại học nước ngoài có uy tín của nước ngoài tối thiểu một học kỳ cho toàn khoá học. Kết quả học tập, nghiên cứu ở trường đại học nước ngoài có uy tín được tích luỹ vào kết quả cuối kỳ của khoá học để nhận bằng tốt nghiệp. Số lượng sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh được cử đi học tuỳ thuộc vào năng lực, nguồn kinh phí có được. Những người có kết quả học tập, nghiên cứu tốt được ưu tiên xét cấp học bổng đi học chuyển đổi, những người đủ năng lực (được đại học nước ngoài chấp nhận học chuyển đổi) sẽ tự túc kinh phí.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :