Văn bản liên quan
Trang chủ   >  HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN  >   Văn bản liên quan  >  
Phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý từng bước tiếp cận chuẩn quốc tế

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN,

CÁN BỘ QUẢN LÝ, TỪNG BƯỚC TIẾP CẬN CHUẨN QUỐC TẾ

 

- Giảng dạy theo yêu cầu của chương trình đào tạo từng bước tiếp cận chuẩn quốc tế, ít nhất phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của giảng viên trong việc áp dụng các phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của tín chỉ nêu trong hướng dẫn số 776/ĐT, số 777/ĐT ngày 11/8/2006 của ĐHQGHN đối với bậc đại học và  hướng dẫn số 2640/SĐH ngày 28/12/2006 của ĐHQGHN  đối với cậc SĐH, đặc biệt là thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá theo phương pháp tiên tiến.

- Truyền thụ và tạo lập cho sinh viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, học tập, tư duy khoa học và năng lực sáng tạo. Động viên, khuyến khích sinh viên rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức;

- Tham gia nghiên cứu khoa học tích hợp nghiên cứu khoa học với giảng dạy và phục vụ xã hội, sau 3 năm giảng dạy liên tục giảng viên được miễn giảng dạy 1 học kỳ để tập trung nghiên cứu khoa học và tu nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn trong nước hoặc nước ngoài,

          - Nâng cao trình độ ngoại ngữ để giảng dạy được chuyên môn bằng ngoại ngữ.

          - Mở rộng hợp tác về nghiên cứu, đào tạo, dịch vụ KHCN với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước.

          - Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển về số lượng, chất lượng đội ngũ CBGD, nghiên cứu, quản lý từng bước tiếp cận trình độ quốc tế về năng lực chuyên môn, ngoại ngữ và tin học.

- Chủ động bồi dưỡng, hỗ trợ các cán bộ trẻ chuẩn bị các điều kiện để tham gia kế hoạch đào tạo cán bộ khoa học của Nhà nước, các dự án, chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo cán bộ của Chính phủ, ĐHQGHN...

- Cử cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý có năng lực để học tập phương pháp quản lý đào tạo đại học tiên tiến; mời chuyên gia quản lý đào tạo, kiểm định chất lượng của đại học uy tín sang hỗ trợ, cố vấn.

          - Khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên, đặc biệt là các giảng viên trẻ được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn, ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy đại học, kỹ năng sử dụng CNTT phục vụ công tác đào tạo và NCKH.

          - Có chính sách thu hút các giảng viên, nhà khoa học giỏi trong và ngoài nước, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc về công tác tham gia thỉnh giảng, nghiên cứu tại ĐHQGHN. Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các nhà khoa học, Giáo sư là người Việt Nam sống ở nước ngoài về tham gia giảng dạy và trao đổi học thuật với cán bộ giảng dạy và sinh viên của ĐHQGHN.

          - Khuyến khích, tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên đăng ký các phát minh, sáng chế giải thưởng KHCN trong nước và quốc tế.

          -  Dự án có dùng nguồn kinh phí thích hợp để giảng viên, CB nghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu KHCN để có nhiều công trình KHCN đạt trình độ quốc tế.

          - Ban hành chính sách quy định trách nhiệm và khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học; từng bước nâng cao chất lượng, giá trị khoa học, thực tiễn của các đề tài, dự án KH - CN và hợp tác quốc tế.

          - Xây dựng và ban hành chế độ bồi dưỡng, thù lao xứng đáng theo hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ trong hoạt động đào tạo.

Giảng viên, CBQL tham gia dự án được hưởng các quyền lợi sau:

          - Được hưởng chế độ bồi dưỡng ưu đãi đối với công tác giảng dạy, hướng dẫn học tập, nghiên cứu khoa học và quản lý của chương trình đào tạo quốc tế;

          - Được ưu tiên cung cấp và sử dụng trang thiết bị, phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất kỹ thuật, tư liệu khoa học, thư viện, mạng VNU-net để phục vụ công tác đào tạo;

          - Được ưu tiên tạo điều kiện thực tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn ở trong nước và ngoài nước;

          - Được hỗ trợ tạo điều kiện áp dụng các phương pháp, công nghệ dạy học, quản lý tiên tiến phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn của ĐHQGHN.

       Thông qua việc triển khai thực hiện Đề án này, ĐHQGHN có điều kiện thực hiện hoàn thành mục tiêu 85% cán bộ giảng viên có trình độ trên đại học, trong đó 60% có học vị tiến sĩ trở lên vào năm 2010 khoảng 15% CBGD có thể giảng dạy được chuyên môn bằng ngoại ngữ.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :