Đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Đào tạo  >   Đại học
Chương trình đào tạo ngành Di sản: Nghe, Thấu hiểu và Thực hành/Trải nghiệm
Đây là phương pháp giảng dạy của chương trình đào tạo cử nhân Quản trị tài nguyên di sản và Thạc sĩ di sản học của Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN. Phương pháp này không chỉ giúp sinh viên, học viên có kiến thức chuyên môn mà còn được rèn luyện các kỹ năng mềm và áp dụng kiến thức vào thực tiễn bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Cổng thông tin điện tử ĐHQGHN trân trọng giới thiệu chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Hiền - Tổ trưởng Tổ Bộ môn Di sản học, Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN.

Các môn học, dù là mang tính "lý luận, lý thuyết" như "Di sản và loại hình di sản", "Nhân học đại cương", "Văn hóa học đại cương", "Lịch sử Việt Nam đại cương", "Chính sách và thực thi chính sách về di sản"… tưởng chừng chỉ là các bài giảng mang đậm tính học thuật nhưng lại cung cấp cho các bạn một nền móng vững chắc để tiếp tục vận dụng các kỹ năng qua các học phần: Truyền thông Marketing tích hợp, Du lịch di sản bền vững, Ứng dụng công nghệ số trong quản lí và thực hành di sản, Tổ chức sự kiện văn hóa, Quản trị thương hiệu điểm đến, Tư duy sáng tạo và phản biện…

Trên thực tế, với kinh nghiệm và sự tận tâm của các chuyên gia đầu ngành, sinh viên/học viên ngành Quản trị tài nguyên di sản có cơ hội thực địa tại các bảo tàng, địa điểm di sản, được trực tiếp quan sát, trình bày, tham gia thảo luận, trau dồi và nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân.

Người học được tham gia trải nghiệm nhiều môn học thú vị khác về di sản đô thị cổ, di sản kiến trúc, sinh thái cảnh quan và môi trường di sản, kinh tế học di sản, văn hóa học với di sản, khảo cổ học di sản... với các thầy cô "cực chất" vừa giỏi, vừa có phương pháp sư phạm, lại có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Đặc biệt, từ khóa Thạc sĩ K2, đối với môn "Thực địa liên ngành di sản", các em được học phương pháp thực địa, cách thu thập tài liệu tại địa bàn, phỏng vấn những nhân vật "đặc biệt" để có những thông tin tốt nhất cho chủ đề nghiên cứu... Các bạn còn được trải nghiệm "du lịch di sản tâm linh", chiêm ngưỡng cảnh đẹp do mẹ thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất hình chữ S!

Tôi muốn nhắn nhủ tới các thí sinh như sau:

1. Khoa Các khoa học liên ngành là đơn vị đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam hiện nay đào tạo bài bản, chuyên sâu về ngành Di sản với đủ cả 3 bậc: Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

2. Khoa là thành viên của mạng lưới các trường đại học đào tạo về di sản ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hướng tới trở thành đại sứ của UNESCO trong mạng lưới giáo dục về di sản;

 

3. Khoa sắp hoàn thành việc ký kết trao đổi sinh viên thực tập và sinh viên ngành Di sản của Khoa sẽ có cơ hội thực tập tại trụ sở của UNESCO ở các nước như Thailand, Pháp, Trung Quốc, Hongkong... (khi sinh viên đáp ứng đủ các tiêu chí của UNESCO đề ra);

4. Vị trí việc làm của ngành Di sản không hẹp, bởi chúng ta học về Quản trị tài nguyên di sản, mà tài nguyên di sản là khởi nguồn của mọi dịch vụ, sản phẩm hiện nay của mỗi quốc gia: từ Du lịch, nghệ thuật, truyền thông, phim ảnh, văn hóa dân gian, nghề thủ công truyền thống, ẩm thực, thương hiệu vùng, thương hiệu quốc gia, thâm chí là cả về thiết kế sáng tạo, ứng dụng công nghệ…

5. Di sản là ngành có cơ hội học lên cao vững nhất và cơ hội làm việc ở nước ngoài còn lớn hơn các ngành khác trong Khoa cộng lại.

6. Sinh viên Di sản của Khoa được đào tạo bài bản để thành công ở lĩnh vực này, sau khi học tiếp lên, các em sẽ là những chuyên gia về Di sản đời đầu, chứ không phải là chuyên gia chuyển từ các lĩnh vực khoa học cơ bản khác sang. Vì vậy, cơ hội giảng dạy cũng rộng mở.

Mã Khoa: QHK | Mã ngành: Quản trị tài nguyên di sản - 7900205

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TẠI: https://bit.ly/tuvantuyensinhVNU

XEM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ TÀI NGUYÊN DI SẢN TẠI ĐÂY

Tham khảo các CTĐT ĐẠI HỌC CHÍNH QUY khác:

Quản trị thương hiệu (Mã ngành: 7349001)

Quản lí giải trí và sự kiện (Mã ngành: 7349002)

Quản trị đô thị thông minh và bền vững (Mã ngành: 7900204)

>>> Các tin tức liên quan:

- 5 lý do để Quản trị đô thị thông minh và bền vững trở thành ngành học tiêu điểm mùa tuyển sinh 2022

- Cử nhân Quản lý giải trí và sự kiện: Đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực giải trí

- Gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh và bền vững

- Cử nhân Quản trị Tài nguyên di sản: Chuyên gia từ các khoa học liên ngành

- Cử nhân Quản trị thương hiệu: Khẳng định giá trị thương hiệu

- [Infographic] Thông tin tuyển sinh ĐHCQ năm 2022 của Khoa Các khoa học liên ngành 

 PGS.TS Nguyễn Thị Hiền - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :