Quốc tế
Trang chủ   >  Tin tức  >   Hợp tác - Phát triển  >   Quốc tế
ĐHQGHN trao bằng Tiến sĩ danh dự cho nhà khoa học đoạt giải Nobel
Trong khuôn khổ tổ chức các hoạt động “Những cầu nối – Đối thoại hướng tới văn hóa hòa bình-Brigdes” lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam, ĐHQGHN vinh dự được đón tiếp và trao bằng Tiến sĩ danh dự cho 2 nhà khoa học đạt giải Nobel về Vật lý và Hóa học.

Từ năm 2003, Quỹ Hòa Bình Quốc tế - IPF đã lần lượt tổ chức các hoạt động tại Thái Lan, Philippine, Malaysia và Cam-pu-chia và đã mang lại kết quả tích cực.
Đây là dịp để cán bộ và sinh viên của ĐHQGHN có cơ hội tăng cường đối thoại và trao đổi với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, mở rộng mối quan hệ quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, hướng tới một nền văn hóa hòa bình, không bạo lực.
Dưới đây chúng tôi giới thiệu sơ lược tiểu sử của GS. Douglas D. Osheroff, người sẽ nhận Bằng Tiến sĩ danh dự và ngày 14/12/2012:
GS. Douglas D. Osheroff đoạt giải Nobel Vật lý năm 1996 cho công trình khám phá ra tính siêu lỏng của đồng vị helium-3. Bằng phương pháp làm mát mới, ông đã đánh dấu một bước đột phá trong ngành Vật lý nhiệt độ thấp. Ông là giáo sư Vật lý của Đại học Stanford, California (Mỹ).
GS. Douglas D. Osheroff sinh năm 1945 tại Aberdeen (Mỹ).
- Năm 1973: bảo vệ luận án tiến sĩ Vật lý tại Đại học Cornell.
- Năm 1976: được trao tặng giải thưởng Francis Simon của Viện Vật lý Anh.
- Năm 1980: được trao tặng giải thưởng Vật lý chất rắn Oliver E. Buckley của Hội Vật lý Mỹ do phát minh ra siêu lỏng trong heli-3.
- Năm 1987: chuyển đến Đại học Stanford sau 15 năm làm việc ở Bell Labs.
Osheroff làm giáo sư khoa Vật lý của Đại học Stanford từ năm 1993 đến năm 1996 và thôi chức danh này vào tháng 9/1996 để dành nhiều thời gian hơn cho các nghiên cứu sinh của ông. Ở Stanford, Osheroff cùng với các học trò của mình tiếp tục nghiên cứu về heli-3 rắn và siêu lỏng. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu các tính chất nhiệt độ thấp của các chất rắn vô định hình. Nhóm của ông đã chứng minh rằng các tương tác giữa các khuyết tật hoạt động trong các hệ này làm phát sinh một lỗ trong mối quan hệ giữa mật độ trạng thái và trường địa phương giống như trong các thủy tinh spin. Trong các vật liệu vô định hình, có thể đo được kích thước của các chùm kết cặp đối với các khuyết tật như vậy khó có thể thực hiện được trong các thủy tinh spin.
GS. Douglas D. Osheroff
Copyright © Stanford News Service / Photo: Linda A. Cicero
>>> Thông tin về GS. Douglas D. Osheroff trên website của giải thưởng Nobel:
>>> Website của Quỹ Hòa bình thế giới: www.peace-foundation.net
 

 PV - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   |