Quốc tế
Trang chủ   >  Tin tức  >   Hợp tác - Phát triển  >   Quốc tế
"Vấn đề dân tộc và Chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20"
Đây là chủ đề buổi tọa đàm do Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN và Bảo tàng Dân tộc lịch sử Nhật Bản tổ chức vào ngày 10/9/2008. Tọa đàm quy tụ nhiều chuyên gia sử học hàng đầu đến từ các trường đại học của Việt Nam và Nhật Bản.

Các đại biểu đã nghe và thảo luận xung quanh 3 tham luận chính: “Quá trình hình thành dân tộc và chủ nghĩa dân tộc trong lịch sử Việt Nam” (GS. Phan Huy Lê), “Sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam thời cận đại - điều kiện mới, quan điểm và biểu hiện tiêu biểu” (PGS. Phạm Xanh) và “Dân tộc từ góc nhìn văn hóa của Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20” (PGS. TSKH. Nguyễn Hải Kế).

Trong quá khứ và hiện tại, vấn đề dân tộc và chủ nghĩa dân tộc đã được giới khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm. Đây là vấn đề được các quốc gia khai thác vì quyền lợi của chính quốc gia dân tộc của mình. Tuy nhiên, quá trình hình thành dân tộc và chủ nghĩa dân tộc ở mỗi khu vực và mỗi quốc gia không đồng nhất do các điều kiện riêng biệt về lịch sử và văn hóa. Đi từ những khái niệm cơ bản về dân tộc, quốc gia, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, các tham luận đã đi sâu phân tích bối cảnh hình thành và những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Qua đó, các ý kiến thảo luận tại tọa đàm đã xới lên nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành quốc gia dân tộc ở Việt Nam và khu vực dưới góc nhìn so sánh đối với khu vực châu Á, mà cụ thể là các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan...

 HÀ Anh - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :