Tuyển sinh
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Tuyển sinh
VNU – HSB: tuyển sinh Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS) do ĐHQGHN cấp bằng đợt 2 năm 2018

Khoa Quản trị và Kinh doanh, ĐHQGHN (VNU-HSB) tiếp tục tuyển sinh chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (Master in Management of Non – Traditional Security) khóa 09 với các thông tin cụ thể như sau:

1. Văn bằng Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống

- Định hướng: Nghiên cứu

- Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống, mã số HSB.M.01

- Văn bằng: Bằng chính quy do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp

- Ngôn ngữ đào tạo: tiếng Việt

2. Thời gian nhận hồ sơ: Phòng Tuyển sinh liên tục tiếp nhận hồ sơ của thí sinh trong thời gian đăng ký dự tuyển.

3. Phương thức đăng ký dự tuyển

- Ứng viên truy cập trên Cổng thông tin Tuyển sinh sau đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội qua địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng ký dự tuyển trực tiếp theo hướng dẫn (hoặc liên hệ phòng Tuyển sinh để nhận được hướng dẫn chi tiết). Thời gian đăng ký dự kiến từ 8h00 ngày 15/06/2018 đến 17h00 ngày 31/08/2018.

- Ứng viên đăng ký dự tuyển trực tiếp qua phòng Tuyển sinh và nộp kèm hồ sơ theo quy định.

4. Thời gian xét tuyển dự kiến: tháng 9/2018

5. Điều kiện dự tuyển

5.1. Điều kiện văn bằng, chứng chỉ

Ứng viên tốt nghiệp đại học thuộc các hệ đào tạo: chính quy, tại chức, chuyên tu, liên thông, văn bằng 2... đều được tham gia dự tuyển. Theo đó, ứng viên được chia theo Nhóm thí sinh dự tuyển đầu vào, cụ thể như sau:

- Nhóm 1: gồm các ngành học phù hợp: Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc khối ngành: Quản trị - Quản lý, Kinh tế học, Luật, Kinh doanh, các ngành thuộc lĩnh vực An ninh - Quốc phòng. Các học viên nhóm này phải tham gia học và có chứng chỉ bổ sung kiến thức qua 3 môn học (9 tín chỉ) trước khi tham gia dự tuyển đầu vào:

(1)                    Tổng quan về phát triển bền vững                                  (3 tín chỉ)

(2)                    Hội nhập toàn cầu và an ninh                                         (3 tín chỉ)

(3)                    Hệ thống pháp luật Việt Nam về an toàn và an ninh         (3 tín chỉ)

- Nhóm 2: gồm các ngành thuộc lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Máy tính và công nghệ thông tin, Kỹ thuật, Khoa học xã hội và hành vi, Nhân văn. Các học viên nhóm này phải tham gia học và có chứng chỉ bổ sung kiến thức qua 5 môn học (15 tín chỉ) trước khi tham gia dự tuyển đầu vào:

(1)                    Khoa học quản trị                                                          (3 tín chỉ)

(2)                    Phương pháp nghiên cứu khoa học                               (3 tín chỉ)

(3)                    Tổng quan về phát triển bền vững                                  (3 tín chỉ)

(4)                    Hội nhập toàn cầu và an ninh                                         (3 tín chỉ)

(5)                    Hệ thống pháp luật Việt Nam về an toàn và an ninh         (3 tín chỉ)

5.2. Điều kiện thâm niên công tác

Ứng viên dự tuyển phải có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến các hoạt động quản lí Nhà nước, hành chính, an ninh, kinh tế - xã hội, kinh doanh, ngoại giao, hoặc các hoạt động liên quan tới an ninh phi truyền thống.

5.3. Điều kiện về ngoại ngữ

Thí sinh dự tuyển phải có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ sau đây:

- Chứng chỉ trình độ tiếng Anh cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 (tương đương với IELTS 4.5, TOEIC 450, …) trở lên theo Khung tham chiếu Châu Âu trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường đại học trong nước đào tạo ngành ngoại ngữ tương ứng trình độ đại học cấp (Tham khảo Phụ lục 1 Phụ lục 2).

- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

- Bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, chuyên ngành tiếng Anh.

6. Hình thức dự tuyển

6.1.  Quy trình dự tuyển

Hình thức dự tuyển: Dựa trên đối tượng tuyển sinh mang tính đặc thù và chuyên ngành đào tạo liên ngành, ĐHQGHN cho phép HSB tổ chức thí điểm hình thức tuyển sinh đầu vào thạc sĩ chính quy theo mô hình mới và hiện đại. HSB sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ và phỏng vấn chuyên môn của ứng viên.

- Bước 1: Nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký dự tuyển theo các yêu cầu của chương trình đào tạo và các quy định của ĐHQGHN. Ứng viên đáp ứng yêu cầu về hồ sơ theo quy định sẽ được thông báo về thời gian phỏng vấn.

- Bước 2: Kiểm tra năng lực viết luận, đánh giá hồ sơ và phỏng vấn. Yêu cầu và mục đích của bước này bao gồm:

+ Viết bài luận: Thí sinh được yêu cầu viết một bài luận ngắn trong 30 phút để kiểm tra khả năng viết luận logic bằng tiếng Việt;

+ Đánh giá hồ sơ và phỏng vấn: Hội đồng tiến hành đánh giá hồ sơ; đặt câu hỏi để thí sinh trả lời (bằng tiếng Việt). Các câu hỏi kiểm tra động cơ, mục đích học tập, kinh nghiệm thực tiễn của thí sinh liên quan tới chuyên ngành dự tuyển, năng lực học tập, nghiên cứu và một số nội dung khác liên quan đến bàn luận các vấn đề của chương trình đào tạo.

6.2.  Thang điểm đánh giá:

- Thang điểm: thang điểm tối đa là 100 điểm

- Điểm tối thiểu để được đề nghị xét tuyển: 50/100 điểm

- Điểm ưu tiên tối đa được cộng thêm: 10 điểm

- Các tiêu chí cụ thể như sau:

+ Năng lực học tập: tối đa 30 điểm

Tiêu chí này đánh giá năng lực học tập của thí sinh thông qua kết quả học tập đã đạt được ở bậc cử nhân. Việc đánh giá và cho điểm dự trên điểm trung bình chung các học phần ở bậc đào tạo cử nhân.

+ Năng lực ngoại ngữ: tối đa 10 điểm

Tiêu chí này nhằm đánh giá năng lực ngoại ngữ của thí sinh. Việc đánh giá và cho điểm dựa vào các chứng chỉ ngoại ngữ mà thí sinh đã đạt, các khóa đào tạo tiếng Anh hoặc tốt nghiệp đại học ở nước ngoài.

+ Kiểm tra khả năng viết luận của thí sinh: tối đa 10 điểm

Tiêu chí này nhằm đánh giá khả năng viết luận của thí sinh, mục đích, động cơ, nhu cầu học tập của thí sinh đối với chương trình đào tạo.

+ Phỏng vấn: tối đa 40 điểm

Tiêu chí này nhằm đánh giá nhận thức, trình độ, hiểu biết của thí sinh về các vấn đề thuộc hoặc liên quan tới các chuyên ngành đào tạo mà thí sinh dự tuyển; khả năng giao tiếp, hiểu và diễn đạt vấn đề theo yêu cầu.

+ Ý kiến đánh giá và ủng hộ trong thư giới thiệu, đối tượng ưu tiên (nếu có): tối đa 10 điểm.

Tiêu chí này nhằm đánh giá về phẩm chất và năng lực của thí sinh thông qua nhận xét của các cá nhân nhà khoa học và chuyên gia đã có thời gian tiếp xúc với thí sinh; thí sinh thuộc diện ưu tiên nếu có.

7. Đối tượng và chính sách ưu tiên:

7.1. Đối tượng ưu tiên

- Có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ hai năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành;

- Th­ương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận được hư­ởng chính sách như­ thương binh. Con đẻ của liệt sĩ, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được Ủy ban nhân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học;

- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động.

7.2.  Mức ưu tiên

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm trong tổng số điểm của thí sinh bao gồm tất cả các phần đánh giá (thang điểm là 100 điểm).

8. Đăng ký dự tuyển và học bổ sung kiến thức:

Nội dung / Thời gian

5/2018

6/2018

7/2018

8/2018

9/2018

8.1 Phát hành hồ sơ

 

 

 

 

 

8.2 Đăng ký hồ sơ

 

 

 

 

 

8.3 Học bổ sung kiến thức của MNS

 

 

 

 

 

- Đăng ký

 

 

 

 

 

- Khai giảng

 

 

 

 

 

8.4 Thông báo danh sách  và dự kiến phỏng vấn

 

 

 

 

 

Lưu ý: Thời khóa biểu lớp BSKT sẽ được thông báo chi tiết đến học viên khi đăng ký.

9. Kinh phí đào tạo

9.1. Học phí toàn khóa

- Học phí của chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống: 110 triệu đồng/khóa

- Học phí được đóng thành các đợt theo qui định và sẽ được thông báo sau khi nhập học.

- Học viên xuất sắc có cơ hội được nhận học bổng.

- Học phí đã bao gồm toàn bộ chi phí đào tạo, hội thảo học tập, tham quan thực tế; chi phí cơ sở vật chất, phòng học, tài liệu; chi phí quản lý, dịch vụ teabreak…

- Học phí không bao gồm lệ phí dự thi đầu vào; lệ phí bảo lưu, gia hạn; lệ phí thi lại, học lại (nếu có).

9.2. Lệ phí dự thi đợt 2, năm 2018

- Lệ phí hồ sơ và đăng ký hồ sơ: 150.000 đồng/thí sinh

- Lệ phí dự thi: 1.000.000 đồng/thí sinh

- Lệ phí học bổ sung kiến thức: 300.000đ/tín chỉ

- Học viên có thể đạt được học bổng lên tới 300.000.000 đồng.

10. Hồ sơ đăng ký

A.     Giấy tờ bắt buộc:

1.      

Phiếu khai thông tin thí sinh dự tuyển (theo mẫu)

:

01

bản gốc

2.      

Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu)

:

01

bản gốc

3.      

Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú, thời hạn 6 tháng tính tới ngày dự thi

:

01

bản gốc

4.      

Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp, thời hạn trong vòng 6 tháng tính tới ngày dự thi

:

01

bản gốc

5.      

Bằng tốt nghiệp đại học

:

01

bản sao

6.      

Bảng điểm đại học

 

01

bản sao

7.      

QĐ tuyển dụng / QĐ bổ nhiệm / HĐLĐ dài hạn / …

:

01

bản sao

8.      

Giấy xác nhận thời gian làm việc tối thiểu 1 hoặc 2 năm liên tục của thủ trưởng cơ quan để chứng nhận thâm niên công tác

 

01

bản gốc

9.      

Chứng chỉ ngoại ngữ xác nhận trình độ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương (nếu có)

:

01

bản sao

10.   

Ảnh màu 4x6, chụp trong vòng 6 tháng

:

03

ảnh

11.   

Chứng chỉ hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức theo chuyên ngành dự tuyển trong thời hạn 02 năm tính tới ngày dự thi

 

:

 

01

 

bản sao

12.   

Chứng chỉ ngoại ngữ xác nhận trình độ dự tuyển đào tạo Sau đại học ở ĐHQGHN trong thời hạn 02 năm tính tới ngày dự thi

:

01

bản sao

B.     Giấy tờ khác (nếu có):

13.   

CV giới thiệu đi dự thi của thủ trưởng cơ quan

:

01

bản gốc

14.   

Giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên, gồm:

-                Giấy khai sinh hoặc CMND với đối tượng dân tộc;

-                Giấy xác nhận công tác tại miền núi, hải đảo 2 năm liên tục do UBND xã, huyện xác nhận đối với đối tượng công tác 2 năm liên tục tại miền núi, hải đảo, vùng sâu;

:

01

bản sao

11. Địa chỉ liên hệ

Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: Nhà B1, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 04.7548456 – Fax: 04.7548455

Phòng Tuyển sinh – Khoa Quản trị và Kinh doanh

Địa chỉ: Tầng 2, nhà B1, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 04. 6292.3030 – 0903.281.028 – 0968.20.2244

Email: hsb.mns@hsb.edu.vn

 

 VNU - HSB
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan