Đây là ngành khoa học nhằm đào tạo học viên thành thạc sĩ chuyên sâu về lý luận và thực hành các phương pháp kiểm tra đánh giá áp dụng trong ngành giáo dục, trong nghiên cứu và triển khai các chính sách, dự án ... dành cho mọi đối tượng đã tốt nghiệp đại học hệ chính qui .
Học viên tốt nghiệp sẽ có năng lực:
a) Độc lập vận dụng một cách hiệu quả các kiến thức và sự hiểu biết chuyên sâu về khoa học đo lường và đánh giá (ĐLĐG): các mô hình đo lường đánh giá và kiểm định các quy trình triển khai áp dụng trong từng lĩnh vực chuyên môn riêng;
b) Chọn lựa và sử dụng một cách có hiệu quả các phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá phù hợp với từng lĩnh vực chuyên môn;
c) Sử dụng phần mềm chuyên dụng xử lý, phân tích các thông tin/số liệu/kết quả ĐLĐG thu thập được;
d) Tham gia giảng dạy các khoá bồi dưỡng hoặc các chuyên đề về kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo, chương trình, dự án ...;
e) Thiết kế các đề thi đạt chuẩn;
f) Điều hành hoặc giữ vị trí chủ chốt trong công tác quản lý các chương trình đo lường đánh giá có chất lượng và hiệu quả.
1. Đối tượng được thi tuyển
· Đối với học viên là người Việt Nam
- Người dự tuyển phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy từ loại khá trở lên (tất cả các ngành đào tạo), và có 2 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực giáo dục hoặc các lĩnh vực có liên quan đến đo lường đánh giá.
· Đối với học viên người nước ngoài
- Được xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Môn thi tuyển:
- Môn cơ bản: Logic học;
- Môn cơ sở: Giáo dục học;
- Môn Ngoại ngữ: được chọn một trong năm thứ tiếng : Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung, trình độ B trở lên.
(Đối tượng được miễn thi môn ngoại ngữ: Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy ngành ngoại ngữ một trong năm thứ tiếng trên hoặc có bằng đại học, thạc sỹ ở nước ngoài mà ngôn ngữ được sử dụng trong học tập là một trong năm thứ tiếng trên).
3. Hình thức đào tạo
- Đào tạo không tập trung: Thời gian đào tạo là 3 năm tại Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy – Hà Nội.
4. Hồ sơ đăng ký dự thi
- Đơn xin đăng ký dự thi theo mẫu ĐHQGHN;
- Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học (nếu văn bằng tốt nghiệp không ghi loại tốt nghiệp);
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú;
- Công văn giới thiệu đi dự thi của thủ trưởng cơ quan quản lý nếu người dự thi đang làm việc tại cơ quan đơn vị, doanh nghiệp nhà nước hoặc ngoài nhà nước; (không áp dụng đối với thí sinh tự do).
- Bản sao có công chứng quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc hợp đồng dài hạn để chứng nhận thâm niên công tác hoặc giấy chứng nhận thâm niên công tác;
- Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng được miễn thi môn Ngoại ngữ (nếu có)
- Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có).
- Giấy chứng nhận sức khoẻ;
- Hai phong bì có dán tem ghi địa chỉ của người dự thi;
- ảnh mầu 4x6 (04 ảnh) có ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh ở
phía sau ảnh.
5. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký: đến ngày 04 tháng 04 năm 2008
- Các đối tượng ưu tiên phải hoàn tất thủ tục ưu tiên cùng với hồ sơ (mọi trường hợp có xác nhận ưu tiên sau khi thi đều không hợp lệ).
6. Thời gian ôn thi: Từ ngày 05/4/2008 đến ngày 05/5/2008
7. Thời gian thi tuyển:
- Các ngày 09; 10 và 11 tháng 5 năm 2008
8. Lệ phí:
- Lệ phí đăng ký dự thi: 50.000đ
- Lệ phí thi: 300.000đ/thí sinh
9. Địa chỉ liên hệ:
Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục, ĐHQGHN
Tầng 8 Nhà Điều hành ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (04) 7 549245 / 7 547625 (ext: 18); Fax: (04) 7 547111
E-mail: kdcl@vnu.edu.vn; tlanh@vnu.edu.vn; lananhtran78@yahoo.com
|