Tuyển sinh
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Tuyển sinh
Trường ĐH Kinh tế thông báo tuyển sinh Sau đại học năm 2009
Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN thông báo tuyển sinh sau đại học năm 2009 như sau:

 

 

 

 

 

 

1. Các ngành và môn thi tuyển:

1.1. Bậc thạc sĩ (cao học)

 

TT

Ngành

Các môn thi tuyển

Ngoại ngữ

Môn cơ bản

Môn cơ sở

1

Kinh tế Chính trị

Anh văn B

Triết học

Lịch sử Học thuyết kinh tế

2

Kinh tế Đối ngoại

Anh văn B

Toán kinh tế

Kinh tế học

 

Tài chính - Ngân hàng

Anh văn B

Toán kinh tế

Kinh tế học

4

Quản trị Kinh doanh

Anh văn B

Toán kinh tế

Quản trị học

 

1.2. Bậc tiến sĩ (nghiên cứu sinh)

 

TT

Ngành

Các môn thi tuyển

Ngoại ngữ

Đánh giá Hồ sơ chuyên môn

1

Kinh tế Chính trị

Anh văn C

2

Kinh tế Đối ngoại (dự kiến tuyển sinh đợt 1)

Anh văn C

3

Quản trị Kinh doanh (dự kiến tuyển sinh đợt 1)

Anh văn C

 

2. Thời gian thi tuyển:

2.1. Đợt 1: Thi vào các ngày 27, 28 tháng 2 và 01 tháng 3 năm 2009

2.2. Đợt 2: Thi vào các ngày 28, 29 và 30 tháng 8 năm 2009

3. Điều kiện dự thi:

3.1. Điều kiện dự thi tiến sĩ:

1.1.1.        Điều kiện về văn bằng và công trình đã công bố: Người dự thi cần thoả mãn một trong các điều kiện sau:

- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp hoặc gần chuyên ngành đăng ký dự thi.

- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành khác và có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi. Trường hợp này thí sinh phải có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi và phải theo chế độ đối với người chưa có bằng thạc sĩ.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng loại giỏi trở lên và có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng, loại khá và có ít nhất hai bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

Nội dung các bài báo phải phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi.

3.1.2. Điều kiện về thâm niên công tác: Người dự thi vào chương trình đào tạo tiến sĩ cần có ít nhất hai năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học), trừ trường hợp được chuyển tiếp sinh.

3.2. Điều kiện dự thi thạc sĩ:

3.2.1. Về văn bằng:

* Đối với ngành Kinh tế chính trị

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy ngành Kinh tế Chính trị hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Kinh tế chính trị.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành Kinh tế nhưng không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Kinh tế Chính trị được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức vớí chương trình gồm 05 môn (15 tín chỉ) theo danh mục kèm theo.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy các ngành khác thuộc nhóm ngành Kinh tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 09 môn (26 tín chỉ) theo danh mục kèm theo.

* Đối với ngành Kinh tế Đối ngoại

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy ngành Kinh tế Đối ngoại hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Kinh tế Đối ngoại (Kinh thế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế).

- Có bằng tốt nghiệp chính quy ngành Kinh tế nhưng không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Kinh tế Đối ngoại (Kinh thế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế) được dự thi sau khi đã đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức vớí chương trình gồm 05 môn (14 tín chỉ) theo danh mục kèm theo.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy các ngành khác thuộc nhóm ngành Kinh tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 09 môn (26 tín chỉ) theo danh mục kèm theo.

* Đối với ngành Tài chính - Ngân hàng

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy ngành Tài chính -Ngân hàng.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với ngành Tài chính -Ngân hàng, được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 09 môn (26 tín chỉ) theo danh mục kèm theo.

* Đối với ngành Quản trị Kinh doanh

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy ngành Quản trị Kinh doanh hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị Kinh doanh.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành Kinh tế nhưng không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị Kinh doanh được dự thi sau khi đã đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 05 môn (15 tín chỉ) theo danh mục kèm theo.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy các ngành khác thuộc nhóm ngành Kinh tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức vớí chương trình gồm 09 môn (27 tín chỉ) theo danh mục kèm theo.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy các ngành: Toán, Toán tin, Công nghệ thông tin, Tin học ứng dụng, Quốc tế học, Luật học, Du lịch, Khoa học chính trị, Giáo dục chính trị, Tiếng Anh thương mại và các ngành Kỹ thuật được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức vớí chương trình gồm 12 môn (34 tín chỉ) theo danh mục kèm theo.

3.2.2. Về thâm niên công tác:

- Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi.

- Những trường hợp còn lại phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày nhập học).

* Riêng đối tượng dự thi thạc sĩ Quản trị Kinh doanh có bằng tốt nghiệp đại học chính quy (kể cả loại khá trở lên) các ngành: Toán, Toán Tin, Công nghệ thông tin, Tin học ứng dụng, Quốc tế học, Luật học, Du lịch, Khoa học chính trị, Giáo dục chính trị, Tiếng anh thương mại và các ngành Kĩ thuật phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh.

3.2.3. Có đủ sức khoẻ học tập

3.2.4. Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của ĐHQGHN và của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

4. Thời gian đào tạo:

4.1. Đối với đào tạo tiến sĩ:

Thời gian đào tạo chuẩn là 3 năm (36 tháng) và thời hạn đào tạo tối đa là 6 năm (72 tháng) đối với người đã có bằng thạc sĩ. Đối với người chưa có bằng thạc sĩ thời gian đào tạo chuẩn là 4 năm (48 tháng) và thời hạn đào tạo tối đa là 7 năm (84 tháng).

4.2. Đối với đào tạo thạc sĩ:

Thời gian đào tạo chuẩn là 2 năm (24 tháng) và thời hạn đào tạo tối đa là 5 năm (60 tháng) của mỗi khóa đào tạo thạc sĩ.

(Học ngoài giờ hành chính)

·         Những thí sinh có một trong các điều kiện sau đây sẽ được miễn môn Ngoại ngữ:

- Có bằng đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở nước ngoài mà ngôn ngữ đã sử dụng trong học tập là tiếng Anh.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành tiếng Anh.

- Có chứng chỉ TOEFL (Institutional hoặc International) 400 điểm (hoặc tương đương) hoặc IELTS 4.5 điểm đối với người dự tuyển đào tạo bậc thạc sĩ. Có chứng chỉ TOEFL (Institutional hoặc International) 450 điểm (hoặc tương đương) hoặc IELTS 5.0 điểm đối với người dự tuyển đào tạo bậc tiến sĩ. Các chứng chỉ tiếng Anh này có giá trị trong 2 năm kể từ ngày dự thi lấy chứng chỉ.

- Có chứng chỉ Ngoại ngữ (Tiếng Anh) xác nhận trình độ dự tuyển đào tạo sau đại học ở ĐHQGHN còn giá trị tương ứng với bậc đào tạo đăng ký dự thi (trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày dự thi)

5. Chính sách ưu tiên: Thí sinh được ưu tiên trong tuyển sinh thuộc những đối tượng sau:

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

- Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động.

- Người thuộc dân tộc thiểu số.

-    Người đang công tác liên tục được hai năm trở lên tại các khu vực vùng cao, miền núi, hải đảo, vùng sâu, tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi.

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng thêm 10 điểm (thang điểm 100) cho môn ngoại ngữ và 1 điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng một lần ưu tiên (Các đối tượng ưu tiên phải có đủ giấy tờ minh chứng hợp lệ theo quy định của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn cùng với hồ sơ đăng ký dự thi).

6. Hồ sơ dự thi: Theo mẫu phát hành tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

7. Thời gian nhận hồ sơ:

Đợt 1: Từ: 25/12/2008 đến 15/01/2009

Đợt 2: Từ: 01/7/2009 đến 20/7/2009

8. Thời gian hướng dẫn ôn tập (học ngoài giờ hành chính)

Đợt 1: 9h00 ngày 04/01/2009

Đợt 2: 9h00 ngày 12/7/2009

Địa điểm: Phòng 406, Nhà E4, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, 144 Đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.

9. Học bổ túc kiến thức (dành cho người có bằng đại học không đúng với ngành đăng ký dự thi)

 * Thời gian nhận đơn xin học bổ túc kiến thức (theo mẫu phát hành tại trường):

- Đợt 1: Từ ngày 15/12/2008 đến 25/12/2008

- Đợt 2: Từ ngày 01/4/2009 đến 20/5/2009

* Thời gian học: (học ngoài giờ hành chính)

- Đợt 1: Từ 20/12/2008 đến 18/01/2009

- Đợt 2: Từ 23/5/2009 đến 10/7/2009

10. Đối tượng được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo:

- Học viên cao học và NCS phải nộp các khoản kinh phí: Học phí và Kinh phí hỗ trợ đào tạo.

- Học viên cao học và NCS là cán bộ, công chức thuộc cơ quan nhà nước, có quyết định của cơ quan cử đi học và trong chỉ tiêu có kinh phí của Nhà nước, được miễn đóng góp kinh phí hỗ trợ đào tạo (Việc xác định đối tượng cán bộ đi học được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo từ ngân sách nhà nước chỉ được thực thiện tại thời điểm nhận hồ sơ đăng ký dự thi)

Mọi chi tiết xin liên hệ: Phòng Đào tạo & NCKH, Trường Đại học kinh tế, ĐHQGHN, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội; Tel: 04.3754.7506 (máy lẻ 205, 325)

Website: www.economics.vnu.edu.vn, www.coe.edu.vn

 Trường ĐH Kinh tế - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   |