Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn này ở Việt Nam, Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng chương trình đào tạo sau đại học, chuyên ngành “Quản lý Hệ thống thông tin”, có tham khảo các chương trình tiên tiến trên thế giới và phối hợp với thực tiễn Việt Nam. Đây là một chuyên ngành đào tạo mới, thí điểm, trên cơ sở liên kết chặt chẽ giữa 3 đơn vị trong ĐHQG HN là Viện Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ và Trường Đại học Kinh tế. Chương trình đào tạo cân đối giữa hai khối kiến thức, có nội dung hiện đại về khoa học công nghệ thông tin và sát với thực tiễn Việt Nam về tổ chức quản lý, chắc chắn sẽ đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu trang bị kiến thức của các “Nhà quản lý hệ thống thông tin” tương lai.
Chuyên ngành đào tạo đã được Giám đốc ĐHQG HN phê duyệt và cho phép thực hiện bắt đầu từ năm học 2009.
1. THÔNG TIN VỀ CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH
- Tên chuyên ngành:
+ Tên tiếng Việt: Quản lý Hệ thống Thông tin
+ Tên tiếng Anh: Information Systems Management
- Tên ngành:
+ Tên tiếng Việt: Công nghệ Thông tin
+ Tên tiếng Anh: Information Technology
- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
+ Tên tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Công nghệ Thông tin
+ Tên tiếng Anh: Master in Information Technology
- Cơ quan cấp bằng: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các môn thi tuyển:
Môn thi cơ sở: Tin học cơ sở
Môn thi cơ bản: Toán học rời rạc
Môn thi ngoại ngữ: Tiếng Anh
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo các chuyên gia có hiểu biết toàn diện về Hệ thống thông tin (HTTT) trên các khía cạnh công nghệ, quản lý và kinh tế; có khả năng xây dựng chiến lược phát triển HTTT và quản lý việc phát triển, vận hành HTTT.
Các mục tiêu cụ thể
- Về kiến thức: Bổ sung và nâng cao các kiến thức về chuyên ngành Quản lý Hệ thống Thông tin (QL-HTTT) và kinh tế, đặc biệt là các kiến thức về quản lý tri thức, quản lý Hệ thống thông tin (HTTT), phân tích thiết kế HTTT, các kiến thức về Cơ sở dữ liệu (CSDL) và Cơ sở tri thức, kiến thức về an ninh và an toàn thông tin, kinh tế học.
- Về năng lực: Sau khi tốt nghiệp, các thạc sĩ chuyên ngành QL-HTTT có hiểu biết một cách hệ thống về các HTTT, quản lý kinh tế. Đặc biệt là các vấn đề về quản lý thông tin, quản lý tri thức; hiểu biết về các hệ thống phức tạp và các hệ phân tán; có năng lực nghiên cứu/xây dựng chiến lược phát triển HTTT, các giải pháp và các ứng dụng mang tính hệ thống.
- Về kỹ năng thực hành: Tăng cường các kỹ năng phân tích, thiết kế, triển khai và quản trị các HTTT và các Hệ quản trị CSDL, kỹ năng lập dự án và quản lý dự án, phân tích các dự án kinh tế. Có khả năng độc lập xây dựng và thiết kế các HTTT, đưa ra các giải pháp công nghệ trong các trường hợp ứng dụng. Có khả năng triển khai các công nghệ hiện đại.
- Về nghiên cứu: Học viên có khả năng tiếp tục nghiên cứu theo các hướng: quản lý tri thức, quản lý HTTT, phân tích thiết kế HTTT, phân tích dự báo các xu hướng phát triển kinh tế; tích hợp dữ liệu, dữ liệu đa phương tiện, khai phá dữ liệu và hệ hỗ trợ quyết định. Học viên có khả năng báo cáo, hoàn thành các bài báo khoa học, có khả năng tiếp tục nghiên cứu để trở thành các giảng viên, cán bộ khoa học theo định hướng nghiên cứu sau này.
2. ĐIỀU KIỆN DỰ THI
+ Có bằng tốt nghiệp Đại học các ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi: Công nghệ Thông tin (hoặc ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ Thông tin); Tin học, Toán - Tin, Toán – Tin ứng dụng, Sư phạm Tin học, Tin học quản lý, Tin học kinh tế.
+ Có bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi (ví dụ như Công nghệ Điện tử - Viễn thông (Điện tử), Toán học, …). Trong trường hợp này, các thí sinh phải tích lũy các môn học để có đủ kiến thức cơ bản theo học chuyên ngành Quản lý Hệ thống thông tin.
+ Các thí sinh tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi phải học bổ sung các môn học sau (nếu các môn học này chưa được học ở bậc đại học):
1. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
2. Hệ điều hành (Nguyên lý hệ điều hành)
3. Mạng máy tính (Nhập môn mạng máy tính)
4. Kỹ nghệ phần mềm (Công nghệ Phần mềm, Nhập môn Công nghệ Phần mềm)
5. Cơ sở dữ liệu (Nhập môn Cơ sở dữ liệu, Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu)
+ Các điều kiện khác về văn bằng và thâm niên công tác theo Quy chế đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG HN).
3. ThỜi gian THI, phát hành VÀ TIẾP NHẬN hỒ sơ đỢt 2
Thời gian thi: Các ngày 28, 29, 30 tháng 8 năm 2009
Thời gian phát hành hồ sơ: Từ ngày 18 tháng 05 đến ngày 10 tháng 07 năm 2009
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ ngày 01 tháng 06 đến ngày 15 tháng 07 năm 2009
4. HƯỚNG DẪN ĐỀ CƯƠNG VÀ HỌC BỔ TÚC KIẾN THỨC
Viện Công nghệ Thông tin sẽ tổ chức hướng dẫn đề cương môn thi và bổ túc kiến thức theo yêu cầu của thí sinh đăng ký phù hợp với các điều kiện và quy định hiện hành.
Mọi chi tiết xin liên hệ tại:
Phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo
Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội Phòng608 - E3, 144 Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Website: http://www.iti.vnu.edu.vn
Điện thoại: (04)-37547501, Fax: (04)-37547347
Ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh. Hầu như ở mọi cơ quan doanh nghiệp đều có các hệ thống thông tin máy tính, từ cỡ nhỏ gồm vài chục máy tính, nằm trong phạm vi một tòa nhà đến các hệ thống lớn phức tạp gồm hàng ngàn thiết bị trải trên phạm cả nước.
Chức danh “Nhà quản lý hệ thống thông tin” đòi hỏi tri thức tổng hợp, liên ngành, vừa phải có kiến thức về công nghệ, vừa phải có kỹ năng tổ chức và quản lý kinh tế. Một thực tế là những chuyên gia về công nghệ thông tin thì thường thiếu kỹ năng tổ chức quản lý; những chuyên gia về quản lý kinh tế thì thường ngại tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật rắc rối. Cần có một chương trình đào tạo mang tính liên ngành dành cho những người sẽ đảm nhiệm cương vị này. Nhiều trường đại học lớn trên thế giới đã có những chương trình sau đại học như thế, ví dụ như Đại học Canergie Melon; Đại học California, Berkeley; Đại học Illinois tại Springfield, Hoa Kỳ. Đại học Roehampton, Vương quốc Anh. Đại học Shu Te, Đài Loan ... |
|