Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Phương Mai
Tên đề tài luận án: Tư tưởng khoan dung và ý nghĩa hiện thời của nó

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương Mai                         
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 28 / 9 / 1982                                                                     
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 275/SĐH, ngày 09 tháng 11 năm 2005
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định về việc gia hạn thời gian đào tạo số 872/QĐ-SĐH, ngày 18 tháng 10 năm 2010 của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
7. Tên đề tài luận án: Tư tưởng khoan dung và ý nghĩa hiện thời của nó
8. Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS                          
9. Mã số: 62 22 80 05
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Đức: Viện Triết học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; PGS.TS Đỗ Thị Hòa Hới: Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án trình bày một cách có hệ thống sự phát triển nội hàm của tư tưởng khoan dung theo tiến trình lịch sử triết học. Tác giả khẳng định rằng, ở phương Tây, tư tưởng khoan dung có nội dung xuất phát từ khoan dung văn hóa, đến khoan dung tôn giáo, khoan dung chính trị và lại quay về với khoan dung văn hóa ở trình độ cao hơn để nâng cao giá trị con người, bảo đảm cho cuộc sống hòa bình. Ở phương Đông, tư tưởng khoan dung thấm nhuần trong triết học về con người, trong việc ổn định kỷ cương, trật tự xã hội bằng việc điều chỉnh hành vi đạo đức. Điểm hạn chế lớn nhất của tư tưởng khoan dung ở phương Đông là khoan dung mang tính mục đích cá nhân rõ rệt, mang tính chất một chiều từ người trên đối với người dưới.Mahatma Gandhi và Hồ Chí Minh thể hiện sự giao lưu và kết hợp ý nghĩa của tư tưởng khoan dung mạnh mẽ nhất từ trước đến lúc đó giữa phương Đông và phương Tây. Đến giai đoạn toàn cầu hóa, khoan dung được coi là một trong những tiền đề quan trọng cho vấn đề đối thoại và vấn đề đồng thuận. Riêng đối với Việt Nam, khoan dung sẽ định hướng việc giữ gìn bản sắc dân tộc, đặc trưng của quốc gia đồng thời tiếp biến những giá trị của nền văn minh nhân loại. Hơn nữa, chính việc thực hiện văn hóa khoan dung sẽ tạo điều kiện để phát triển con người về mọi mặt trong cuộc sống. Tinh thần khoan dung phải được xã hội hoá bằng giáo dục. Luận án khẳng định, thực hiện khoan dung là để phát triển đất nước, để xây dựng và phát triển xã hội.

Xem thông tin chi tiết.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :