Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trịnh Thị Anh Hoa
Tên đề tài luận án: “Quản lý công tác phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam”

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: TRỊNH THỊ ANH HOA     
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 19/09/1972                                                         
4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 197/SĐH, ngày 03/8/2004 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Được phép chỉnh sửa tên đề tài lần 1 thành: "Luận cứ khoa học và các giải pháp thực tiễn phổ cập giáo dục cho các vùng khó khăn của Việt Nam" theo Quyết định số 187/QĐ-ĐT ngày 25/12/2006 của chủ nhiệm Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Được gia hạn đào tạo 12 tháng theo Quyết định 151/QĐ-ĐT, ngày 30/12/2008 của chủ nhiệm khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Được trả về cơ quan công tác theo Quyết định số 425/QĐ-ĐT, ngày 30/12/2009 của Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Được phép chỉnh sửa tên đề tài lần 2 thành: "Quản lý công tác phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam" theo Quyết định số  486/QĐ-ĐT, ngày 4 tháng 10 năm 2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: “Quản lý công tác phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam
8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục                              
9. Mã số: 62 14 05 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Bá Lãm; PGS.TS Trần Khánh Đức
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
-  Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống, làm sáng tỏ một số vấn đề về phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc (phân biệt phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc, các tiêu chí của giáo dục bắt buộc), quản lý giáo dục, quản lý phổ cập giáo dục, và mô hình quản lý phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn.
-  Luận án nghiên cứu và xây dựng mô hình quản lý phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn theo mô hình quản lý mục tiêu (MBO). Mô hình quản lý này nhấn mạnh đến việc quản lý phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn theo 4 chức năng quản lý. Luận án đã phân tích rõ từng nội dung của mỗi chức năng quản lý trong công tác phổ cập giáo dục.
- Luận án phân tích rõ vai trò của phổ cập giáo dục, góp phần hình thành nhân cách con người, tạo lập nền tảng để đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và góp phần tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục cơ bản đối với mọi người dân trong xã hội.
- Luận án khẳng định có thể sử dụng công cụ toán học, tính xác suất Bayer để tìm ra những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến công tác phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn và chỉ ra được mức độ bền vững của công tác phổ cập giáo dục ở các địa phương.
-  Từ cơ sở lý luận, thực trạng và những khó khăn, luận án đã xây dựng hệ thống các giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục nhằm giúp các địa phương, đặc biệt là các địa phương khó khăn quản lý thực hiện phổ cập giáo dục có hiệu quả góp phân nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và phổ cập giáo dục bền vững.
-        Luận án đã tổ chức thử nghiệm một số nội dung giải pháp thực hiện phổ cập giáo dục cho các địa phương khó khăn ở miền núi phía Bắc.
-  Trong quá trình thực hiện luận án, “Nghiên cứu các biện pháp quản lý và tổ chức các hoạt động trường bán trú dân nuôi” đã được trao giải “Sáng kiến giáo dục năm 2007” của Dự án Giáo dục Tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, một số đề xuất và giải pháp của Luận án đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang sử dụng trong việc triển khai xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục có chất lượng đến năm 2015 cho các huyện.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
-  Kết quả nghiên cứu của luận án góp thêm phần vào việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn phổ cập giáo dục, quản lý phổ cập giáo dục.
-  Luận án có thể áp dụng để nâng cao chất lượng và hiệu quả phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn.
-  Luận án có thể được dùng làm tài liệu học tập, nghiên cứu cho những người đang hoạt động trong ngành giáo dục và các ngành khác có liên quan..

Xem thông tin chi tiết.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :