1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ NHƯ TRANG
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/05/1983
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 275/SĐH ngày 9 tháng 11 năm 2005 của Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định cho phép tạm ngừng học tập 06 tháng số 3410/QĐ-SĐH ngày 6 tháng 10 năm 2009 của ĐHQGHN ngày; Quyết đinh cho phép gia hạn học tập 01 năm số 424/QĐ-SĐH ngày 07 tháng 4 năm 2011 của Trường ĐHKHXH&NV.
7. Tên đề tài luận án: Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgakov
8. Chuyên ngành: Văn học Nga
9. Mã số: 62 22 30 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Gia Lâm
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Luận án xác lập những đặc điểm cơ bản, khái quát về thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại thế kỉ XX và chỉ ra những biểu hiện cụ thể của nó trong trường hợp Nghệ Nhân và Margarita, từ đó cho phép hình dung về sự phát triển của thể loại tiểu thuyết huyền thoại trong văn học Phương Tây thế kỉ XX nói chung và trong văn xuôi Nga nói riêng
11.2. Luận án chỉ ra các lớp “liên văn bản” trong Nghệ Nhân và Margrarita của M.Bulgakov và lí giải ý nghĩa của các lớp huyền thoại tồn tại trong tiểu thuyết này.
11.3. Khảo sát sự tương tác của tư duy huyền thoại và tư duy tiểu thuyết trong Nghệ Nhân và Margarita, luận án chỉ ra rằng các yếu tố không-thời gian, nhân vật, cốt truyện của tác phẩm bị chi phối bởi nguyên lí trò chơi. Không-thời gian được hình dung như là “thế giới chơi”, nhân vật tồn tại như những “người chơi” và cốt truyện giống như diễn tiến của trò chơi với hai hình thức trò chơi chính: carnaval-nghịch dị và liên văn bản.
11.4. Dưới tác động của tư duy huyền thoại, cấu trúc chủ thể trần thuật của Nghệ Nhân và Margarita kết hợp hai khuynh hướng: đồng nhất và đa dạng hóa các chủ thể trần thuật.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tế:
Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng để biên soạn giáo trình về lí thuyết và lịch sử văn học, về xu hướng phát triển của tiểu thuyết Nga hiện đại trong bối cảnh vận động chung của thể loại tiểu thuyết, về M.Bulgakov trong tiến trình văn học Nga thế kỉ XX.
|