Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Thanh Tâm
Tên đề tài luận án: Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ.

>>> English

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Tâm                  

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 12/01/1975                                                                       

4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2387/SĐH, ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định về việc thay đổi người hướng dẫn luận án tiến sĩ, số 773/QĐ-SĐH, ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; Điều chỉnh tên đề tài theo Quyết nghị của Hội đồng đánh giá luân án cấp cơ sở ngày 20/3/2012

7. Tên đề tài luận án: Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội               

9. Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm           

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Thụ

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:           

1. Trên cơ sở hệ thống hóa các nghiên cứu lý luận về trí tuệ cảm xúc (TTCX), luận án đã xây dựng khái niệm, mô hình cấu trúc trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ, gồm 4 nhánh năng lực với những biểu hiện cụ thể của nó: (1) Năng lực nhận biết, bày tỏ xúc cảm trong quá trình giao tiếp, (2) Năng lực sử dụng các xúc cảm để hỗ trợ, thúc đẩy tư duy nhằm tạo thuận lợi cho quá trình giao tiếp; (3) Năng lực thấu hiểu và biết phân tích các xúc cảm diễn ra trong giao tiếp; (4) Năng lực quản lý các xúc cảm nhằm đạt được mục đích giao tiếp của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Luận án đã làm rõ vai trò quan trọng của trí tuệ cảm xúc trong quá trình lãnh đạo, quản lý.

2. Bằng việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, luận án đã đánh giá thực trạng mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc trong giao tiếp công vụ của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và chỉ ra một số yếu tố hiện đang có ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ thông qua khảo sát, nghiên cứu thực tiễn tại Nghệ An.

3. Luận án đã chỉ ra  mối tương quan thuận chiều giữa TTCX trong giao tiếp và năng lực giao tiếp của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong hoạt động lãnh đạo, quản lý.

4. Luận án đã tiến hành thực nghiệm biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc trong giao tiếp công vụ cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở bao gồm: cung cấp kiến thức lý thuyết về TTCX, nâng cao nhận thức của họ về vai trò của yếu tố TTCX trong hoạt động lãnh đạo, quản lý và hướng dẫn cách thực hành rèn luyện kỹ năng nhận biết, sử dụng, phân tích và quản lý xúc cảm. Kết quả cho thấy những tác động thực nghiệm mà luận án đã thực hiện  là có hiệu quả.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các cơ sở đào tạo cán bộ có thể áp dụng các biện pháp mà luận án đã thực nghiệm để nâng cao TTCX trong giao tiếp công vụ cho cán bộ.

Xem thông tin chi tiết.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :