Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Hoàng Thu Hằng
Tên đề tài luận án: “Pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam”.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: HOÀNG THU HẰNG             

2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:    20/01/1970                                                      

4. Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2392/SĐH ngày 29/6/2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.

7. Tên đề tài luận án: “Pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam”.

8. Chuyên ngành: Luật kinh tế                                                   

9. Mã số: 62 38 50 01.

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy          

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

1) Tác giả của luận án tiếp tục phát triển và hoàn thiện thêm một bước cơ sở lí luận của pháp luật về hoạt động BHTG. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước đây về BHTG, Tác giả của luận án tiếp tục làm rõ bản chất kinh tế, bản chất pháp lí của hoạt động BHTG, so sánh giữa hoạt động BHTG và hoạt động BHTM,… Trên cơ sở đó, khái quát những đặc thù của hoạt động BHTG và pháp luật về hoạt động BHTG. Cụ thể, tính đặc thù của hoạt động BHTG thể hiện trên các khía cạnh như chủ thể thực hiện hoạt động BHTG là tổ chức tài chính “đặc biệt”; nội dung hoạt động BHTG không chỉ là nghiệp vụ BHTG thuần túy mà còn bao gồm các hoạt động kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG, tham gia quá trình thành lí tổ chức tham gia BHTG trong trường hợp tổ chức này bị chấm dứt hoạt động; mục đích của hoạt động BHTG nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách công của nhà nước trong lĩnh vực tài chính như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG, bảo đảm cho hoạt động tài chính, ngân hàng được ổn định,…

2) Tác giả của luận án xây dựng được hệ thống lí luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động BHTG. Pháp luật về hoạt động BHTG là công cụ để nhà nước bảo đảm thực hiện mục tiêu chính sách công trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Do đó, pháp luật về hoạt động BHTG có mối liên hệ chặt chẽ với các phương diện pháp luật khác, trong đó, có mối liên hệ chặt chẽ với pháp luật về tín dụng, ngân hàng.

3) Tác giả của luận án đánh giá một cách tổng thể, toàn diện về lí luận, và thực trạng của hệ thống pháp luật về hoạt động BHTG của Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu và tham chiếu những qui định pháp luật về hoạt động BHTG của một số nước, đưa ra những kinh nghiệm về hoàn thiện pháp luật về hoạt động BHTG ở Việt Nam.

4) Tác giả của luận án đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động BHTG ở Việt nam. Những đề xuất của Luận án được đưa ra trên cơ sở đánh giá mặt tích cực, hạn chế của hệ thống pháp luật về hoạt động BHTG của Việt Nam hiện nay, nghiên cứu tình hình kinh tế vĩ mô và tình hình hoạt động NH ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc pháp luật về hoạt động BHTG của một số nước trên thế giới.

Xem thông tin chi tiêt.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :