1. Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐẶNG THỊ THU HUYỀN
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/05/1976
4. Nơi sinh: Đà Nẵng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4150/SĐH ngày 15/7/2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.
7. Tên đề tài luận án: “Hoàn thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
8. Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật
9. Mã số: 60 38 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế
11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án
1) Luận án có cách tiếp cận mới về việc hoàn thiện pháp luật về nhà giáo trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế trên cơ sở vị trí, vai trò quan trọng của nhà giáo và các đặc trưng riêng của nghề dạy học; đã khái quát hóa yêu cầu tất yếu, khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về nhà giáo đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.
2) Luận án đưa ra khái niệm pháp luật về nhà giáo, phân tích các đặc điểm của pháp luật về nhà giáo, làm rõ vai trò của pháp luật về nhà giáo. Ngoài các vai trò chung, pháp luật về nhà giáo là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, thống nhất quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với nhà giáo, đồng thời tăng cường vai trò giám sát của xã hội đối với hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo.
3) Luận án xác định các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về nhà giáo bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Khái quát hóa các vấn đề gợi mở cho quá trình hoàn thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam trên cơ sở tham khảo pháp luật quốc tế về nhà giáo.
4) Luận án đã phản ánh quá trình phát triển của pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam; phản ánh thực trạng pháp luật về nhà giáo và thực tiễn thực hiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam hiện nay; hệ thống được những nội dung cơ bản của pháp luật về nhà giáo qua các giai đoạn phát triển; xác định được các ưu điểm cũng như các hạn chế, bất cập của pháp luật về nhà giáo, chỉ ra nguyên nhân để có giải pháp khắc phục hiệu quả.
5) Luận án nêu ra các quan điểm và hệ thống các nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhà giáo trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Luận án quan tâm nghiên cứu sâu các nhóm giải pháp hoạch định chính sách về nhà giáo; xây dựng Luật nhà giáo và Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhà giáo cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về nhà giáo... Các nhóm giải pháp đều nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất, minh bạch với kỹ thuật pháp lý cao nhằm phát huy vai trò của nhà giáo góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết.
|