1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 27/07/1967
4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2260/SĐH ngày 07/12/2006 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các hình thức thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: “Hành vi tìm kiếm thông tin của nhóm độc giả các tạp chí, bản tin của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Nghiên cứu trường hợp Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)”
8. Chuyên ngành: Xã hội học
9. Mã số: 62 31 30 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Hào Quang
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
1. Luận án hệ thống hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí cách mạng với những trích dẫn chuẩn xác; Nghiên cứu, lựa chọn những yếu tố hơp lý của các lý thuyết xã hội học vận dụng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề của luận án; Làm rõ những khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án;
2. Luận án khảo sát nhu cầu thông tin, hành vi tìm kiếm thông tin cho công việc của mình của các nhóm độc giả (xét tương quan nghề nghiệp, tương quan giới tính, tương quan độ tuổi) từ các chiều cạnh khác nhau: mức độ thường xuyên khai thác thông tin, nội dung thông tin được khai thác.
3. Phân tích, đánh giá khả năng các tạp chí, bản tin đáp ứng nhu cầu thông tin của các độc giả; những thành công và hạn chế và nguyên nhân dẫn đến thành công, hạn chế của các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện.
Kết quả phân tích cho thấy, đúng như giả thuyết đã nêu, các nhóm độc giả trong Học viện có nhu cầu cơ bản giống nhau, nhưng khác nhau về chất lượng và mức độ chuyên sâu về nội dung thông tin: Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ nghiên cứu giảng dạy có nhu cầu thông tin chuyên sâu; còn nhóm học viên có nhu cầu thông tin rộng về các nội dung thông tin.
Các tạp chí, bản tin khác nhau có tỷ lệ độc giả khai thác thông tin rất khác nhau, mức chênh lệch từ tạp chí được khai thác nhiều nhất so với bản tin được khai thác thấp nhất đến 8 lần, cho thấy có sự phân hóa rõ rệt về khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin cho độc giả của các tạp chí, bản tin.
Tỷ lệ độc giả tìm kiếm thông tin ở các tạp chí khá cao. Tất cả các tạp chí đều đáp ứng nhu cầu thông tin rộng nhưng không sâu của học viên. Cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có nhu cầu thông tin chuyên sâu hơn, mới chỉ thường xuyên khai thác thông tin từ Tạp chí lý luận chính trị, Tạp chí Lịch sử Đảng. Tỷ lệ độc giả khai thác thông tin từ các bản tin thấp. Chỉ ba bản tin được độc giả khai thác ở mức trung bình. Các bản tin còn lại có tỷ lệ độc giả khai thác thông tin ít, thậm chí rất ít.
Luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tạp chí, bản tin: (1) Cần rà soát tổng thể các tạp chí, bản tin, quy hoạch lại hệ thống tạp chí, bản tin của Học viện. (2) Xây dựng chiến lược tổng thể về công tác thông tin làm căn cứ quan trọng để hoạch định chính sách thông tin của Học viện. (3) Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ lãnh đạo, quản lý của tạp chí, bản tin. (4) Học viện cần có sự chỉ đạo thống nhất, có sự liên kết hoạt động giữa các tạp chí, bản tin.
Xem thông tin chi tiết.
|