Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Vũ Ngọc Lương

1 . Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Ngọc Lương

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 09/11/1977                                       

4. Nơi sinh: Lào Cai

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4152/QĐ - SĐH, ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định số 596/QĐ-SĐH, ngày 11 tháng 07 năm 2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc bổ sung người hướng dẫn luận án tiến sĩ;

- Quyết định số 736 QĐ/SĐH, ngày 24 tháng 04 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc điều chỉnh phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài.

7. Tên đề tài luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1986 đến năm 2006.

8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                     

9. Mã số: 62 22 56 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trình Mưu; PGS.TS Ngô Đăng Tri

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Từ cách tiếp cận đa chiều bức tranh về báo chí và hoạt động báo chí những năm trước đổi mới, Luận án làm rõ  diện mạo báo chí Việt Namcông tác báo chí của Đảng thời kỳ trước đổi mới (1986),  chỉ rõ những yêu cầu đặt ra đối với sự lãnh đạo của Đảng khi bước vào công cuộc đổi mới, từ đó góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần thiết phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới.

- Làm rõ tầm quan trọng của công tác báo chí và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo từ quan điểm, chủ trương, biện pháp cơ bản thể hiện trong việc định hướng tư tưởng chính trị và nội dung, qua sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng hệ thống báo chí, xây dựng hệ thống pháp luật về báo chí...; trên cơ sở đó, phục dựng lại một cách khách quan, chân thực diễn trình lịch sử sự lãnh đạo công tác báo chí của Đảng từ năm 1986 đến năm 2006.

- Từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, Luận án đã góp phần hệ thống hóa quan điểm, chủ trương của Đảng đối với công tác báo chí qua hai chặng đường với những nhiệm vụ chính trị cụ thể, trên ba nội dung cơ bản thể hiện sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng đối với công tác báo chí từ năm 1986 đến năm 2006.

- Từ thực tiễn lịch sử sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, luận án đã  nhận diện một cách khách quan những kết quả đạt được và những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo công tác báo chí của Đảng, từ đó luận giải nguyên nhân về những ưu điểm, khiếm khuyết, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm về quá trình lãnh đạo công tác báo chí của Đảng từ năm 1986 đến năm 2006.

-  Luận án cung cấp những luận cứ có cơ sở khoa học  khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quan trọng quyết định đảm bảo cho báo chí hoàn thành được trọng trách với tôn chỉ, mục đích đã xác định, mà còn đảm bảo cho chính sự hiệu quả của báo chí đối với xã hội, đối với sự phát triển nội tại của báo chí, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế hiện nay.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

-  Nội dung của Luận án góp phần làm phong phú, sinh động bức tranh của Lịch sử Đảng trong hai thập kỷ đầu của công cuộc đổi mới, không chỉ lãnh đạo phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng... mà còn thể hiện sự lãnh đạo của Đảng trên một phương diện đa chiều, nhiều thách thức, liên quan trực tiếp đến rất nhiều lĩnh vực và không kém phần quan trọng trong thành quả của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

- Những đánh giá, nhận xét khách quan về thành công, hạn chế khiếm khuyết và những kinh nghiệm được đúc kết từ quá trình lãnh đạo công tác báo chí của Đảng, sẽ đóng góp cơ sở lịch sử quan trọng cho quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện về công tác báo chí của Đảng trong thời gian tới.

- Kết quả của Luận án  là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan, đơn vị,cá nhân, các công trình nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử báo chí và công tác báo chí của Đảng nói riêng và công tác tư tưởng, lý luận của Đảng nói chung.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Đi sâu tìm hiểu về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí qua khảo sát thực tế trong từng loại hình báo chí cụ thể (báo hình, báo viết, báo nói, báo điện tử) trong công cuộc đổi mới với những mốc lịch sử quan trọng của các loại hình, để từ đó có những luận cứ khoa học đầy đủ góp phần nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về sự lãnh đạo của Đảng đố với báo chí trong bối cảnh lịch sử mới. 

- Tiếp tục nghiên cứu tổng kết cả lý luận và thực tiễn sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí trong nhiệm kỳ khóa X (từ năm 2006 đến năm 2011), để nắm bắt được sự phát triển liên tục của hệ thống báo chí, đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những kết quả đạt được, những hạn chế khiếm khuyết mà công tác báo chí cần tổng kết.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Vũ Ngọc Lương (2008), “Đảng lãnh đạo báo chí trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị (3), tr.9-12.

- Vũ Ngọc Lương (2008), “Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý báo chí trong tiến trình đổi mới, hội nhập”, Tạp chí Lịch sử Đảng (5), tr.69-71.

- Hoàng Thị Điều - Vũ Ngọc Lương (2009), “Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới”, Tạp chí Lý luận chính trị (2), tr.3-5.

- Vũ Ngọc Lương (2012), “Hoạt động báo chí ở nước ta - thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Lịch sử Đảng (12), tr.54-57.

- Vũ Ngọc Lương (2013), “Lãnh đạo, quản lý báo chí trong xu thế toàn cầu hóa - Những vấn đề đặt ra”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức và triển vọng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, tr.82-87.

 Tân Ngọc - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :