Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Tên đề tài luận án: Các phái bộ Anh đến Việt Nam trong bối cảnh xâm nhập của Anh vào Đông Á (thế kỷ XVII – nửa đầu XIX)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/03/1973                                                              

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2387/SĐH ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: quyết định  tạm ngừng học tập số 720/QĐ-ĐT ngày 12/3/2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Các phái bộ Anh đến Việt Nam trong bối cảnh xâm nhập của Anh vào Đông Á (thế kỷ XVII – nửa đầu XIX)

8. Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới                                  

9. Mã số: 62 22 50 05

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Kim

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên ở Việt Nam về mối quan hệ tiếp xúc Anh - Việt Nam trong các thế kỷ XVII-XIX. Trên cơ sở khai thác các nguồn tư liệu trong nước, quốc tế và cách tiếp cận đa chiều, luận án đặt ra, giải quyết những luận đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn; nêu rõ mục tiêu, động lực cơ bản thôi thúc Anh và các nước phương Tây xâm nhập vào Việt Nam - Đông Á cùng sự chuyển biến của các mối quan hệ từ tính chất thương mại, kinh tế sang tính chất ngoại giao, chính trị. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những toan tính của EIC khi tìm đến cũng như những thay đổi trong cách thức xâm nhập và xác lập vị trí ở Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời, để làm rõ những toan tính của EIC và chính quyền Anh, luận án đã đặt thị trường Việt Nam trong so sánh lợi thế với các thị trường tiềm năng và giàu có khác của Đông Á.

 Cùng với những nội dung nêu trên, luận án cố gắng trình bày và nghiên cứu một cách hệ thống chính sách và thế ứng đối của các chính thể quân chủ Việt Nam để luận giải những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Anh trong sự điều chỉnh là lựa chọn ưu tiên của Anh với các thị trường Đông Á khác. Mong rằng, luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo, nghiên cứu của những người học sử, làm sử và quan tâm đến các vấn đề quan hệ quốc tế đặc biệt là việc nghiên cứu mối quan hệ của Việt Nam với một số quốc gia Đông Á và các cường quốc phương Tây. Với những kết quả đạt được, luận án sẽ góp thêm những nguồn tư liệu mới; cách nhìn, hướng tiếp cận và một số luận giải mới trong nghiên cứu lịch sử quan hệ hai nước Anh - Việt Nam thế kỷ XVII-XIX.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học.

- Những nghiên cứu về lịch sử bang giao Anh - Việt Nam thông qua các phái bộ Anh đến Việt Nam thế kỷ XVII-XIX góp phần thúc đẩy trong thực tế mối quan hệ Việt Nam – Anh hiện nay, nhất là trong bối cảnh đại sứ quán Anh đang tìm cách thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu lịch sử và văn hóa nhằm phục vụ cho các vấn đề hợp tác của hai nước.

- Góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách tham khảo một vấn đề trong quá khứ để hoạch định tốt chính sách đối ngoại hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

- Lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây thời Cận đại.

- Lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam – Anh từ năm 1973 - nay

 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

·         Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2005), “Tiếp xúc thương mại Việt - Anh thế kỷ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu (6), tr.61-69.

·         Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2012), “Mưu đồ phương Đông của Anh trong thế kỷ XVI”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu (7), tr.44-53

·         Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2013), “Viễn Đông trong chiến lược của Công ty Đông Ấn Anh từ năm 1623 -1684”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu (6), tr.47-59.

·         Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2014), “Về cách thức xâm nhập vào Việt Nam của Anh thế kỷ XVII - nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu (4), tr.69-79.

·         Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2014), Các phái bộ Anh đến Việt Nam thế kỷ XVIII- XIX, Đề tài cấp cơ sở, mã số CS.2013.14, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.

 Tân Ngọc - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :