1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ CHÂU LOAN
2. Giới tính: Nữ
2. Ngày sinh: 02/01/1968
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 4152/QĐ-SĐH ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ số 924a/QĐ-SĐH ngày 06/5/2014 của Hiệu trưởng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Triết học chính trị J.J. Rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt nam hiện nay
8. Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS
9. Mã số: 62 22 80 05
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Hữu Toàn và TS. Lưu Minh Văn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
Luận án này là công trình nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống đầu tiên ở Việt Nam về triết học chính trị Rousseau ở phương diện ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Luận án phân tích một cách khái quát những điều kiện và tiền đề ra đời các tư tưởng triết học chính trị Rousseau.
Luận án phân tích một cách có hệ thống những tư tưởng cơ bản của triết học chính trị Rousseau, đặc biệt thông qua các văn bản không chỉ trong tác phẩm của ông đã dịch ra tiếng Việt như Bàn về khế ước xã hội, mà còn trong các tác phẩm khác của ông chưa được dịch ra tiếng Việt như Luận về sự bất bình đẳng, Luận về khoa học và nghệ thuật, Về kinh tế chính trị. Luận án phân tích và hệ thống hóa các tư tưởng triết học chính trị Rousseau ở cả hai phương diện: (1) Những tư tưởng nền tảng không thể thiếu của nhà nước pháp quyền như về bất bình đẳng xã hội, về con người và các quyền tự nhiên của con người, về ý chí chung, chủ quyền tối cao, khế ước xã hội; (2) Tư tưởng về nhà nước pháp quyền với tính cách là thiết chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người, trong đó có tư tưởng về phương thức tổ chức và phân chia các quyền lực nhà nước và tư tưởng về sự phân định và kiểm soát các quyền lực nhà nước.
Luận án đánh giá một số giá trị, hạn chế và ảnh hưởng cơ bản của triết học chính trị Rousseau, từ đó phân tích ý nghĩa của triết học chính trị Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở bối cảnh lịch sử và các điều kiện đặc thù của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và những người quan tâm đến lịch sử triết học phương Tây nói chung, triết học chính trị và học thuyết chính trị Khai sáng Pháp nói riêng.
- Là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền trên thế giới và Việt Nam.
- Là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách liên quan đến xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng hiến pháp và các bộ luật, đến nguyên tắc tổ chức quốc hội, chính phủ và các cơ quan tư pháp ở Việt Nam
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
- Triết học chính trị Rousseau và những ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị phương Tây đương đại.
- Tư tưởng chính trị Khai sáng Pháp
- Cơ sở lý luận cho thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
1. Nguyễn Thị Châu Loan (2007), Một số nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị của Rútxô trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, Đề tài nghiên cứu cấp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Mã số T.07.04.
2. Nguyễn Thị Châu Loan (2007), “Chủ nghĩa duy lý phê phán của K.R. Popper: Một số vấn đề phương pháp luận của triết học chính trị và học thuyết chính trị”, Kỷ yếu hội thảo Quốc tế: Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 165-176.
3. Nguyễn Thị Châu Loan (2012), “Điều gì tác động đến sự phát triển trí tuệ con người”, Tạp chí Truyền thống và phát triển (1), tr. 48-49.
4. Nguyễn Thị Châu Loan (2012), “Gi.Gi.Rútxô với vấn đề con người”, Tạp chí Triết học (8), tr. 80-88.
5. Nguyễn Thị Châu Loan (2013), “Quan niệm của J.J. Rousseau về nhà nước pháp quyền trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Nhà nước pháp quyền - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 221- 233.
6. Nguyễn Thị Châu Loan (2013), “Quan niệm của J. J. Rousseau về tôn giáo và văn hóa”, Tôn giáo và văn hóa: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 259 – 268.
7. Nguyễn Thị Châu Loan (2014), “Quan niệm của J.J. Rousseau về bất bình đẳng xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Phát triển con người: Thành tựu, vấn đề và các xu hướng, Viện Nghiên cứu Con người, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tr. 101-114.
|