1. Họ và tên nghiên cứu sinh: KEOVONGSACK Somdeth
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 16/08/1978
4. Nơi sinh: Tỉnh Xây Nha Bu Ly, Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3390/QĐ-ĐT, ngày16 tháng 11 năm 2011 của Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận án: So sánh pháp luật của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
8. Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
9. Mã số: 62 38 50 07
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Huy Cương; TS. Nguyễn Thị Quế Anh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án có một số đóng góp mới cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Lào, cụ thể như:
- Nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Lào, từ đó chỉ ra những nguyên nhân hạn chế trong lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Lào.
- So sánh, đối chiếu các quy định pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Lào với các quy định pháp luật quốc tế quan trọng, các quy định pháp luật của một số quốc gia, đặc biệt nhất là pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, từ đó chỉ ra tính đầy đủ và hiệu quả cần đạt được đối với Lào trong thời gian tới.
- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, cũng như công tác xây dựng hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Lào nhằm đảm bảo tính đầy đủ và hiệu quả theo yêu cầu của pháp luật quốc tế và khu vực.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận án có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói riêng và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Lào nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Lào. Ngoài ra, luận án còn góp phần cho các doanh nghiệp hiểu biết thêm về tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình. Luận án còn góp phần không nhỏ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của tác giả sau này.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và làm tài liệu tham khảo trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Lào trong tương lai.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Kế thừa, nối tiếp kết quả của các công trình nghiên cứu đã được công bố ở nước ngoài, Việt Nam và Lào đề thống nhất nhận thức lý luận về nhãn hiệu hàng hóa, lý luận về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và lý luận pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa;
- Nghiên cứu về thực trạng quy định của pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Lào trên cơ sở so sánh với pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam, từ đó chỉ ra những ưu, nhược điểm trong việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Lào trong điều kiện hiện nay.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa áp dụng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Lào dưới sự chú ý kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam đạt được trong điều kiện hiện nay.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Somdeth Keovongsack (2012), “Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Dân chủ và Pháp Luật, Số tháng 5 (242);
[2] Somdeth Keovongsack (2014), “Kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Dân chủ và Pháp Luật; Số tháng 2 (263).
|