Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Hoàng Thị Ngọc Điểm
Tên đề tài luận án: TV news in English and Vietnamese (Phân tích bản tin truyền hình tiếng Anh và tiếng Việt)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:  Hoàng Thị Ngọc Điểm   

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/06/1981                               

4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3739/ QĐ-SĐH ngày 03 tháng 11 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Ra hạn thêm 01 năm từ tháng 11/2012 đến tháng 11/ 2013 và tạm ngừng học tập đến tháng 5/2014.

7. Tên đề tài luận án: TV news in English and Vietnamese (Phân tích bản tin truyền hình tiếng Anh và tiếng Việt)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh

9. Mã số: 62 22 15 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  TS. Hà Cẩm Tâm; PGS. TS. Trần Xuân Điệp

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án tập trung so sánh và đối chiếu bản tin truyền hình tiếng Anh và tiếng Việt từ góc độ tri nhận bằng phương pháp phân tích khối liệu. Dữ liệu chủ yếu là nguồn bản tin từ hai kênh BBC World News và kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam. Khung nghiên cứu dựa trên các lý thuyết về không gian tinh thần, hợp nhất ý niệm và lý thuyết Hình-Nền. Kết quả phân tích cho thấy một số sự khác biệt lớn giữa bản tin của hai ngôn ngữ. Ở bản tin tiếng Anh, sự kiện được kể lại với các thông tin cập nhật, chi tiết mang nhiều dữ kiện, con số và được tường thuật trực tiếp từ nhiều nguồn tin tin phóng viên, phóng viên hiện trường, phóng viên thường trú, nhân chứng, v.v... Trong khi đó, bản tin tiếng Việt tập trung mô tả hậu quả của sự việc. Thông tin không chỉ đơn thuần tường thuật lại sự kiện mà còn bao gồm lời khuyên, dự đoán, đánh giá của phóng viên và biên tập viên. Hay nói cách khác, các tin tức được mô tả với thái độ chủ quan hơn, gắn với cảm xúc và sự chịu đựng của con người. Tóm lại, nội dung bản tin tiếng Anh nhìn chung khách quan hơn, ít phụ thuộc vào cá nhân người đưa tin, bản tin tiếng Việt chứa đựng nhiều thông tin, sắc thái chủ quan của người đưa tin.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả của luận án có khả năng ứng dụng nhiều trong giảng dạy các môn ngữ nghĩa, ngữ dụng, giao tiếp giao văn hóa, dịch thuật và thiết kế tài liệu giảng dạy tiếng Anh. Ngoài ra, đề tài cũng mang lại một hướng tiếp cận mới là ngôn ngữ học tri nhận đối với bản tin truyền hình, đóng góp các mô hình phân tích ngôn ngữ học tri nhận khi so sánh đối chiếu ngôn ngữ bản tin tiếng Anh và tiếng Việt.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Đề tài có thể được nghiên cứu rộng hơn từ các lý thuyết khác của ngôn ngữ học tri trận để có được bức tranh toàn cảnh của ngôn ngữ bản tin tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra, liên quan đến bản tin truyền hình, các yếu tố như cử chỉ, điệu bộ, không gian, tư thế của biên tập viên hay những yếu tố phi ngôn từ khác xuất hiện trong bản tin cũng mang nhiều khác biệt văn hóa. Cần có một nghiên cứu khác để nghiên cứu những vẫn để này.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

* Tạp chí khoa học

1. Hoang, Thi Ngoc Diem (2014). Cognitive Differences between English and Vietnamese TV news - Authentic Materials for Language Teaching. In Proceeding of The 5th Engaging with Vietnam - An interdisciplinary Dialogue Conference: Integrating Knowledge: The Multiple Ways of Knowing Vietnam. Thainguyen University Publishing House. ISBN 978-604915143-9.

2. Hoàng Thị Ngọc Điểm. (2012). Không gian tâm lý trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ. Số 6/2012. ISSN 0866-7519.

3. Hoàng Thị Ngọc Điểm. (2012). Khai thác khối liệu ngôn ngữ trong dạy và học tiếng Anh. Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2011. Hội ngôn ngữ học Việt Nam.

4. Hoang, Thi Ngoc Diem. (2012). Making News: A Successful Example of Project-Based Learning. Language Education in Asia, Volume 3, Issue 1, 2012. ISSN 1838- 7365.

* Sách, giáo trình:

Hoàng Thị Ngọc Điểm. (2012). Thực Hành Dịch BBC. NXB Đại học TháiNguyên.

Hoang, Thi Ngoc Diem. (2009). Chapter 5: Magazine as project-based learning. In S. Rilling & M. Dantas-Whitney (Eds.), TESOL Classroom Practice Series: Authenticity in the Classroom and Beyond: Adult Learners (pp. 37-45). Alexandria, VA: TESOL, Inc.

* Đề tài KH&CN:

Đề tại Khoa học & Công nghệ cấp Đại học “Nghiên cứu sự khác biệt văn hoá giữa bản tin tiếng Anh và tiếng Việt để ứng dụng trong việc dạy và học ngoại ngữ”. Mã số ĐH2011-09-04. Thời gian thực hiện 2011-2012.

 Ngọc Quý - VNU - ULIS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :