Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Kim Thị Thúy Ngọc
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam

English

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Kim Thị Thúy Ngọc                                   

2. Giới tính:  Nữ

3. Ngày sinh:  10/11/1973                                                                      

4. Nơi sinh:  Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh của Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội số 3678/QĐ-ĐT, ngày 28 tháng 10 năm 2009.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không thay đổi

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam

8. Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững.   

9. Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh và TS. Hoàng Văn Thắng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

-     Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận, các cách tiếp cận và các công cụ hỗ trợ quá trình lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam;

-     Luận án đã áp dụng các cách tiếp cận khác nhau như phân tích định tính, định lượng, lập bản đồ không gian và lượng giá dịch vụ hệ sinh thái để hỗ trợ lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn vào các chính sách tại Cà Mau (như quy hoạch sử dụng đất, chi trả dịch vụ môi trường, các chính sách liên quan đến đầu tư cho rừng ngập mặn);

-     Luận án đã đề xuất cách tiếp cận và quy trình lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước tại Việt Nam dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận và nghiên cứu thử nghiệm tại Cà Mau

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho cơ quan hoạch định chính sách ở trung ương và địa phương trong việc lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn ĐNN, góp phần quản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái của ĐNN

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

-     Các nghiên cứu của luận án là cơ sở để lồng ghép dịch vụ HST vào công tác quản lý và bảo tồn ĐNN. Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế, luận án mới tập trung nghiên cứu thử nghiệm cho RNM, một trong những loại ĐNN ven biển đặc trưng với tính đa dạng cao. Việc thử nghiệm cho các loại hình ĐNN khác trong thời gian tới là rất cần thiết để có thể nhân rộng hơn nữa các kết quả của luận án.

-     Xem xét việc áp dụng phân tích không gian và lượng giá HST để đánh giá các kịch bản phát triển khác nhau trong tương lai, từ đó có những biện pháp quản lý thích hợp liên quan đến công tác quản lý và bảo tồn ĐNN tại Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.     Kim Thị Thúy Ngọc (2011), "Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước vào quá trình lập kế hoạch phát triển: Phương pháp và cách tiếp cận", Hội thảo khoa học quốc gia Đất ngập nước và Biến đổi khí hậu, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học-Kỹ thuật, tr. 215-231.

2.     Kim Thị Thúy Ngọc (2012), "Lồng ghép cách tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái trong các chính sách và chiến lược về biến đổi khí hậu", Hội thảo khoa học quốc gia Nâng cao sức chống chịu trước biến đổi khí hậu. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hạ Long, Nhà xuất bản Khoa học-Kỹ thuật, tr. 113-127.

3.     Kim Thi Thuy Ngoc (2012), "Mainstreaming of Wetland Ecosystem Services in Policy Planning Process-Case of Viet Nam". International Conference on Greater Mekong Subregion (GMS) 2020: Balancing Economic Growth and Environmental Sustainability. Asian Development Bank (ADB), pp. 312-320.

4.     Kim Thị Thúy Ngọc (2013), "Lồng ghép cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái trong biến đổi khí hậu", Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (5), tr. 31-32.

5.     Kim Thị Thúy Ngọc và Trần Trung Kiên (2013), "Một số kết quả ban đầu về xây dựng bản đồ không gian các dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn tại Cà Mau", Tạp chí Môi trường, (12), tr. 61-64.

6.     Kim Thị Thúy Ngọc và Nguyễn Văn Tài (2013), "Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quá trình ra quyết định: Phương pháp và cách tiếp cận cho Cà Mau". Diễn đàn “Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa vì sự phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 5”. Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên, Cà Mau, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, tr. 177-187.

7.     Kim Thị Thúy Ngọc (2014), “Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước tại Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, (6), tr.24-25.

8.     Kim Thị Thúy Ngọc (2014), “Vai trò của vốn tự nhiên trong thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng xanh”, Tạp chí Môi trường, (9), tr.48-49.

 Ngọc Tân - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :