Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Tiến Dũng
Tên đề tài luận án: “Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông theo quan điểm nhà trường hiệu quả”.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:  NGUYỄN TIẾN DŨNG          

2. Giới tính:  Nam

3. Ngày sinh:  01 tháng 01 năm 1976                                         

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4156/QĐ-SĐH ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Giám đốc ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Chỉnh sửa tên đề tài lần 1 tại Quyết định số 897/QĐ-ĐT, ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

- Chỉnh sửa tên đề tài lần 2 (sau cuộc họp góp ý dự thảo luận án tiến sĩ cấp bộ môn) tại Quyết định số 775/QĐ-ĐT, ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

7. Tên đề tài luận án: “Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông theo quan điểm nhà trường hiệu quả”.

8. Chuyên ngành: Quản lí giáo dục                                 

9. Mã số: 62 14 05 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS.NGƯT Nguyễn Thị Mỹ Lộc, PGS.TS. Nguyễn Văn Lê  

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT theo tiếp cận mới: theo quan điểm nhà trường hiệu quả - Một mô hình quản lý theo quan điểm nhân văn, hiện đại, hiệu quả và trách nhiệm xã hội. Luận án cũng đã hệ thống hoá những khái niệm có liên quan đến nội dung nghiên cứu đồng thời đã đề xuất bộ tiêu chí phù hợp và làm rõ những đặc trưng phẩm chất năng lực của ĐNGV theo quan điểm nhà trường hiệu quả. Luận án đã góp phần hoàn thiện lý luận về thành tố đội ngũ giáo viên của một nhà trường hiệu quả. Đặc điểm của tính hiệu quả của các nhà trường hiện nay.

Luận án đã làm rõ được sự khác biệt của phát triển đội ngũ giáo viên theo quan điểm nhà trường hiệu quả với phát triển đội ngũ giáo viên theo quan điểm của nhà trường truyền thống. Bộ tiêu chí Luận án đề xuất có thể bổ sung vào bộ chuẩn đánh giá giáo viên THPT làm căn cứ để đánh giá đội ngũ giáo viên THPT và vận dụng vào phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo quan điểm nhà trường hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở để giáo viên THPT tự đánh giá, tự hoàn thiện đồng thời giúp cho cán bộ QLGD có cách nhìn mới và có cơ sở thực tiễn để đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông nước ta trong giai đoạn mới.

Luận án đã đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông theo quan điểm nhà trường hiệu quả và tiến hành thử nghiệm biện pháp 3 và biện pháp 6. Các biện pháp đã được thử nghiệm đều chứng minh tính phù hợp, tính tác dụng và tính hiệu quả. Kết quả thử nghiệm cho thấy những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được chứng minh, tính phù hợp, tính tác dụng, tính hiệu quả được đánh giá rất cao, có thể khẳng định về tính hiện thực và tính khả thi cao. Đồng thời khuyến nghị với các cơ quan quản lý giáo dục về cơ chế và chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ giáo viên THPT nước ta trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để giáo viên THPT tự đánh giá, tự hoàn thiện đồng thời giúp cho cán bộ QLGD có cách nhìn mới và có cơ sở thực tiễn để đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông nước ta  trong giai đoạn mới.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

 Xây dựng bộ tiêu chuẩn cho người giáo viên- nhà quản lý trong nhà trường hiệu quả.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Tiến Dũng (2008),Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, Tạp chí Giáo dục số 184, trang 57- 59.

2. Nguyễn Tiến Dũng (2012),Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán đầu đàn, yếu tố quyết định để xây dựng nhà trường hiệu quả”, Tạp chí Giáo dục số 294, trang 1- 3.

3. Nguyễn Tiến Dũng (2014),Nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông, yếu tố then chốt để xây dựng nhà trường hiệu quả”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội số 34+35, trang 48-52.

4. Nguyễn Tiến Dũng (2014), “Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà trường hiệu quả ở Nam Định”, Tạp chí Quản lý Giáo dục số 54, trang 41-46.

5. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Tiến Dũng (2014), “Người giáo viên – nhà quản lý trong trường học hiệu quả”, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 109, trang 46, 47 và 64.

>>>>> Xem thông tin bản tiếng Anh.

 Thủy Lê - VNU - UED
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   |